Cái ghẻ là một loài ký sinh trùng gieo rắc nỗi sợ hãi cho con người, vật nuôi. Hãy cùng Thế giới động vật tìm hiểu Cái ghẻ là con gì? Thuộc lớp nào? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh cái ghẻ nhé!
1. Cái ghẻ là con gì? Thuộc lớp nào?
Con cái ghẻ (Sarcoptes scabiei) là một loài ký sinh trùng dạng bọ ve, thuộc lớp động vật chân đốt Arachnida, phân lớp Acari, họ Sarcoptidae, có kích thước siêu nhỏ, chúng chui vào da để ký sinh và gây ghẻ. Chúng còn được biết đến với các tên gọi khác nhau như ve ghẻ, ghẻ ngứa, ghẻ nước,
Đặc điểm hình thể của con cái ghẻ là một ký sinh trùng kích thước rất nhỏ, con cái dài 0,30 – 0,45 mm và rộng 0,25 – 0,35 mm, con đực có kích thước nhỏ hơn ½ con cái, cho nên bọ ve chỉ có thể nhìn thấy dưới kính hiển vi. Cái ghẻ có thân hình bầu dục giống như rùa, bụng phẳng và lưng nhô lên, có vây. Trên người cái ghẻ các gai cứng, chúng phân bố ở trên lưng, 2 bên hông, các gai biểu bì và các đường biểu bì thô, có gờ ngang.
Cái ghẻ có 8 chân, tất cả các chân của cả con cái và con đực đều ngắn và mập mạp. Các chân III và IV của con cái và chân III của con đực kết thúc bằng lông dài. Tất cả các đoạn cuối của chân đều có móng vuốt. Móng vuốt giống như cựa xuất hiện ở các đoạn cuối của chân I, II, III và IV của con cái và 1 móng ở chân IV đối với con đực. Các móng vuốt này giúp cái ghẻ dễ dàng đào hang và ký sinh trên da.
Ve ghẻ Sarcoptes scabiei sinh sản bằng cách đẻ trứng, 1 con ve ghẻ giống cái mỗi ngày đẻ khoảng 1 – 5 trứng, có khoảng 10% số trứng sẽ nở thành ấu trùng và phát triển thành ve ghẻ, tiếp tục ký sinh trên da. Hai chân trước của ve ghẻ có giác hút puvilli, giúp chúng di chuyển dễ dàng.
2. Nguyên nhân mắc bệnh cái ghẻ
Con cái ghẻ di chuyển bằng các chân trên da, 2 cặp chân trước của ghẻ có các giác hút puvilli, giúp chúng có thể bám vào và di chuyển trên da người một cách dễ dàng. Cả con ghẻ cái và con đực đều có đủ 8 chân, đoạn cuối của chân đều có móng vuốt, điều này vừa giúp ve ghẻ di chuyển và giúp chúng đào hang để ký sinh dưới da.
Tỉ lệ khả năng nhiễm cái ghẻ
Tỷ lệ khả năng nhiễm ghẻ cái ghẻ ước tính từ 1 – 10% trên phạm vi toàn cầu. Riêng đối với các quốc gia nhiệt đới, các nước đang phát triển, điều kiện sống còn chưa được đảm bảo, tỷ lệ nhiễm cái ghẻ có thể lên đến 50 – 80%.
Bọ ve gây ghẻ rất dễ bám vào, ký sinh và lây lan từ người sang người. Ai cũng có khả năng bị cái ghẻ ký sinh, một người bị ghẻ ký sinh có thể lây cho người khác ngay cả khi bản thân họ không có bất kỳ triệu chứng nào.
3. Triệu chứng mắc ghẻ
Sau khi cái ghẻ chui vào da, cần có thời gian để phát triển các triệu chứng. Nếu đã từng bị ghẻ trước, triệu chứng có thể xuất hiện từ 1 – 4 ngày sau khi nhiễm ghẻ. Khi một người chưa bị ghẻ, cơ thể cần thời gian để phát triển phản ứng với con ve. Có thể mất từ 2 – 6 tuần để phát triển các triệu chứng, các triệu chứng bao gồm: (2)
Ngứa dữ dội, đặc biệt vào ban đêm.
Phát ban (sẩn), có màu đỏ, màu da,… nếu có làn da tối màu, người bệnh có thể không nhìn thấy phát ban, tuy nhiên vẫn cảm nhận được chúng vì rất ngứa.
Ve ghẻ đào hang và đẻ trứng trên da, để lại những đường có dấu chấm ở một đầu.
Phát ban có thể xuất hiện ở bất cứ đâu, nhưng phổ biến nhất là ở giữa các ngón tay. Phát ban sau đó có thể lan rộng và biến thành những đốm nhỏ. Sẩn ghẻ thường lan rộng khắp cơ thể, ngoại trừ đầu và cổ. Tuy nhiên, người lớn tuổi và trẻ nhỏ có thể bị phát ban ở đầu, cổ, lòng bàn tay và lòng bàn chân.
Những người có hệ thống miễn dịch suy yếu đôi khi có thể mắc một loại bệnh ghẻ hiếm gặp và rất dễ lây lan là bệnh ghẻ vảy hay ghẻ Na Uy. Triệu chứng chính là phát ban đóng vảy, bong tróc, thường ảnh hưởng đến khuỷu tay, đầu gối, bàn tay và bàn chân.
4. Cách điều trị và phòng tránh bệnh ghẻ
Đến gặp bác sĩ để được kiểm tra vết phát ban và tìm ra con cái ghẻ nếu có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh ghẻ, đặc biệt là phát ban và ngứa dữ dội. Bác sĩ sẽ kiểm tra và đánh giá tình trạng nhiễm ký sinh trùng trên da người bệnh, có lựa chọn điều trị phù hợp.
Khi một người được chẩn đoán mắc ghẻ, bác sĩ có thể yêu cầu những người từng tiếp xúc gần da, người thân sống cùng gia đình của họ kiểm tra bệnh ghẻ. Vì con cái ghẻ có thể lây lan ngay cả khi người bệnh chưa có bất kỳ triệu chứng nào.
Hướng dẫn cách bắt con cái ghẻ hiệu quả
Không có cách nào để bắt được con cái ghẻ, vì ký sinh trùng cái ghẻ Sarcoptes scabiei có kích thước rất nhỏ, chỉ có thể nhìn thấy dưới kính hiển vi, cho nên không thể bắt được chúng. Có thể nhiều người vẫn hiểu lầm rằng điều trị con cái ghẻ chính là bắt con cái ghẻ ra khỏi da.
Nhưng thật ra không phải, Thạc sĩ, Bác sĩ nội trú CKI Trần Nguyễn Anh Thư cho biết, không có cách nào có thể bóc tách hoặc bắt con cái ghẻ ra khỏi da hiệu quả. Bác sĩ chỉ có thể điều trị bệnh ghẻ bằng kháng sinh đường uống hoặc thuốc bôi ngoài da, để tiêu diệt con cái ghẻ, trứng và cả ấu trùng của chúng.
Tùy theo từng trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể lựa chọn điều trị bằng kháng sinh đường uống hoặc kem bôi ngoài da có chứa các thành phần như: Permethrin 5%, Diethylphtalat, lưu huỳnh hoặc thuốc điều trị loại Ivermectin. Liều lượng và loại thuốc cụ thể cần được tuân thủ sử dụng khi có đơn thuốc, chỉ định của bác sĩ.
Người bệnh nhiễm cái ghẻ không được tự ý mua và sử dụng thuốc điều trị ghẻ tại nhà. Các loại thuốc điều trị tại nhà tuy có thể làm giảm triệu chứng, nhưng không thể loại bỏ hoàn toàn ký sinh trùng Sarcoptes scabiei. Điều này tiềm ẩn nguy cơ tái phát bệnh, lây nhiễm bọ ve trên diện rộng,
Trên đây Thế giới động vật đã giới thiệu Cái ghẻ là con gì? Thuộc lớp nào? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh cái ghẻ. Comment ngay ý kiến nhé!
Đăng nhận xét