Dế là con gì? Đặc điểm, cấu tạo và các loại dế tại Việt Nam và trên thế giới

 Cùng Thế giới động vật tìm hiểu Dế là con gì? Đặc điểm, cấu tạo và các loại dế tại Việt Nam và trên thế giới trong bài viết dưới đây nhé!

Dế là con gì? Đặc điểm, cấu tạo và các loại dế tại Việt Nam và trên thế giới


1. Dế là con gì?

Dế được xếp vào Bộ Cánh thẳng (siêu họ Grylloidea), cùng với châu chấu và cào cào.

 Dế rất khó kiếm, nhưng thường được tìm thấy ở các bụi cỏ hay hóc đá.

2. Đặc điểm cấu tạo của dế

Dế là một loài bọ có sáu chân bụng mềm, có hai râu ở cuối mông.

3. Các loại dế ở Việt Nam và thế giới

Dế đá
Dế Than (màu đen): màu đen của dế than rất đậm kể cả dế đực hay dế mái, con trưởng thành thông thường dài khoảng 4cm và bề ngang khoảng 1.2cm.
Dế Lửa (màu vàng-đỏ): Đặc điểm tương tự như dế than, chỉ khác về màu sắc.
Dế Út Tiêu (nhỏ con nhưng gáy lớn tiếng và hung hăng khi đấu đá).
Chỉ có Dế Đá gáy mạnh mẽ mà thôi. Khi chọn dế đá nên chọn dế đá có độ tuổi thanh niên, không nên chọn những con già quá.

Làm sao chọn dế đá khoẻ?
Nhìn Đuôi: đuôi dế trưởng thành sẽ tách ra là dế có thể đá được.

Nghe tiếng gáy: tiếng réc, khi con dế đang sung thì sẽ réc liên tục. Khá với các con dế mới tập gáy, tiếng gáy thường ko liên tục và ko to.

Dế đá chọi
Dế đá chọi
Chúng thuộc loại hung hăng nhất trong nhà dế, nên không thể nuôi dế chung với nhau. Chúng sẽ đá nhau đến chết hoặc tàn tật suốt đời, không khó để bắt gặp dế đá bị mất đầu khi nhốt chung.

Dế than, Dế lửa là các loài dế đá thường gặp ở Việt Nam. Khi chọn dế đá, chọn những con có thân cục, đầu to, cánh dài, tiếng gáy chậm chắc thường là những con dế khoẻ, hung hăng và hiếu chiến.

Cùng nghe tiếng dế gáy của một con dế lửa.



Dế cơm
Dế cơm thực sự là một món ăn rất ngon trên bàn nhậu, có thể xem là đặc sản của một số vùng tại Việt Nam. Loài dế này có vịt ngọt như thịt cua và béo núc, to bằng ngon tay.

Có thể nói dế cơm là một trong những loại dế “to con” nhất trong họ hàng. Hai chân sau to, mạnh và đầy gai; cánh ngắn; bụng to và nhiều thịt, vị ngọt ăn rất ngon.

Dế cơm cũng rất hung hăng nên khi nuôi dế cơm cần có vật che chắn như cỏ, cây, vách ngăn,…

Dế cơm
Dế cơm
Dế mọi
Dế nhỏ, không cánh, mình có sọc ngang màu đen. Dế này thường thấy trong nhà, trong các kẹt, hốc tối tăm.

Dế trục
Chính là dế than và dế lửa nhưng bị cụt đuôi. Dế trục là những con dế đá hay nhất, rất hung hăng và khoẻ. Dế trục do thường bị cụt đuôi nên xoay trở rất mau lẹ so với các con đế đá khác.



Dế chó
Được đặt cho cái tên rất kiêu, nhưng chúng là loài dế nhỏ con, mình nhỏ, tiếng gáy yếu ớt.

Dế nhũi, dế trũi, dế dũi (họ hàng xa)
Ngoại hình dế nhũi rất bặm trợn. Hai cánh quá ngắn so với thân hình dài. 30% chiều dài của thân hình là cái đầu với hai sợi râu và hai cái càng sắc bén, chân đầy gai.

Dế nhũi, dế trũi, dế dũi (họ hàng xa)
Dế nhũi, dế trũi, dế dũi (họ hàng xa)
Dế nhũi không biết bay cũng không nhảy mà chỉ bổ nhủi đầu về phía trước. Và chúng là loài phá hoại mùa màng rất đáng kể, có thể sánh ngang với châu chấu, cào cào,…

Ngoài ra nếu bà con nào đang nuôi trùn quế thì dế nhũi thật sự là nỗi khiếp sợ, chúng ăn thịt trùn quế gây thất thoát rất lớn.

Dế mèn
Cũng là loại dế nóng tính có thể đá chọi.

Dế mèn có kích thước trung bình với chiều dài cơ thể khoảng 2cm, với 3 màu sắc đặc trưng là: đen huyền, đỏ hoe và vàng nghệ. Trong tự nhiên, dế sinh trưởng, phát triển và sinh sản quanh năm nhưng nhiều nhất vào mùa mưa. Dế có bản tính hung hăng nhưng lại thích sống theo bầy đàn, môi trường sống rất đơn giản, không cầu kỳ, có thể ở hang hay trong những đám cỏ khô.

Dế mèn rất lành tính nên có thể chăn nuôi công nghiệp, làm thực phẩm.

Dế mèn
Dế mèn
Dế nào phù hợp nuôi sinh sản và làm thực phẩm?
Đối với dế nuôi làm thực phẩm và sinh sản, bà con chọn dế cơm hoặc dế mèn.

Với dế cơm, thịt chúng ngọt, kích thước lớn và giá thị trường cũng rất cao. Chúng sống trong hang dưới đất, tạo nét đặc trưng hơn so với các loại dế khác. Có thể chế biến nhiều món ăn côn trùng, trở thanh đặc sản của nhiều vùng. Có thế ví dế cơm như là “tôm dưới đất”.

Kế đó là dế mèn, dế mèn Thái (hay dế Thái). Tuy không to như dế cơm, nhưng dế mèn cũng khá dai và thơm ngon. Chúng cũng sở hữu sức đề kháng khá tốt nên dễ nuôi, khả năng sinh sản của dế mèn nhanh, dễ dàng nhân giống, giá thành cao hơn 30.000đ – 50.000đ/kg so với dế ta.

Dế nào phù hợp để đá chọi


Dế để đá chọi nên chọn dế đực, vì chỉ dế đực mới thích chọi nhau. Và chúng chỉ chọi khi đã trưởng thành.

Có thể chọn các loại dế chọi ở trên như: dế than, dế lửa, dế út tiêu. Những người chơi chuyên nghiệp thường chọn dế than.

Một con dế chọi tốt là con dế đực nhanh nhẹn đầu to, vai rộng, bụng nhỏ, chân cao, càng mập, râu dài mướt, cánh nổi rõ từng đường vân.

Về thức ăn cho dế chọi, nên chọn cỏ mật, cỏ ấu thật non, hạt ngô sữa, lạc non hay giá sống, những thứ này đều phải thật tươi, không có thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật.


Trên đây Thế giới động vật đã giới thiệu Dế là con gì? Đặc điểm, cấu tạo và các loại dế tại Việt Nam và trên thế giới. Comment ngay ý kiến nhé!

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn