Khá nhiều người quan tâm tới Thức ăn và đặc điểm cơ bản của ốc vặn. Dưới đây là giải đáp của Thế giới động vật dành cho các bạn.
1. Thức ăn của ốc vặn
Trong những năm gần đây, ốc vặn cũng đã trở thành một món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích với nhiều cách chế biến khác nhau. Từ đó giúp người nông dân có thu nhập cao nhờ các mô hình nuôi ốc vặn. Đây là loại ốc rất dễ nuôi, thức ăn đơn giản dễ tìm, không phải tốn chi phí mua thức ăn, là loài ốc sinh trưởng nhanh.
Một trong những người đi tiên phong nuôi ốc vặn ở huyện Bình Lục (Hà Nam) là ông Trần Văn Huyên ở xã Hưng Công. Ông Huyên cho biết: “Nhà tôi cũng bắt đầu nuôi ốc vặn ở ao. Hiệu quả rất tốt. Một số đầu mối cung cấp ốc nhồi ở các xã lân cận giờ cũng nuôi ốc vặn rất nhiều. Thức ăn của ốc chủ yếu là cỏ và các loại rau quả bỏ đi. Nông dân sẽ không tốn kém nhiều tiền mua thức ăn cho ốc”.
Ốc vặn có tên khoa học là Bellamya chinensis, là một trong những loài ốc sống trong các nguồn nước ngọt như ruộng đồng, vùng trũng, ao hồ hoặc được nuôi trong bể xi măng,… Ốc vặn còn có tên gọi khác như ốc vít, ốc đá hay ốc ruộng. Ốc vặn có kích thước khá nhỏ, với hình xoắn nhiều vòng, phần vỏ dày và nhọn dần về phía đuôi ốc.
Ở huyện Bình Lục (Hà Nam) nhiều người đã cải tạo ruộng trũng thành ao nuôi ốc vặn.
Ở huyện Bình Lục (Hà Nam) nhiều người đã cải tạo ruộng trũng thành ao nuôi ốc vặn.
Thời gian sinh sản mạnh nhất của ốc vặn chủ yếu rơi vào tháng 6 – 7 – 8, khi mà nhiệt độ dưới nước khoảng tầm 20 – 25 độ C. Đây là điều kiện sống tốt nhất, phù hợp để ốc vặn có thể sinh trưởng nhanh chóng.
Tuy nhiên, loài ốc vặn vẫn có thể sinh sản và phát triển đều quanh năm nếu như được nuôi dưỡng và chăm sóc đúng kỹ thuật. Vì thế nên ốc vặn có thể cho thu hoạch quanh năm, đặc biệt vào mùa sinh sản mạnh thì ốc vặn thường có giá thành rẻ hơn so với ốc trái vụ.
Vì là loài ốc sinh trưởng nhanh, nên tuổi thọ của ốc vặn chỉ kéo dài khoảng tầm hơn 1 năm. Tuy nhiên, ưu điểm của ốc vặn là sinh trưởng mạnh, lớn nhanh nên chỉ cần một thời gian ngắn người nuôi đã có thể thu hoạch ốc
Ốc vặn là loài ăn tạp rất dễ sống, nhờ đó mà người nuôi không cần phải bỏ nhiều chi phí cho thức ăn của ốc vặn. Thức ăn chủ yếu của ốc là những loại thực vật phù du như rong, rêu, rau xanh,…. Bên cạnh đó ốc vặn còn thích hợp với một số thức ăn khác như cám gạo, nội tạng gia cầm, súc vật hoặc phân trâu, phân bò,…
Phương pháp nhân giống ốc vặn: Cách nhân giống cho ốc vặn không chỉ giúp duy trì nguồn giống, mà còn thuận tiện trong việc chăm sóc đến thu hoạch ốc với từng lứa ốc cụ thể để đảm bảo thu nhập ổn định.
Trước khi thả ốc bố mẹ khoảng 3 – 5 ngày, ao nuôi phải được bón lót bằng các loại phân chuồng như phân trâu, phân bò hoặc phân gà, nên trộn đều phân cùng với rơm rạ theo tỷ lệ 1/3. Thả ốc với mật độ 15 – 20 con/m vuông, tỷ lệ ốc bố và ốc mẹ cân đối 1/1. Sau khi thả ốc bố/mẹ được khoảng 10 – 15 ngày thì ốc sẽ tự sinh sản và người nuôi có thể tiến hành tách ốc con để nuôi riêng. Bà con lưu ý ốc con thường có phần vỏ mềm, yếu hơn nên khi bắt cần nhẹ nhàng, cẩn thận tránh làm ốc bị dập vỏ.
Nhận thấy tiềm năng từ nuôi ốc vặn nhiều hộ dân đã thuê lại những khu ruộng trũng cải tạo thành trại nuôi ốc vặn và ốc nhồi. Ốc vặn chủ yếu cung cấp cho thị trường Hà Nội đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
2. Đặc điểm cơ bản của ốc vặn
Phần vỏ (từ vài mm đến vài dm). Khác với các loài thân mềm khác như chân đầu (vỏ trong phân khoang), vỏ ốc chỉ có một van duy nhất không phân khoang. Các loài ốc vỏ xoắn khi trưởng thành, dạng xoắn thường, nón hoặc ống trụ(còn có các loài ốc không có vỏ hoặc vỏ rất nhỏ, ví dụ ốc sên trần). Đặc điểm chung là có vỏ cứng bằng đá vôi, tạo thành ống rỗng, cuộn vòng quanh trục chính thành các vòng xoắn, thường theo chiều thuận với chiều kim đồng hồ.
Ở vòng xoáy cuối cùng, thường có một chiếc nắp nhỏ (nơi ra vào của con vật). Điểm xuất phát của vòng xoáy, được gọi là đỉnh (hoặc rốn) cũng là điểm bắt đầu của những đường vân trên vỏ ốc. Có hai loại vân: vân ngang và vân dọc.
Xem thêm: Ốc vặn sống ở đâu sinh sản như nào?
Trên đây Thế giới động vật đã giới thiệu Thức ăn và đặc điểm cơ bản của ốc vặn. Comment ngay ý kiến của bạn phía dưới nhé!
Đăng nhận xét