Các loài nhện thường gặp trong nhà ở Việt Nam - Vai trò, tác hại của nhện nhà

 Nhện nhà là loài vật khá thường gặp tại Việt Nam. Hãy cùng Thế giới động vật tìm hiểu Các loài nhện thường gặp trong nhà ở Việt Nam - Vai trò, tác hại của nhện nhà nhé!

Các loài nhện thường gặp trong nhà ở Việt Nam - Vai trò, tác hại của nhện nhà


1. Các loài nhện thường gặp trong nhà ở Việt Nam

Nhện nhà
Đây là loài nhện thường xuất hiện rất nhiều ở Việt Nam. Các cá thể nhện đực có kích thước khoảng 4mm, các cá thể nhện cái có kích thước từ 5-8mm. Chúng sở hữu mắt có thấu kính và có tổng cộng là 8 mắt. Thân của chúng thường có màu nâu hoặc xám cùng với những đường phân đoạn đậm nằm dọc theo cơ thể. Cơ thể của nhện nhà được chia thành 02 phần bao gồm bụng và ngực trước. Loài nhện này không có cánh giống như các loài bọ ve, bọ cạp.

Nhện nhà có tập tính là thường xâm nhập vào nhà thông qua các kẽ hở trên tường. Chúng có thói quen sống ở những khu vực tối tăm, không khí bị mốc và những khu vực lộn xộn, ít khi được sử dụng. Ngoài ra, chúng cũng có thể sống ở những  khe hở dưới cửa, vết nứt trong nhà. Chúng thường chạy vào nhà khi chúng ta mở cửa.

nhện trong nhà

Nhện chân dài
Nhện chân dài được xếp là một trong những loài nhện có thể dễ dàng bắt gặp nhất ở Việt Nam. Chúng có hình dàng từ 3-10mm đối với các cá thể nhện chân dài trưởng thành. Mặt trên của nhện chân dài có những hoa văn màu xám hoặc nâu nhạt. Mặt dưới của nhện chân dài thường có màu kem. 

Khác với các loài nhện phổ biến khác, nhện chân dài chỉ sinh sản một mẻ trứng duy nhất trong một năm. Con cái sẽ đẻ trứng ở trong khu vực đất ẩm và bảo vệ trứng cho đến khi chúng nở thành những cá thể nhện chân dài mới.

nhện

Nhện chân dài thường có tập tính tìm thức ăn ở trên mặt đất hoặc thân cây. Thức ăn chủ yếu của chúng là các loài vật chân khớp thân mềm như: rệp cây, ấu trùng bọ, sâu bướm và sên nhỏ.

Nhện túi vàng
Nhện túi vàng trưởng thành thông thường sẽ có chiều dài từ 6.5mm đến 9.5mm. Chúng có tám mắt màu sẫm xếp thành hai hàng ngang bằng nhau giúp tăng khả năng nhận biết môi trường xung quanh và đặc biệt là phân biệt kẻ thù. Nhện túi vàng có 4 đôi chân, đặc biệt là đôi đầu tiên dài hơn đôi thứ tư. Cơ thể của nhện túi vàng có màu xanh xám, bụng có thể màu vàng hoặc màu be có sọc tối chạy dọc theo cơ thể.

Nhện túi vàng cái có khả năng sinh sản vài lứa trứng trong suốt cuộc đời của nó. Mỗi lần sinh sản, nhện túi vàng có thể đẻ khoảng 5 túi trứng, mỗi túi có từ 30 – 48 trứng. Theo số liệu thống kê, khoảng 30% con đực trưởng thành sẽ bị con cái ăn sau thịt sau khi giao phối.

nhện phổ biến ở việt nam

Thức ăn chính của loài nhện này là các loài côn trùng nhỏ. Loài nhện túi vàng này xây ống hoặc túi tơ thay vì mạng nhện như các loài nhện phổ biến khác. Các túi tơ này sẽ bảo vệ chúng và dùng làm nơi ẩn dật vào ban ngày. Chúng thường xuất hiện vào ban đêm để tìm thức ăn và cúng sẽ thường chủ động rơi xuống sàn để tìm sự che chở khi bị quấy rầy.

Nhện sói
Các cá thể nhện sói cái trưởng thành dài khoảng 8mm, cá thể nhện sói đực có kích thước khoảng 6mm. Màu sắc của chúng đa phần có màu nâu đến xám. Nhện sói có tập tính thích sống trong hang cạn, có lối vào mở, trong rong rêu hoặc chất thối rữa. Chúng có thói quen tìm kiếm thức ăn vào ban đêm và lẩn trốn vào ban ngày.

loài nhện nào phổ biến

Nhện sói mẹ thường mang các túi trứng quanh mình dính với cơ quan nhả tơ dưới bụng để bảo vệ. Nhện con leo lên lưng mẹ để sống trong vài tuần đầu tiên sau khi nở.

Xem thêm: Dịch vụ diệt nhện

Nhện góa phụ đen
Nhện góa phụ đen cái có thể to gấp 2 – 3 lần con đực. Nhện cái sẽ ăn thịt con đực sau khi giao phối. Nọc độc của nhện góa phụ đen cực kỳ nguy hiểm, có thể mạnh gấp 15 lần rắn đuôi chuông.

nhện phổ biến

Nhện Tarantula
Nhện Tarantula trưởng thành có chân lớn hơn so với các loài nhện phổ biến khác. Chân của chúng có nhiều lông màu đen hay nâu. Chúng thường sống ở trong đất khô, đất dễ rút nước. Và có thói quen đào hang kết hợp với đan mạng nhện.

loài nhện phổ biến ở việt nam

Mùa giao phối của loài nhện này là vào mùa thu. Mỗi con cái đẻ 500 – 1000 trứng vào kén tơ. Con con của chúng sẽ rời khỏi hang sau 2 đến 3 tuần. Thời gian ấp con con là từ 6 đến 9 tuần. Và tuổi thọ của chúng lên đến từ 25 – 40 năm.

2. Vai trò của nhện nhà

Một trong những tác dụng của nhện khi giăng tơ trong nhà đó là sẽ giúp bắt giữ những loài bọ gây hại, bao gồm cả ruồi, muỗi… là những loài động có khả năng phát tán bệnh truyền nhiễm.

Việc nhện bắt giữ và ăn thịt các loài bọ trong nhà cũng một điều có ích cho hệ sinh thái trong căn hộ của bạn. Ngoài ra, nhện đôi khi cũng sẽ ăn thịt lẫn nhau, điều này sẽ giúp kiềm chế số lượng nhện xuất hiện trong nhà.

"Nhiều người mắc chứng sợ nhện, bởi vì nhện sở hữu vẻ ngoài không mấy thân thiện. Tuy nhiên, khi nhện giăng tơ trong nhà của bạn, chúng sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn là tác hại", Matt Bertone, chuyên gia côn trùng học tại Đại học bang Bắc Carolina (Mỹ), cho biết.

Hầu hết các loài nhện nhà đều không sở hữu nọc độc và không tấn công con người. Khi nhện giăng tơ trong nhà, chúng thường giữ khoảng cách và không làm phiền chủ nhà. Nhện luôn tìm cách lảng tránh và chạy trốn con người, do vậy, với những ai sợ nhện cũng có thể an tâm vì rất hiếm khi bạn phải đụng độ với loài vật này trong nhà mình.

Các loài nhện sở hữu nọc độc nguy hiểm như nhện túi vàng, nhện góa phụ đen hay nhện ẩn sĩ nâu thường ít khi giăng tơ trong nhà, mà thường làm tổ tại những nơi tối, ẩm thấp như trong tầng hầm, nhà kho, bên dưới những khúc gỗ mục…

Ngay cả với những loài nhện độc, vết cắn của chúng thường gây đau nhức, có thể gây ra triệu chứng nghiêm trọng đối với những người nhạy cảm hoặc những người có sức đề kháng yếu… nhưng hiếm khi nhện cắn dẫn đến tử vong.

Nếu không may bị nhện cắn, nạn nhân hãy lập tức rửa sạch vết cắn bằng nước và xà phòng, chườm lạnh lên vết thương để giúp giảm sưng đau. Trong trường hợp vết cắn gây phồng rộp, đau nhức kéo dài không dứt, gây sốt cao… hãy lập tức đưa nạn nhân đến bệnh viện hoặc trung tâm y tế gần nhất để được bác sĩ hỗ trợ kịp thời.

Nhìn chung, những cá thể nhện sống trong nhà bạn sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn tác hại. Các nhà khoa học cho rằng nếu cảm thấy mạng nhện làm nhà cửa mất vệ sinh, hãy quét dọn mạng nhện gọn gàng, tìm cách bắt và đuổi nhện ra khỏi nhà, thay vì tiêu diệt chúng hoàn toàn.

3. Tác hại của nhện nhà

Nhện nhà không quá nguy hiểm với con người, bởi chúng thường tránh tiếp xúc với chúng ta, thường rút lui, bỏ chạy đến nơi ẩn nấp và chỉ cắn khi bị tấn công. Vì thế, bạn không cần quá lo lắng khi trong nhà có sự xuất hiện của loài vật này nhé!


Trên đây Thế giới động vật đã giới thiệu Các loài nhện thường gặp trong nhà ở Việt Nam - Vai trò, tác hại của nhện nhà. Comment ngay ý kiến phía dưới nhé!

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn