Chuồn chuồn cắn rốn có biết bơi không? Lợi ích và tác hại của chuồn chuồn

 Cùng Thế giới động vật tìm hiểu Chuồn chuồn cắn rốn có biết bơi không? Lợi ích và tác hại của chuồn chuồn trong bài viết dưới đây nhé!

Chuồn chuồn cắn rốn có biết bơi không? Lợi ích và tác hại của chuồn chuồn


1. Chuồn chuồn cắn rốn có biết bơi không?

Cho chuồn chuồn cắn rốn biết bơi có đúng không? Việc cho chuồn chuồn cắn rốn để biết bơi là một mẹo dân gian được lưu truyền qua nhiều thế hệ, và xuất hiện trong những làn điệu dân ca, hát ru, văn học. Tuy vậy, cách làm này hoàn toàn không có tác dụng gì trong việc giúp trẻ biết bơi như nhiều người vẫn nghĩ.
Không biết tự bao giờ, dân gian vẫn hay truyền miệng câu: “Chuồn chuồn cắn rốn, bốn ngày biết bơi”. Chẳng có cơ sở khoa học nào trong chuyện này nhưng rất nhiều trẻ em đã thử. Nắng hạ, nhìn chúng bạn nhảy ùm ùm xuống nước, tung tăng bơi lội như rái cá thế kia ai mà chẳng thèm, chẳng ước ao biết bơi. Mà cái trò bơi lội này hấp dẫn nhưng cũng sợ lắm nhé! Nhiều người nhát nước, vừa nhúng chân xuống đã sợ rúm lại.

Lội ra chỗ sâu, ngập đến ngang ngực đã hồi hộp, tức thở vội lóp ngóp quay vào. Lỡ chẳng may có ai đó nghịch ngầm, đẩy ụp xuống nước là quýnh quáng, ngợp nước, sặc sụa tưởng chết đuối đến nơi rồi. Nên khi thấy bảo cho chuồn chuồn cắn rốn sẽ biết bơi thì lấy làm hồ hởi, phấn khởi lắm. Quyết chí đi bắt cho bằng được con chuồn chuồn để cho nó cắn rốn, hòng biến ước mơ "thống trị" mặt nước trong xanh kia sớm trở thành hiện thực.

Chuồn chuồn có nhiều loại. Bé xíu là chuồn chuồn kim với thân hình mảnh mai như cây kim khâu. Lớn hơn hẳn là chuồn chuồn ngô với đôi mắt to tướng, tròn xoe, lồi hẳn ra nom ngồ ngộ. Thi thoảng bắt gặp chú chuồn chuồn ớt đỏ chót, nổi bật chao lượn trong vườn cây xanh mướt yêu ơi là yêu.

Giữa trưa nắng, trốn mẹ ngủ trưa, rón rén ra vườn rình bắt chuồn chuồn. Chuồn chuồn có đôi mắt kép nên rất tinh, phải rất khéo mới may mắn túm đuôi được một chú. Mừng húm. Vội vàng mang ra bờ ao, vén áo lên, rụt rè đưa nó vào bụng. Nhìn cái hàm răng nhọn nhọn thấy ghê ghê. Lũ bạn hò reo cổ vũ. Có đứa giằng lấy đòi thử trước. Bị cắn đau kêu óe lên. Lại thấy sợ.

Nhưng nghĩ đến cái viễn cảnh sẽ biết bơi, tự do ngụp lặn trong làn nước mát lạnh lại thấy sướng, thêm dũng khí, nhắm mắt dí đầu con chuồn chuồn vào sát rốn. Khi đôi chân con côn trùng dễ thương vừa quào quào vào làn da bụng, hàm răng nó mới cạp nhè nhẹ vào rốn đã thấy nhoi nhói, giật mình buông tay ra. Chuồn chuồn nhân cơ hội đó loạng choạng chao nghiêng đôi cánh rồi như một chiếc trực thăng bay vù ra giữa ao, đậu vội xuống một cành tre khô để hoàn hồn. Như thế chắc là cũng biết bơi rồi nhỉ?

Hồi hộp thử lội xuống ao. Chần chừ ngồi trên cầu tre mãi chưa dám xuống. Bạn bè bơi như cá quẫy, hô to giục xuống đi. Lấy hết can đảm tụt xuống, khua khoắng chân tay loạn xạ mà chả nổi được. Rồi thấy thụt một cái xuống ao sâu. Tay vội quờ quạng may túm được cái cọc đầy rêu trơn tuồn tuột. Lúc ngoi lên bám vào cầu tre, tay vẫn nắm chặt một đám rêu lẫn vài con ốc béo. Bọn bạn cười sằng sặc. Ơ, hóa ra mình bị lừa à? Cũng may mà không chết đuối. Chỉ no một bụng nước ao ngai ngái mùi bèo.

2. Lợi ích của chuồn chuồn

Với khả năng săn mồi vô cùng linh hoạt, chúng có thể kiểm soát được một số loài côn trùng gây hại như bọ trĩ, rệp sáp, rệp cánh én, giúp giảm thiểu tác hại của chúng đối với cây trồng. Điều này giúp cho cây trồng có được môi trường sống tốt hơn và phát triển mạnh mẽ hơn.


3. Tác hại của chuồn chuồn

Hoạt động mở rộng đất nông nghiệp và đô thị hóa đã hủy hoại và thu hẹp môi trường sinh sản của chuồn chuồn như các đầm lầy, sông suối tự nhiên, khiến loài này có nguy cơ tuyệt chủng.
Chuồn chuồn có nguy cơ tuyệt chủng do môi trường sống bị đe dọa - Ảnh 1.
Đầm lầy - môi trường sống của nhiều loài chuồn chuồn đang bị đe dọa. Ảnh: newsleader.com

Các vùng đất ngập nước - môi trường sống của các loài chuồn chuồn - bị hủy hoại đang đe dọa trực tiếp sự sinh tồn của loài này. Theo một báo cáo của Liên đoàn quốc tế về bảo tồn tự nhiên (IUCN) công bố ngày 9/12, ít nhất 16% trong số 6.016 loài chuồn chuồn hiện còn lại trên thế giới có nguy cơ tuyệt chủng. Đây là báo cáo đầu tiên đánh giá về tác động của môi trường đối với sự sống của chuồn chuồn.

Báo cáo nêu rõ hoạt động mở rộng đất nông nghiệp và đô thị hóa trên toàn cầu đã hủy hoại và thu hẹp môi trường sinh sản của chuồn chuồn như các đầm lầy, sông suối tự nhiên. Điều này đã khiến số lượng chuồn chuồn suy giảm.

Bà Craig Hilton-Taylor, người đứng đầu bộ phận lập 'Danh sách Đỏ' các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng của IUCN cho rằng số loài chuồn chuồn đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trên thực tế có thể lên tới 40%, cao hơn nhiều so với con số 16% nêu trong báo cáo.

Thông qua báo cáo này cùng với 'Danh sách Đỏ' cập nhật các loài động vật bị đe dọa tuyệt chủng trên thế giới, Tổng Giám đốc IUCN Bruno Oberle nhấn mạnh sự cấp thiết bảo vệ vùng đất ngập nước trên thế giới và môi trường trú ngụ và sinh sản của chuồn chuồn. Ông cảnh báo đất ngập nước đang có tốc độ biến mất nhanh gấp 3 lần so với đất rừng.

Hội nghị về đất ngập nước Ramsar năm 2019 từng công bố báo cáo cho biết 35% đất ngập nước, trong đó có sông, hồ, đầm lầy, đất than bùn cũng như các vùng sinh thái biển như đầm phá, rừng ngập mặn, rạn san hô hay biển, đã bị mất đi trong khoảng thời gian từ năm 1970 và 2015.

Đất ngập nước có giá trị rất đặc biệt vì có khả năng lưu giữ carbon, ngăn chặn lũ lụt và cung cấp môi trường sống cho 1/10 số loài động vật được biết đến trên thế giới. Do đó, việc bảo vệ hệ sinh thái này là vấn đề cấp bách toàn cầu vì môi trường sống của các loài động vật và con người.


Trên đây Thế giới động vật đã giới thiệu Chuồn chuồn cắn rốn có biết bơi không? Lợi ích và tác hại của chuồn chuồn. Comment ngay ý kiến nhé!

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn