Rết là loại động vật phân ngành nhiều chân ngành chân khớp. Vậy Rết căn có mấy dấu răng? Các loài rết độc ở Việt Nam và trên thế giới như nào?
1. Rết cắn có mấydấu răng?
Khi thấy nguy cơ bị đe dọa, con rất sẽ dùng đầu nhọn của chân châm gần đầu đâm xuyên qua da người đồng thời truyền nọc độc. Vết rết cắn sẽ màu đỏ, nhìn như hình chữ V.
Sau khi bị rết cắn, nạn nhân sẽ cảm thấy rất đau, khi vừa cắn xong là cảm giác đau nhói, sau đó là cảm giác đau nóng do sưng, đỏ tại vị trí vết cắn và xung quanh vết cắn.
Tại vị trí rết cắn có thể bị chảy máu tuy nhiên lượng máu chảy thường không nhiều.
Người bị rết cắn cũng cảm nhận được cảm giác tê ngứa, đau nhức hoặc nóng rát.
Tại vết rết cắn có nhiễm trùng cục bộ thậm chí là hoại tử.
Có thể bị sưng hạch bạch huyết gần vết rết cắn nhất.
2. Các loài rết độc ở Việt Nam
Mẫu vật được ghi nhận bởi nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga tại VQG Tà Đùng, tỉnh Đắk Nông trong đợt khảo sát vào tháng 5 năm 2022. Chiều dài cơ thể là 24 cm (tính cả râu và chân cuối là 32 cm). Chiều rộng của các đốt thân trung bình 1,6 cm, lớn nhất đạt 1,8 cm. Toàn thân có màu nâu đậm hoặc đen, với cặp râu màu vàng nhạt, các đôi chân màu cam đỏ (ảnh). Cho đến nay, đây có thể là mẫu vật rết lớn nhất được ghi nhận ở Việt Nam.
Hình ảnh loài rết Scolopendra cataracta tại thực địa.
Scolopendra cataracta là một trong những loài rết mới được phát hiện và mô tả vào năm 2016 bởi Siriwut, nhà khoa học người Thái Lan. Các mô tả dựa trên bốn mẫu vật, trong đó có một mẫu vật của Việt Nam được thu thập vào năm 1928, mẫu này đang được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Vương quốc Anh. Tất cả mẫu vật mô tả trước đây đều chỉ ra chiều dài cơ thể của loài dưới 20 cm. Đến nay, loài này chỉ ghi nhận ở Việt Nam, Thái Lan và Lào.
Một trong những đặc điểm độc đáo của loài Scolopendra cataracta là lớp vỏ ngoài của nó gần như không thấm nước. Chính nhờ đặc điểm này mà chúng vừa thích nghi với đời sống trên cạn, vừa sống dưới nước (lưỡng cư). Sự thích nghi này phản ánh qua đặc điểm là chúng có thể di chuyển nhanh chóng trong nước cũng như trên cạn. Điều này cho phép chúng có khả năng săn mồi và tránh được những kẻ săn mồi trên mặt đất cũng như trong môi trường nước.
Hiện nay, các loài rết lớn thuộc giống Scolopendra nói chung và loài S. cataracta nói riêng ở Việt Nam bị săn bắt khá phổ biến để phục vụ cho các nhu cầu làm thuốc, sinh vật cảnh hoặc làm thức ăn cho các loài động vật nuôi. Điều này có thể đã và đang dẫn đến sự suy giảm đáng kể số lượng của các loài này. Việc ghi nhận lại các mẫu vật loài S. cataracta là tín hiệu tốt làm tăng thêm các nỗ lực trong việc bảo tồn đa dạng sinh học nói chung, đa dạng sinh học nhóm động vật không xương sống nói riêng ở Việt Nam.
Đặc điểm chiều dài thân, râu và đầu, chiều rộng thân của mẫu Scolopendra cataracta được chụp trong phòng thí nghiệm.
Lớp Rết còn gọi là lớp chân Môi (Chilopoda), phân ngành Nhiều chân (Myriapoda), ngành Chân khớp (Arthropoda). Đa số các loài rết là động vật ăn thịt, chúng là nhóm động vật không xương sống ăn thịt có kích thước cơ thể lớn nhất trên cạn, vì vậy chúng có vai trò không thể thay thế trong hệ sinh thái. Rết là một mắt xích quan trọng trong chuỗi thức ăn của hệ sinh thái cạn, giúp duy trì sự ổn định và cân bằng sinh thái của hệ thống tự nhiên. Rết còn là thiên địch của một số loài côn trùng gây hại như mối, ấu trùng cánh cứng… Trong hoạt động sống của mình, rết tham gia vào chu trình sinh địa hóa, giúp phân giải các chất hữu cơ và tuần hoàn vật chất… Bên cạnh đó, nọc độc của rết có những giá trị trong y dược, được dùng để chữa một số loại bệnh theo y học dân gian.
Trong khuôn khổ thực hiện đề tài thuộc kế hoạch nghiên cứu khoa học do Ủy ban phối hợp về Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga phê duyệt, mã số E-1.2, nhóm nghiên cứu đã phát hiện và mô tả một loài mới thuộc giống Scolopocryptops tại Vườn quốc gia (VQG) Hoàng Liên. VQG Hoàng Liên là một trong những khu rừng đặc dụng quan trọng của Việt Nam, bao gồm các hệ sinh thái rừng trên núi cao thuộc dãy Hoàng Liên, trong đó có đỉnh Fansipan cao 3.143 m, là “nóc nhà” của Đông Dương. Kiểu hệ sinh thái rừng á nhiệt đới núi cao với hệ động, thực vật phong phú và đa dạng, có nhiều loài quý, hiếm có giá trị bảo tồn cao ở khu vực và toàn cầu.
Loài rết mới được nhóm tác giả đặt tên khoa học là Scolopocryptops hoanglieni, danh pháp loài được đặt theo địa điểm ghi nhận. Các mẫu vật thu thập được ở độ cao trên 1.600 m so với mặt nước biển. Chiều dài cơ thể 35 mm và chiều rộng đốt thân lớn nhất 2,7 mm (ảnh), đây là loài có cơ thể mảnh hơn khá nhiều so với các loài còn lại của giống Scolopocryptops. Điểm chú ý, trên tấm lưng của loài mới này có một rãnh dọc lớn ở chính giữa và là dấu hiệu đặc trưng của loài.
Cho đến nay, Việt Nam đã ghi nhận được 71 loài rết thuộc 27 giống, 13 họ, 4 bộ. Các nghiên cứu về rết ở Việt Nam cho thấy còn chưa nhiều, kết quả chưa phản ánh được đầy đủ, thậm chí còn rất nhỏ so với tiềm năng. Bên cạnh đó, các công bố về rết chủ yếu được thực hiện bởi những tác giả nước ngoài. Chính vì vậy, khu hệ rết ở Việt Nam được nhận định là còn rất nhiều loài chưa được ghi nhận và mô tả.
Hình ảnh loài rết mới Scolopocryptops hoanglieni.
A, B - Tấm đầu và tấm trước đầu; C, D - Tấm lưng; E - Các đốt thân nhìn từ mặt bên (Thang đo: 1 mm).
Việc nghiên cứu đa dạng loài rết nói riêng và đa dạng sinh học nói chung thực sự có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học của Việt Nam. Kết quả này trước hết là góp phần bổ sung thông tin về tài nguyên sinh vật quốc gia, sau đó là phục vụ trực tiếp cho các công tác giám sát sinh học, bảo tồn loài cũng như đánh giá khả năng thích nghi của các loài đối với những biến đổi của môi trường, trong đó có biến đổi khí hậu.
Nguồn tài liệu: Son X. Le, Arkady A. Schileyko, Anh D. Nguyen (2023). A review of Vietnamese Scolopocryptops Newport, 1844 (Chilopoda: Scolopendromorpha), with a description of S. hoanglieni n. sp. and the updated generic list of species. Zootaxa 5228(4): 441-447.
3. Các loài rết độc trên thế giới
Một loài rết độc hiếm gặp đã được phát hiện lần đầu tiên ở Nottinghamshire.
Scutigera coleoptrata, thường được gọi là Rết nhà, được tìm thấy tại nhà của Tiến sĩ Richard Jones, học giả tại Đại học Leicester.
Tiến sĩ Jones, sống tại Upton, gần Newark-on-Trent, đã phát hiện ra con bọ trong phòng tắm ở tầng dưới của mình.
Đại học Leicester cho biết vết cắn của chúng không gây tử vong cho con người và được mô tả giống như vết ong đốt.
Kể từ khi phát hiện vào ngày 11 tháng 1, Tiến sĩ Jones đã chính thức xác định loài rết này với Nhóm chân đều và chân nhiều của Anh, báo cáo với Nottinghamshire Wildlife Trust và thêm vào cơ sở dữ liệu quốc gia của Trung tâm Sinh thái và Thủy văn Vương quốc Anh.
Tiến sĩ Richard Jones House CentipedeTiến sĩ Richard Jones
Tiến sĩ Jones cho biết ông vẫn đang tiếp tục theo dõi hành vi của con rết
Đại học Leicester cho biết Rết nhà là loài rết di chuyển nhanh nhất thế giới và là loài săn mồi côn trùng và nhện hung dữ.
Loài cây này có nguồn gốc từ Địa Trung Hải và đã lan rộng khắp châu Âu, châu Á, Bắc Mỹ và Úc nhưng vẫn cực kỳ hiếm ở Vương quốc Anh.
Trường đại học cho biết họ hiểu rằng có ít hơn 50 lần nhìn thấy được xác nhận kể từ năm 1883 nhưng con số này đang tăng lên với 10 lần nhìn thấy mới được xác minh vào năm 2023.
Tiến sĩ Jones, một giáo sư lịch sử, cho biết: "Tôi thực sự khuyến khích mọi người chú ý đến những điều bất thường và báo cáo những phát hiện của mình.
"Có một số chuyên gia thông minh sẵn sàng giúp đỡ và xác nhận danh tính.
"Những cuộc chạm trán như thế này là lời nhắc nhở rằng chúng ta nên mong đợi điều bất ngờ khi thế giới nóng lên. Con rết này đã thực sự mang điều đó đến với tôi."
Tiến sĩ Jones cho biết người bạn cùng nhà mới của ông vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật và ông đang tận dụng mọi cơ hội để quan sát hành vi của nó.
Rết khổng lồ thuộc chi Scolopendra là loài động vật không xương sống có nọc độc phân bố rộng rãi ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Nọc độc của chúng chủ yếu được tiêm bằng một cặp chân trước đã biến đổi chứ không phải bằng hàm. Người ta cũng báo cáo rằng những móng vuốt sắc nhọn ở cuối chân của chúng có thể đâm thủng da, cho phép chất độc xâm nhập vào cơ thể nạn nhân. Rết là họ hàng gần nhất còn sống của côn trùng.
Không giống như nọc nhện, nọc rết được nghiên cứu tương đối ít, do đó, dữ liệu định lượng về hiệu lực chính xác của nọc độc rết là rất ít. Trong số những loài được nghiên cứu nhiều nhất là Scolopendra subspinipes ; một nghiên cứu được công bố trên PNAS năm 2018 cho thấy một trong những loài rết này (có trọng lượng cơ thể là 3 g) có thể làm bất động một con chuột nặng 45 g trong vòng 30 giây.
Có lẽ loài nguy hiểm nhất đối với con người nói riêng là loài rết khổng lồ Amazon ( S. gigantea ) ở Nam Mỹ và Caribe, vì nó không chỉ là loài rết lớn nhất (dài tới 26 cm/10 in) mà còn là loài săn mồi chuyên biệt đối với dơi. Vì nó săn bắt động vật có xương sống, trong khi hầu hết các loài rết khác ăn động vật không xương sống khác, nên nọc độc của nó có thể mạnh hơn nhiều đối với con người. Tuy nhiên, vì nó rất hiếm và sống trong các hang động xa xôi, không có vết cắn nào được ghi nhận nên mức độ độc tính của nó vẫn chưa được xác nhận.
Trên đây Thế giới động vật đã giới thiệu Rết cắn có mấy dấu răng? Các loài rết độc ở Việt Nam và trên thế giới. Comment ngay ý kiến nhé!
إرسال تعليق