Bạch tuộc sống ở đâu? Đặc điểm cấu tạo của bạch tuộc

Bạch tuộc là một loài động vật thông minh thuộc lớp thân mềm. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm được Bạch tuộc sống ở đâu? Đặc điểm cấu tạo của bạch tuộc như nào?

Bạch tuộc sống ở đâu? Đặc điểm cấu tạo và sinh sản của bạch tuộc


1. Bạch tuộc là con gì?

Bạch tuộc là một loại động vật không xương sống với thân ngắn, mềm, hình ôvan (oval), thuộc bộ Octopoda sống dưới đáy biển. Có khoảng 299 đến 300 loài bạch tuộc.

2. Bạch tuộc sống ở đâu?

Một số loài bạch tuộc sống ở đáy biển và ven bờ đẻ ra ít trứng lớn hơn, chứa ấu trùng phát triển cao hơn. Hàng trăm nghìn trứng nhỏ được đẻ ra bắt đầu cuộc sống như sinh vật phù du , về cơ bản là sống trong đám mây sinh vật phù du. Nếu không bị cá voi đi ngang qua ăn, ấu trùng bạch tuộc sẽ ăn giáp xác chân chèo, cua ấu trùng và sao biển ấu trùng, cho đến khi chúng phát triển đủ để chìm xuống đáy đại dương. 

3. Đặc điểm cấu tạo của bạch tuộc


Bạch tuộc về cơ bản là một loài động vật thân mềm không có vỏ nhưng có tám cánh tay và ba trái tim. Đối với động vật chân đầu, các nhà sinh vật học biển rất cẩn thận khi phân biệt giữa "cánh tay" và "xúc tu". Nếu cấu trúc động vật không xương sống có giác hút dọc theo toàn bộ chiều dài, thì nó được gọi là cánh tay; nếu nó chỉ có giác hút ở đầu, thì nó được gọi là xúc tu. Theo tiêu chuẩn này, hầu hết các loài bạch tuộc có tám cánh tay và không có xúc tu, trong khi hai loài chân đầu khác, mực nang và mực ống, có tám cánh tay và hai xúc tu.

Tất cả các loài động vật có xương sống đều có một trái tim, nhưng bạch tuộc được trang bị ba trái tim: một trái tim bơm máu qua cơ thể của động vật chân đầu (bao gồm cả các cánh tay), và hai trái tim bơm máu qua mang, các cơ quan cho phép bạch tuộc thở dưới nước bằng cách thu thập oxy. Và còn một điểm khác biệt quan trọng nữa: Thành phần chính của máu bạch tuộc là hemocyanin, kết hợp các nguyên tử đồng, thay vì hemoglobin, kết hợp các nguyên tử sắt. Đây là lý do tại sao máu bạch tuộc có màu xanh lam thay vì màu đỏ.

Bạch tuộc là loài động vật biển duy nhất, ngoài cá voi và chân màng , thể hiện kỹ năng giải quyết vấn đề và nhận dạng mẫu thô sơ. Nhưng bất kể loại trí thông minh nào mà loài chân đầu này sở hữu, thì nó cũng khác với trí thông minh của con người, có lẽ gần giống với loài mèo hơn. Hai phần ba số nơ-ron thần kinh của bạch tuộc nằm dọc theo chiều dài của các cánh tay của nó, chứ không phải não của nó, và không có bằng chứng thuyết phục nào cho thấy những loài động vật không xương sống này có khả năng giao tiếp với những loài khác cùng loài. Tuy nhiên, có một lý do khiến rất nhiều tác phẩm khoa học viễn tưởng (như cuốn sách và bộ phim "Arrival") có sự xuất hiện của người ngoài hành tinh được mô phỏng một cách mơ hồ theo loài bạch tuộc.

Da bạch tuộc được bao phủ bởi ba loại tế bào da chuyên biệt có thể nhanh chóng thay đổi màu sắc, độ phản chiếu và độ mờ đục, cho phép loài động vật không xương sống này dễ dàng hòa nhập với môi trường xung quanh. "Tế bào sắc tố" chịu trách nhiệm tạo ra các màu đỏ, cam, vàng, nâu và đen; "tế bào leucophore" bắt chước màu trắng; và "tế bào iridophore" phản chiếu, và do đó rất phù hợp để ngụy trang. Nhờ kho tế bào này, một số loài bạch tuộc có thể khiến bản thân không thể phân biệt được với rong biển.

4. Đặc điểm sinh sản của bạch tuộc

Nếu không tính đến loài người, bạch tuộc là một trong những sinh vật thông minh nhất hành tinh, thậm chí vượt qua cả cá heo và tinh tinh. Cộng thêm khả năng biến đổi màu da theo môi trường một cách tài tình, bạch tuộc đã luôn là chủ đề nghiên cứu hết sức thú vị đối với khoa học.

Có điều, ít ai biết rằng loài vật này đang ẩn chứa một bí mật có phần đáng sợ, liên quan đến quá trình sinh sản của chúng.

Chuyện là bạch tuộc có quy trình sinh nở hết sức cực đoan. Sau khi đẻ trứng, chúng tự bỏ đói bản thân và chết đi ngay ở thời điểm trứng nở - tất cả là để bảo vệ tổ trứng. Bạn đời của chúng cũng chung số phận, chết ngay từ lúc giao phối do bị bạch tuộc cái tấn công và ăn thịt.

Trong môi trường nuôi nhốt, quá trình này còn bị đẩy nhanh hơn. Một số bạch tuộc cái còn tự xé xác, hoặc tự gặm nát xúc tu của bản thân.

Nhưng tại sao lại phải cực đoan đến như thế? Câu trả lời chỉ mới được tìm ra bởi các chuyên gia từ Khoa Y ĐH Chicago. Họ đã xác định được cơ chế sinh học đằng sau câu chuyện này. Cụ thể, các thí nghiệm về di truyền đã chỉ ra rằng mọi chuyện đến từ bộ phận giống như tuyến yên ở người, nhưng ở trên cơ thể của bạch tuộc.



Trứng của bạch tuộc.

Trên thực tế thì từ năm 1977, chuyên gia sinh học Jerome Wodinsky từ ĐH Brandeis (Mỹ) đã chứng minh rằng nếu loại bỏ dây thần kinh thị giác của bạch tuộc cái sẽ khiến chúng từ bỏ tổ trứng, tiếp tục đi săn, và thậm chí là tìm cách kết đôi trở lại.

Tuyến yên được đặt ngay dưới các dây thần kinh thị giác, nên loại bỏ thị giác cũng đồng nghĩa với loại tuyến yên. Và với nghiên cứu lần này, các chuyên gia đã sử dụng công cụ hiện đại hơn để xác định chính xác đâu là tín hiệu gây nên cơ chế này.

"Chúng tôi đang muốn đưa những nghiên cứu về bạch tuộc đến với thế kỷ 21" - trích lời trưởng nhóm nghiên cứu Z. Yan Wang.

"Thực sự rất phấn khích, vì đây là lần đầu tiên chúng ta có thể xác định được cơ chế gây ra các hành vi cực đoan của bạch tuộc, mà theo tôi thì đó là mục tiêu chung của các nhà nghiên cứu về khoa học thần kinh".



Khi đẻ trứng, chúng làm mọi cách để ở lại trông tổ, không đi bất kỳ đâu.

Vào năm 2015, nhóm nghiên cứu đã giải mã thành công bộ gene của bạch tuộc, nên lần này họ quyết định tìm hiểu về quá trình sinh sản của chúng trong môi trường nuôi nhốt.

Về cơ bản, bạch tuộc cái khi chưa kết đôi là những kẻ săn mồi thượng thừa. Nhưng khi đẻ trứng, chúng làm mọi cách để ở lại trông tổ, không đi bất kỳ đâu. Sau khoảng 4 ngày, bạch tuộc không ăn gì nữa, sức khỏe của chúng sẽ cũng giảm xuống.

Đến ngày thứ 8, mọi thứ trở nên cực đoan hơn. Chúng rời tổ nhưng không phải để đi săn, mà liên tục lao đầu vào thành bể. Da của chúng cũng nhợt nhạt hơn vì không đủ dưỡng chất, trong khi cơ bắp thì teo tóp.

"Quả thực trông rất kinh khủng khi quan sát trong phòng thí nghiệm. Một hành vi quá sức kỳ lạ" - Wang cho biết.

Nhóm nghiên cứu đã thu thập các tuyến thị giác của bạch tuộc trong từng giai đoạn để phân tích ARN. Kết quả cho thấy những con bạch tuộc chưa kết đôi có nồng độ neuropeptide rất cao. Còn sau đó, nồng độ ấy giảm xuống thảm hại.

Neuropeptide là protein dùng để giao tiếp giữa các neuron thần kinh. Đồng thời, loại gene sản sinh catecholamine - một dạng chất truyền dẫn thần kinh có liên quan đến hệ trao đổi chất - thì lại tăng đột biến. Theo các chuyên gia, có thể chính 2 yếu tố này đã khiến bạch tuộc không còn muốn tốn năng lượng đi tìm con mồi nữa.

Đó là cơ chế gây ra hành vi sinh sản cực đoan của bạch tuộc. Vậy còn mục đích thì sao?

Về điều này thì khoa học vẫn chưa có câu trả lời chính xác. Nhưng theo Wang, đây có thể là một cơ chế tiến hóa khá thú vị, nhằm ngăn không cho chính bản thân bạch tuộc ăn thịt con của chúng (bạch tuộc là một trong những loài có hành vi săn đồng loại). Và nếu đứng ở phương diện này, hành vi của bạch tuộc có thể cũng không quá đen tối như chúng ta tưởng.

"Con người sẽ thấy hành động này cực đoan, vì chúng ta sinh sản nhiều hơn 1 lần trong đời. Nhưng với những loài sống chỉ để lưu truyền bộ gene, thì mọi chuyện trở nên hết sức bình thường".


Treend dây Thế giới động vật đã giới thiệu Bạch tuộc sống ở đâu? Đặc điểm cấu tạo và sinh sản của bạch tuộc. Comment ngay ý kiến nhé!

Post a Comment

أحدث أقدم