Khá nhiều người thắc mắc rằng Nhện có xương sống không và có phải mang bụng bầu không? Nhện nhịn ăn uống được bao lâu? Dưới đây là giải đáp của THế giới động vật dành cho các bạn.
1. Nhện có xương sống không?
Nhện nằm trong ngành động vật chân khớp cùng với bọ ve, bọ cạp… Nhện không có xương sống, không có hàm, cơ thể chia làm hai phần và sở hữu 8 chân.
2. Nhện có phải mang bụng bầu không?
Nhện vốn là nỗi ám ảnh của nhiều người bởi loài vật này có ngoại hình không mấy thân thiện. Dù là nhện nhà hay nhện độc thì chúng cũng "mang tiếng" xấu xí đáng sợ. Chỉ riêng bộ chân lông lá và 8 con mắt cũng đủ khiến chị em lăn đùng ra ngất rồi! Vậy mà mẹ thiên nhiên còn tạo ra một loài nhện sở hữu ngoại hình hết sức "đồng bóng". Đó là giống nhện bầu sừng quỷ bé chỉ bằng đầu móng tay, với bộ sưu tập sắc màu rực rỡ như lễ hội carnival vậy!
Có bầu nhưng không phải sản phụ, được mệnh danh là sinh vật đến từ địa ngục nhưng loài nhện này lại hoàn toàn vô hại với con người - Ảnh 1.
Mặc dù có vẻ ngoài đáng sợ nhưng loài nhện sừng quỷ này không hề độc. Chúng cũng không phải là mối đe dọa đối với con người. Ngược lại nhiều người cảm thấy cặp "sừng bò" của chúng trông khá cute!
Nhện bầu sừng quỷ - "kiệt tác" nghệ thuật của tạo hóa
Nhện bầu sừng quỷ là một thành viên của "gia tộc" nhện Araneidae có số lượng khổng lồ trên khắp hành tinh. Chúng có kích thước khá nhỏ, đường kính thân trung bình chỉ khoảng 3cm. Song chúng lại sở hữu cặp sừng khổng lồ như võ sĩ giác đấu
Theo tài liệu nghiên cứu có tên "Mạng nhện sớm từ Kỷ Phấn trắng và con mồi của chúng" do một nhóm tác giả nước ngoài công bố năm 2006, có thể nhện bầu sừng quỷ là một trong những "thợ dệt" cổ đại xuất hiện từ hơn 100 triệu năm trước. Thậm chí chúng được cho là tuyệt chủng tận... 3 lần, sau đó lại tái sinh ngoạn mục.
Đến bây giờ thì nhện sừng quỷ không còn hiếm nữa, nhưng vẫn là sinh vật độc đáo khiến giới khoa học mê mẩn. Sở dĩ gọi chúng là nhện bầu vì cách dệt lưới đặc biệt theo hình vòng tròn. Nó giống như "con dấu" riêng của gia tộc Araneidae vậy.
Có bầu nhưng không phải sản phụ, được mệnh danh là sinh vật đến từ địa ngục nhưng loài nhện này lại hoàn toàn vô hại với con người - Ảnh 2.
Và đây là những chiếc lưới tròn mong manh nhưng đầy lợi hại.
Chúng còn được gọi là nhện ngôi sao, hoặc nhện dệt lưng gai do chiếc "mai" lởm chởm khá ấn tượng. Gai to nhất nằm đối xứng ở giữa lưng, còn lại nhỏ hơn mọc xòe ra như chân cua. Có lẽ đây là loài nhện có lắm "nghệ danh" nhất quả đất! Nhện sừng quỷ phân bố ở khắp các châu lục. Nào là Singapore, phía đông Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Myanmar, Sri Lanka, Ấn Độ, châu Mỹ, Úc...
Nhện bầu sừng quỷ có khá nhiều hình dạng. Một số có sừng khổng lồ, một số được bao phủ bởi những chiếc gai nhỏ. Một số có màu sẫm, một số có màu sặc sỡ nhưng tất cả đều khá kỳ dị! Chỉ cần nhìn một lần thôi là bạn sẽ thấy "rùng mình" vì quá ấn tượng.
Lớp vỏ cứng bên ngoài bảo vệ lũ nhện sừng quỷ khỏi vết đốt của kẻ thù và những con mồi đang vật lộn. Chẳng hạn như ong bắp cày. Những con nhện này cong lưng về phía kẻ thù để phòng vệ bằng đống gai nhọn hoắt. Những chiếc gai cũng khiến lũ chim săn mồi khó tóm lấy. Lỡ bị nuốt thì kẻ thù cũng phải "nhè" nhện sừng quỷ ra ngay nếu không muốn chết vì nghẹn. Sinh vật tí hon này còn có vũ khí bí mật là một loại hóa chất bốc mùi khiến hầu hết kẻ địch phải rút lui ngay.
Ở Úc, nhện bầu sừng quỷ là những "chiến sĩ" xuất sắc trong việc tiêu diệt côn trùng. Còn ở Mỹ, có thể tìm thấy chúng như "trang sức" điểm tô cho các bồn hoa hoặc những bức tường mọc đầy dây leo. Chúng là những gã làm vườn chăm chỉ với vô số mạng nhện dệt hoa văn giăng khắp nơi. Những cái lưới "tàng hình" ấy khá tinh vi, khiến côn trùng và ong bay qua dễ mắc vào.
Có bầu nhưng không phải sản phụ, được mệnh danh là sinh vật đến từ địa ngục nhưng loài nhện này lại hoàn toàn vô hại với con người - Ảnh 4.
Một đàn nhện bầu sừng quỷ đang chăm chỉ dệt tơ vắt qua những chiếc lá.
Có bầu nhưng không phải sản phụ, được mệnh danh là sinh vật đến từ địa ngục nhưng loài nhện này lại hoàn toàn vô hại với con người - Ảnh 5.
Tên "thích khách" nhỏ bé treo cặp sừng khổng lồ giữa không trung.
Khi con mồi dính vào mạng, "sát thủ" tí hon sẽ cảm nhận được qua rung động. Nó lao ra tiêm nọc và dịch tiêu hóa bằng những chiếc răng nanh nhỏ xíu khiến nạn nhân tê liệt. Sau đó nó dùng chính tơ mạng của mình cuộn mồi lại như cái kén. Và chúng không thèm đi ngủ, hì hục dệt cái mới luôn để hôm sau lại "bẫy" mồi. À có lẽ vì vậy nên nhện bầu sừng quỷ được tiếng là lũ "ngủ ngày cày đêm"!
Vết cắn của những gã tí hon nhiều chân này hoàn toàn vô hại với người. Tuy nhiên đám gai của chúng có thể chọc thủng da bạn và gây đau đớn. Hãy cẩn thận nếu bạn nhìn thấy vài cái gai sặc sỡ nhô ra từ trong bụi nhé!
3. Nhện nhịn ăn uống được bao lâu?
Nhện không cần ăn thường xuyên và có thể sống sót trong nhiều tuần mà không cần thức ăn.
Tuy nhiên, nếu thức ăn (côn trùng) dồi dào, nhện sẽ ăn thường xuyên.
Nhện lấy độ ẩm cần thiết từ thức ăn, nhưng chúng có xu hướng tụ tập gần nguồn nước vì nơi đó thu hút con mồi.
Có lẽ bạn đã quen thuộc với mạng nhện, thứ mà loài nhện dùng để bắt côn trùng về ăn.
Các nhà sinh vật học nghiên cứu về nhện cũng phát hiện ra rằng nhện tiêu thụ lượng thức ăn bằng khoảng 10 phần trăm trọng lượng cơ thể của chúng mỗi ngày.
Điều này tương đương với việc một người đàn ông nặng 200 pound ăn 20 pound thịt mỗi ngày.
Ngược lại, phải cần khoảng 2.000 pound nhện mới có thể tiêu thụ một người đàn ông nặng 200 pound trong một ngày.
Trên đây Thế giới động vật đã giải đáp Nhện có xương sống không và có phải mang bụng bầu không? Nhện nhịn ăn uống được bao lâu? Comment ngay ý kiến nhé!
إرسال تعليق