Khá nhiều người đang tìm kiếm câu trả lời cho Con sao biển có biết bơi không và có độc không? Dưới đây là giải đáp của Thế giới động vật dành cho các bạn.
1. Cấu tạo của sao biển
Sao biển có hình dạng cơ bản là hình ngôi sao và phần lớn là có 5 cánh, có đường kính từ 12-24cm, có một số loài nhỏ hơn 2 cm. Sao biển có da gai với cơ thể bao gồm một đĩa trung tâm và các cánh tỏa tròn, Có một miệng ở mặt sau, hậu môn ở trung tâm của đĩa. Đây là loài thuộc lớp không xương sống.
Xem thêm: Sao biển có mấy chân? có não không?
2. Con sao biển có biết bơi không?
Theo nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy con sao biển là một loài không biết bơi.
Vậy sao biển di chuyển bằng cách nào? Nhờ những cánh tay khỏe khoắn, loài động vật không xương sống này di chuyển bằng cách lướt dưới đáy biển hoặc trên các rạn san hô. Các ống trong cánh tay sẽ bắn nước để tạo lực đẩy giúp cho cơ thể di chuyển. Ngoài ra, sao biển cũng tận dụng các dòng nước và sóng biển để di chuyển.
Để thay đổi hướng trong quá trình di chuyển, sao biển tận dụng lực đẩy nước trong ống của một số cánh tay trên cơ thể. Một trong các xúc tu sẽ được lựa chọn để định hướng đi, các tay còn lại sẽ đẩy có thể đi về hướng đó.
Do đó, nếu sao biển muốn đổi hướng di chuyển thì nó chỉ cần dùng một xúc tu để xác định hướng đi và điều khiển các xúc tu còn lại đẩy cơ thể theo hướng phù hợp.
3. Con sao biển có có độc không?
iệc bắt sao biển để chụp ảnh “sống ảo” là sở thích của không ít du khách. Ít ai biết rằng hành động đưa sao biển lên khỏi mặt nước không chỉ giết chết loài này mà còn góp phần hủy hoại môi trường.
Đừng chạm vào sao biển
Sống ảo chết thật!
Mới đây trên nhiều diễn đàn du lịch, câu chuyện một du khách đăng tải bức ảnh sao biển chết khô do bị đưa lên bờ để chụp ảnh “sống ảo” ở Rạch Vẹm, Phú Quốc đã thu hút nhiều sự quan tâm.
Đa số các bình luận là phẫn nộ bởi hành động thiếu hiểu biết của một số bạn trẻ đã dẫn đến cái chết không đáng có của loài sinh vật biển vốn là biểu trưng của vùng biển này.
Việc bắt sao biển lên bờ đã trở thành “thói quen” của một số du khách. Trên các trang mạng, nhiều tài khoản liên tục chia sẻ những tấm hình check-in của cả những người nổi tiếng dùng sao biển làm công cụ sống ảo mà không biết rằng chỉ cần rời khỏi mặt nước tầm vài chục giây, sao biển sẽ chết ngay.
GS.TS Đỗ Công Thung, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Tài nguyên và Môi trường biển cho biết, sao biển thở bằng các chân ống và các nốt nhú (các hạt nhỏ li ti rải khắp mình). Các chân ống và các nốt nhú này được trang bị một lớp mô rất mỏng, cho phép các loại khí đi qua dễ dàng, dù là hít vào oxy (O2) hay thở ra carbon dioxide (CO2), trong một quá trình được gọi là khuếch tán.
Khác với các loài cá chỉ có hai mang, khắp mình sao biển được bao phủ bởi các nốt nhú. Nói cách khác, “mũi” hay “mang” của chúng được đặt rải khắp bề mặt cơ thể. Khi không còn ở trong nước, sao biển không chỉ không hấp thu được oxy cần thiết.
Vì thế, chúng không thể thải carbon dioxide và carbon monoxide (CO) ra khỏi cơ thể. Điều này dẫn đến ngộ độc carbon dioxide và carbon monoxide và gây ra tử vong. Phần lớn sao biển chỉ có thể nín thở dưới 30 giây.
Sao biển, hải sâm và san hô, bẩm sinh đã là những sinh vật cực kỳ yếu ớt, mỏng manh. Chỉ một cái chạm nhẹ thôi là đã có thể làm tổn thương chúng. Hành vi đưa chúng lên khỏi mặt nước là hành vi thô bạo, giết chết loài thủy sinh đặc hữu này.
“Khi bị đưa lên khỏi mặt nước, sao biển sẽ chết trong vòng khoảng 1 phút trở lại. Hành vi bắt sao biển lên khỏi mặt nước để chụp ảnh rất nguy hiểm. Nó đe dọa sự sống của loài này. Các bãi biển có sao biển cần đưa ra những cảnh báo, nếu không loài sao biển sẽ đứng trước nguy cơ khan hiếm và tuyệt chủng, mất đi giá trị của sinh cảnh biển”, GS.TS Đỗ Công Thung cho biết.
Còn ông Nguyễn Linh Ngọc, chuyên gia bảo tồn biển Phú Quốc cho biết, nhiều du khách bắt sao biển lên khỏi mặt nước để chụp ảnh, rồi lại thả xuống ngay thì không sao. Nhưng khi để phơi nắng trên bờ, chúng sẽ chết nhanh chóng.
Sao biển không có giá trị kinh tế như hải sâm hay cá ngựa. Sao biển là đối tượng hải sản bình thường. Nó không phải là động vật chỉ thị cho sinh thái ít có giá trị khoa học. Nó là loài giáp xác, chẳng ai ăn vì không có thịt. Du khách thích chủ yếu hình thù nó giống ngôi sao.
Về mặt bảo tồn biển cũng không quy định cấm khai thác sao biển vì loài này không có tên trong danh mục bảo tồn. Nhưng sao biển lại tạo ra cảnh quan đẹp cho môi trường biển, thu hút du khách rất lớn. Do vậy, việc bảo vệ sao biển chủ yếu trông chờ vào ý thức của du khách cũng như sự nhắc nhở của các khu nghỉ dưỡng.
Ngày nay, sao biển được phơi khô và trở thành một món ăn vặt ở hầu hết các địa điểm du lịch nổi tiếng tại Bắc Kinh. Những con sao biển được phơi khô, lớp vỏ sần sùi bén nhọn như một chiếc áo giáp, chúng có thể được chiên hoặc nướng. Tất nhiên, chúng ta không thể nào cầm nguyên một con sao biển như vậy mà gặm ăn được.
Trên đây Thế giới động vật đã giới thiệu về Con sao biển có biết bơi không và có độc không? Comment ngay ý kiến của bạn phía dưới nhé!
إرسال تعليق