Chuồn chuồn là con gì? Đặc điểm cấu tạo vòng đời và các loại chuồn chuồn ở Việt Nam

 Cùng Thế giới động vật tìm hiểu Chuồn chuồn là con gì? Đặc điểm cấu tạo vòng đời và các loại chuồn chuồn trong bài viết dưới đây nhé!

Chuồn chuồn là con gì? Đặc điểm cấu tạo vòng đời và các loại chuồn chuồn ở Việt Nam


1. Chuồn chuồn là con gì?

Chuồn chuồn là côn trùng biến thái không hoàn toàn. Thiếu trùng chuồn chuồn sống trong nước và có tên là con Cơm Nguội(còn gọi là Con Mày Mạy), khi trưởng thành thì sống trên cạn. Do vậy, người ta thường thấy các con chuồn chuồn trưởng thành sống gần các đầm hay ao hồ.

2. Đặc điểm cấu tạo của chuồn chuồn

Chuồn chuồn có đầu tròn và khá lớn so với thân được bao phủ phần lớn bởi hai mắt kép lớn hai bên, các cặp chân có thể bắt mồi dễ dàng trong khi bay. Hai cánh hai bên giống nhau, dài, mỏng và gần như trong suốt, và cử động độc lập nhau.

3. Vòng đời của chuồn chuồn

Theo những thông tin cơ bản của chuồn chuồn bên trên. Chúng ta được biết chuồn chuồn là loài côn trùng có vòng đời biến thái hoàn toàn. Chúng tuần tự trải qua 5 giai đoạn phát triển từ trứng trở thành chuồn chuồn trưởng thành. Tuy nhiên Cửa Lưới Việt Thống xin tóm tắt lại thành 3 giai đoạn phát triển chính của chuồn chuồn. Những giai đoạn phát triển của chuồn chuồn bao gồm: Trứng, ấu trùng, chuồn chuồn trưởng thành.

Giai đoạn trứng
Chuồn chuồn đực và chuồn chuồn cái tiến hành giao phối. Sau đó chuồn chuồn cái sẽ tiến hành tìm một loài cây thích hợp để đẻ trứng lên loại cây này. Hoặc giả như không tìm thấy thì chúng sẽ tiến hành đẻ trứng trực tiếp lên bề mặt nước.

Những nơi ao hồ nước sạch sẽ là vị trí mà chuồn chuồn lựa chọn để đẻ trứng.

hinh anh ve tung cua chuon chuon

Giai đoạn ấu trùng
Có thể nói 2/3 quãng đời của chuồn chuồn nằm ở giai đoạn này. Và đây cũng là giai đoạn phát triển lâu nhất của loài côn trùng này.

Nếu bạn muốn thấy thì hãy đến những nơi ao hồ có nước sạch để quan sát. Bạn sẽ thấy có rất nhiều ấu trùng chuồn chuồn đang bơi trong nước.

Hình dáng ấu trùng chuồn chuồn
Hình dáng ban đầu của ấu trùng chuồn chuồn tương tự như giai đoạn nhộng của các loài côn trùng khác. Nếu nhìn kĩ thì bạn dễ dàng nhận thấy chúng tương tự những sinh vật ngoài hành tinh trong phim.

Đôi cánh chưa phát triển hình thành nên 1 cục bứu phía trên lưng. Thân dài với 3 cặp chân khớp dài. Kết hợp với chiếc đầu có cặp mắt to đặc trưng của chuồn chuồn.

Những lưu ý về ấu trùng chuồn chuồn
Một vài lưu ý:

Chuồn chuồn thường chọn nơi nước sạch và yên tĩnh để đẻ trứng.
Ấu trùng chuồn chuồn là loài ăn thịt. Thức ăn của chúng là các loài côn trùng có trong nước và cả những ấu trùng chuồn chuồn nhỏ khác.
Giai đoạn trưởng thành
Khi gặp thời tiết thích hợp và đến cuối của giai đoạn phát triển. Ấu trùng chuồn chuồn tiến hành bò lên khỏi mặt nước đậu vào những thân cây. Sau đó chúng sẽ tiến hành dán chặt thân của mình vào thân cây và tiến hành lột xác.

Độ dính của chuồn chuồn cực kì cao. Sau khi chuồn chuồn lột xác thì phần vỏ còn dính chặt vào thân cây một thời gian sau.

Lưu ý:

Ấu trùng chuồn chuồn rời khỏi mặt nước và trở thành chuồn chuồn trưởng thành vào đầu mùa xuân.
Nếu giai đoạn lột xác nằm vào khoảng mùa đông thì ấu trùng chuồn chuồn vẫn ở lại mặt nước. Đợi đến đầu mùa xuân thì chúng mới tiến hành lột xác.
Tuổi thọ của chuồn chuồn
Phần này cũng là một trong những nhận định sai lầm về loài chuồn chuồn. Rất nhiều người nghĩ rằng chuồn chuồn chỉ sống được vài ngày, nhưng thật ra tuổi thọ chuồn chuồn lên đến 4 năm.

chuon chuon kimChuồn Chuồn Kim
Chúng ta thường nghĩ chuồn chuồn sống được vài ngày vì phần lớn thời gian của chúng ở dạng ấu trùng. Chúng chỉ dành vài ngày ngắn ngủi của mình trong dạng chuồn chuồn trưởng thành để sinh sản. Nói chính xác hơn chúng dành gần 4 năm tuổi thọ trong lốt ấu trùng. Trải qua từ 8 – 17 lần lột xác để trở thành chuồn chuồn trưởng thành và sống vài tháng.
Giai đoạn 1
au trung chuon chuonẤu trùng của chuồn chuồn
Khi trứng nở ra và ấu trùng rời khỏi vỏ trứng thì chúng ta bắt đầu giai đoạn 1. Đây cũng là giai đoạn chính kéo dài nhất trong vòng đời của chuồn chuồn. Ở giai đoạn này chúng sẽ sống 4 năm trước khi trở nên trưởng thành.

Trong giai đoạn này tuổi thọ chuồn chuồn kéo dài từ 1 – 4 năm. Tại sao lại nói như vậy? Bởi vì trong giai đoạn này ấu trùng chuồn chuồn có thể trở thành thức ăn của rất nhiều loài khác. Hoặc bị chính những ấu trùng chuồn chuồn khác săn thành thức ăn.

Thức ăn của chuồn chuồn là cá nhỏ, ấu trùng côn trùng, nòng nọc,… Chúng sẽ liên tục săn mồi để bổ sung dinh dưỡng cho việc lột xác. Khi đến thời điểm thích hợp thì chúng sẽ tiến hành bò lên bờ và lột xác. Lúc này chúng ta tiếp tục đến với giai đoạn thứ 2.

Giai đoạn 2
Ở giai đoạn này ấu trùng chuồn chuồn bò lên bờ, sau đó dính chặt vào thân cây và tiến hành lột xác. Sau khi lột xác xong chúng chưa thể bay được mà phải chờ vài giờ để cánh thật sự khô thì mới bay được. Lúc này là lúc cực kì quan trọng của chuồn chuồn, vì chúng rất yếu chưa thể bay được. Vì vậy chúng dễ bị các loài săn mồi khác ăn thịt.

Hinh anh chuon chuon dang de trungChuồn chuồn đang đẻ trứng
Bạn có biết ấu trùng chuồn chuồn có thể tấn công và ăn thịt chuồn chuồn vừa lột xác đấy. Nghe thú vị quá phải không các bạn. Tuy nhiên sau khi cánh khô và chúng bắt đầu bay được thì lại là chuyện khác. Lúc này chúng trở thành những sát thủ săn mồi tàn bạo khét tiếng.

Giai đoạn 2 này không kéo dài lâu như giai đoạn 1. Thời gian lâu nhất là 6 tháng đối với thời tiết thuận lợi ấm áp. Tuy nhiên trong thời tiết lạnh chuồn chuồn chỉ sống được vài tuần.

Như vậy chúng ta có thể kết luận được 1 điều. Tuổi thọ chuồn chuồn cao nhất là 6 tháng và thấp nhất là khi chúng bị loài khác ăn thịt.


4. Các loại chuồn chuồn ở Việt Nam

Có 16 loài được biết hiện nay ở Việt Nam, phổ biến nhất là loài Neurobasis chinensis (Linnaeus, 1758). Trên hình vẽ là con đực, đôi cánh trước của nó có màu vàng nhạt và trong suốt, khoảng 3/4 cánh sau màu xanh biếc, phần còn lại của cánh có màu đen sẫm. Với cơ thể hoàn toàn màu xanh, chúng có thể dễ dàng hòa lẫn vào các đám lá ở gần suối để trốn tránh kẻ thù.


Con đực Matrona basilaris Selys, 1953 có cơ thể màu xanh biếc óng ánh, với đôi cánh màu xanh đen ở nửa đầu cánh, phần gốc còn lại có màu xanh sáng. Ở Việt Nam, chúng phân bố chủ yếu ở các khu vực miền núi phía bắc như Lạng Sơn (Lộc Bình), Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Hoà Bình (Thượng Tiến, Kim Bôi), Cao Bằng (Trùng Khánh) và Phú Thọ (Xuân Sơn).


Loài Vestalis gracilis (Rambur, 1842) phân bố rộng ở vùng Đông Nam Á và miền nam Trung Quốc. Với cơ thể màu xanh biếc, chúng có thể dễ dàng ẩn nấp trong tán lá cây rậm rạp xung quanh bờ suối, và chỉ xuất hiện và bay lượn ra ngoài khi có ánh sáng mặt trời chiếu vào. Cánh của chúng thường phản chiếu màu xanh biếc óng ánh.


Một trong những loài có kích thước cơ thể to lớn và hiếm gặp là loài Calopteryx coomani (Fraser, 1935). Với chiều dài sải cánh và cơ thể trên 100 mm. Trái ngược với những loài trên, loài coomani mang một đôi cánh xanh đen to lớn và khỏe mạnh. Chúng thường sinh sống gần những con suối ở vùng núi, nơi mà có hệ sinh thái rừng rậm rạp và gần nguyên vẹn.


Mặc dù loài Vestalis miao (Wilson & Reels, 2001) khá phổ biến ở nam Trung Quốc, nhưng ở Việt Nam mới chỉ ghi nhận ở hai địa điểm là Khu bảo tồn Thiên nhiên Hữu Liên (Lạng Sơn) và Vườn quốc gia Xuân Sơn (Phú Thọ). Cánh của con trưởng thành vừa lột xác từ ấu trùng có màu cam đặc trưng, và trở thành trong suốt không màu khi thành thục. Phần mút đuôi của con đực có màu trắng đặc trưng cho loài.


Loài Libellago lineata (Burmeister, 1839) lại chỉ sinh sống ở những con suối nhỏ hoặc đầm nước, nơi nền đáy có nhiều bùn và mùn bã thực vật, tốc độ dòng chảy chậm.  


Thời gian gần đây, khi tiến hành điều tra về khu hệ chuồn chuồn ở miền bắc Việt Nam, các nhà nghiên cứu đã ghi nhận mới loài Rhinocypha arguta Hämäläinen & Divasiri, 1997 cho khu hệ Việt Nam từ vườn quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình) và Xuân Sơn (Phú Thọ). Loài đặc trưng bởi mặt trên của các đốt bụng màu đỏ gạch, ngực màu đen với các sọc vàng xen kẽ.


Loài Euphaea masoni Selys, 1879 thuộc họ Euphaeidae khá phổ biến ở các vùng núi, với đôi cánh chắc khỏe màu xanh đen, mặt ngoài của đôi cánh sau có một mảng màu xanh óng ánh, mép trong có màu đỏ, phân biệt với loài Euphaea guerini Rambur, 1842 có hình dạng và màu sắc cơ thể tương tự, nhưng mép trong cánh sau màu xanh.


Mặc dù là nhóm chuồn chuồn kim, nhưng các loài trong họ Synlestidae, Lestidae, Lestoideidae và họ Megapodagrionidae thường dang cánh khi đậu ở tư thế treo mình lên các cành cây ở gần suối. Trên hình là loài Orolestes selysi McLachIan, 1895.


Loài Neurothemis fluvia (Drury, 1773). Trong số các họ chuồn chuồn ngô được biết ở Việt Nam, họ có số lượng loài nhiều nhất là họ chuồn chuồn ngô Gomphidae (24 loài) và họ chuồn chuồn mương Libellulidae (48 loài); các họ này bao gồm nhiều loài phổ biến có thể bắt gặp ở khắp nơi, từ ao, ruộng nước, kênh mương...thậm chí là ở các vũng nước đọng sau mưa.


Trên đây Thế giới động vật đã giới thiệu Chuồn chuồn là con gì? Đặc điểm cấu tạo vòng đời và các loại chuồn chuồn ở Việt Nam. Comment ngay ý kiến nhé!

Post a Comment

أحدث أقدم