Con bổ củi là con gì? Sống ở đâu? Có ích hay có hại?

Cùng Thế giới động vật tìm hiểu Con bổ củi là con gì? Sống ở đâu? Có ích hay có hại? trong bài viết dưới đây nhé!

Con bổ củi là con gì? Sống ở đâu? Có ích hay có hại?


1. Con bổ củi là con gì?

Bổ củi là con gì? Con Bổ củi có tên tiếng anh là Click Beetles nằm trong họ Bọ cánh cứng (Elateridae). Trên thế giới, họ này có khoảng 9000 loài được đặt tên theo tiếng kêu lách cách mà chúng phát ra khi bị động vật ăn thịt săn bắt. Bổ củi có cấu tạo cơ thể dài, dẹt, đầu hơi thon nhọn, cơ thể tương đối cứng cáp.

2. Con bổ củi sống ở đâu?

Bổ củi là giống côn trùng cánh cứng, màu đen, phần thân nối với phần đầu bởi một cái khớp mạnh mẽ đặc biệt. Đặt ngửa con bổ củi, nó chống đầu và thân, nhấc khớp nối lên rồi đột ngột gập đầu và thân, hạ mạnh khớp xuống đất bật nẩy tung cả thân mình lên cao để khi rơi xuống thì lật úp trở lại.

Một doanh nhân ở Cần Thơ là bạn của tôi, kể: Anh có hũ rượu ngâm con bổ củi, một lần đem ra mời đôi vợ chồng doanh nhân người Mỹ đến ĐBSCL. Đôi vợ chồng này sau đó đi xuống Bạc Liêu, lúc trở về ghé vào nhà anh với nét mặt vô cùng rạng rỡ, tươi cười “xin một chai”… thuốc quý. Tôi hỏi:

- Hũ rượu mấy lít mà cho người ta cả chai?

- Năm chục lít.

- Dữ vậy? – Tôi hỏi tiếp – Thế ngâm bao nhiêu con bổ củi?

- 6.000 con.

- Bao nhiêu? – Tôi hỏi lại vì ngỡ nghe nhầm.

Anh nhắc lại là 6.000 con bổ củi ngâm trong hũ rượu. Tôi bán tín bán nghi thì anh tủm tỉm cười hỏi:

- Anh có cần tôi cho vài nghìn con?

Tôi tủm tỉm cười trả lời:

- Nếu anh có lòng tốt thì tôi cảm thấy cũng không tiện từ chối – Tôi nói, nhưng rồi băn khoăn hỏi lại – Bớt trong hũ rượu của anh ư?

- Cần gì! Tôi cho anh 2.000 con sống nguyên.

Tôi đang bán tín bán nghi thì anh bấm điện thoại di động gọi đi đâu đó, một lát quay lại nói với tôi:

- 2 giờ chiều mai sẽ có người đem đến nhà anh và chế biến luôn.

Lúc đó khoảng 8 giờ tối và chúng tôi nhậu đã vài tiếng đồng hồ, mặt mũi đều đã phừng phừng. Chuyện trò lu bu, lau bau bên bàn nhậu, nhiều khi là “rượu nói” nên dân nhậu chúng tôi ít để ý đến những lời hứa hẹn, cốt cho vui bàn nhậu thôi. Nhưng hôm sau, đúng 2 giờ chiều một đôi vợ chồng trung niên gõ cửa nhà tôi.

Họ hỏi tên tôi rồi xách vào lưng bao tải may bằng lưới cước, trong đó đựng cỡ … một thúng con bổ củi. Chưa bao giờ tôi nhìn thấy bổ củi nhiều như thế và cũng không hình dung lại có thể bắt được nhiều như thế. Con bổ củi thì đứng gần chưa nhìn kỹ cũng đã biết bởi chúng luôn bật khớp cổ cắc… cắc… Hai vợ chồng cho biết, lưng bao tải ấy đúng 9.000 con bổ củi.

Hai vợ chồng yêu cầu tôi dẫn vào khu vực bếp núc để chế biến luôn. Vợ bắc chảo rang chín còn chồng cắm điện xay… thành bột.

Tôi ngồi gần hỏi han thì biết tối qua khi nhận được điện thoại của anh bạn doanh nhân của tôi, anh chồng đi ngay đến địa điểm mối lái và vừa về tới đây. Bà vợ ở nhà theo điện thoại hợp đồng giờ giấc để cùng vào nhà tôi. Tính ra đoạn đường anh này đã đi suốt đêm qua và sáng nay là cỡ 600 cây số. Tôi hỏi:

- Bổ củi bắt ở đâu, anh có biết không?

- Biết chớ, tôi đã đi theo dân bắt nhiều lần. – Anh chồng trả lời – Ở cây ô môi mục, có cả một rừng ô môi. Vất vả lắm, phải trìu cây ô môi mục và bổ ra gặp ổ thì có cây cả trăm con nhưng có cây chỉ được vài chục con.

- Một con bổ củi anh mua bao nhiêu? – Tôi hỏi.

Anh ngần ngừ một lúc mới trả lời:

- Hơn nghìn đồng một con.

Tôi nghĩ tới cây ô môi, đó là loại cây gỗ lớn có trái như trái phượng vĩ, khi chín màu đen, ngâm rượu uống chữa nhức mỏi, bồi bổ sinh lực. Phải chăng con bổ củi sống trong ruột cây ô môi nên nó cũng có hiệu quả chữa bệnh tốt?

Trò chuyện một lúc, tôi thấy anh chồng vẻ quen quen, hỏi thêm quê quán thì hóa ra anh là con trai đầu của ông Năm Rô ở Phụng Hiệp (Hậu Giang). Ông Năm Rô là người buôn bán rắn lâu đời ở chợ Ngã Bảy, mà hơn mười năm trước tôi đã từng viết về ông.

Anh con trai của ông Năm Rô mà tôi đang “hữu duyên kỳ ngộ” tên là Lương Văn Minh, 44 tuổi, hóa ra cũng theo nghề mua bán rắn của ba má. Tôi nhắc lại những kỷ niệm rất đẹp giữa tôi và ông Năm Rô rồi hỏi anh Minh:

- Thế anh có chữa được người bị rắn độc cắn như ba của anh không?

Anh Minh trả lời:

- Được chớ, tôi theo ba đi chữa rắn độc cắn từ hồi mười mấy tuổi lận.

Không khí đã thân tình, tôi hỏi tiếp:

- Vậy anh có kỷ niệm nào khó quên trong nghề chữa rắn độc cắn, kể nghe chơi ?

Anh Minh liếc nhìn vợ rồi mới kể:

- Năm tôi mới 26 tuổi được rước lên chữa cho một cô gái 19 tuổi ở xóm Chài (phường Hưng Phú, Ninh Kiều, Cần Thơ) bị con rắn hổ mang nặng 1,6 kg cắn. Vì khi bị cắn, cô la lên, người nhà chạy ra đập được con rắn chờ tôi lên xem và tôi cho cân chính xác nó nặng như vậy. Lúc tôi đến thì cô gái đã ngất lịm, miệng trào đờm, cô bị rắn cắn vào chỗ quá hiểm, không thể ga rô hay băng bó gì được.

Đó là lúc trời tối cô ra hàng lu đựng nước bên nhà để múc nước, hình như con rắn cũng đi tìm nước uống đã mổ vào đúng chỗ gặp nhau giữa hai đùi của cô. Tình hình rất khẩn trương, không thể chần chừ, tôi trình bày với gia chủ rồi bắt tay vào cứu chữa ngay. Phải dùng dao sắc rạch rộng vết rắn cắn và ghé miệng hút nọc độc ra, sau đó xức thuốc. Hơn giờ sau cô gái tỉnh lại.

Tôi hỏi:

- Sau này anh có gặp lại cô ấy không?

- Không. Hồi đó cô ấy xinh đẹp có tiếng ở xóm Chài. Cứu chữa xong, gia chủ muốn gả cô cho tôi nhưng tôi đã có vợ con nên không thể, còn cô thì dường như mắc cỡ nên từ đó không gặp lại nhau nhưng tôi thì không thể quên.

Vợ của anh Minh nghe đến đó thì đằng hắng trong miệng, tôi liền hỏi sang hướng khác:

- Hút nọc độc như thế không gây hại cho anh ư?

- Có chứ, hút rồi mình nhổ luôn, nọc độc không làm chết người nhưng hàm răng thì ê ẩm, qua nhiều lần sẽ bị rụng hết.

Tôi nghiêng đầu nhìn cái miệng của anh Minh thấy vẫn có hai hàm răng trắng đều nhưng vợ của Minh bảo liền:

- Hàm răng giả đó, răng thiệt rụng hết trơn hết trọi rồi.

Tôi bật cười khà khà, anh Minh cũng cười nhưng tôi cười mà cứ nghĩ đến xóm Chài, không biết anh Minh nghĩ gì? Rồi tôi trở lại nồi bột bổ củi đã đầy vun lên sau hơn một giờ rang xay:

- Bột bổ củi dùng như thế nào đây?

- Xúc ăn thôi, ngày một muỗng.

Tôi xúc một muỗng nếm thử, thơm mùi cua nướng. Đang nhai thì anh bạn doanh nhân của tôi đến, nói thêm: “Cũng có thể ngâm rượu, sau vài tháng là uống được”. Anh bạn doanh nhân gọi thêm một vài người bạn nữa đến chia cho mỗi người một phần. Mọi người đều ngạc nhiên với lượng bổ củi lớn như thế và hiển nhiên tất thảy đều rất phấn khởi.

Tôi hỏi nhỏ anh bạn doanh nhân là làm sao quen với anh Minh và khai thác được khả năng kỳ lạ thu mua bổ củi nhiều vậy? Anh bạn doanh nhân chỉ nói: “Cách đây 4 năm, tôi đánh xe lên rừng một chuyến lùng mua chỉ được 6 con bổ củi thôi. Nếu anh không bận việc, tôi mời anh coi hầm rượu nhà tôi”.

Chúng tôi đến nhà anh. Cả chục chiếc bình thủy tinh và bình sứ bịt kín miệng, mỗi bình đựng cỡ 20 đến 50 lít rượu. Tôi ngạc nhiên về nhiều loại rượu thuốc ngâm đủ thứ rễ cây và con vật hiếm như thế. Có bình ngâm một con rắn hổ chúa nặng 14 kg, tôi nhớ con rắn hổ chúa ở trại nuôi rắn Đồng Tâm lừng danh của Quân khu 9 cũng không lớn bằng con này.

Anh bạn chân tình hỏi:

- Vậy anh thích thứ rượu nào tôi chiết cho vài lít mang về, bảo đảm “chồng uống vợ khen”.

Tôi cũng chân tình trả lời:

- Rất cám ơn anh, xin để dành tặng những người cần hơn, với tôi bổ củi là quá rồi. Quả thật, năm vừa rồi sau nhiều lần về Long An công tác tôi bỗng nhiên hết sạch ba cái thứ bệnh lặt vặt, không có vấn đề gì về sức khỏe nữa.

3. Con bổ củi có ích hay có hại?

Bổ củi được coi là 'thần dược' đối với cánh mày râu thường xuyên gặp tình trạng xuất tinh sớm, rối loạn cương dương. Loài côn trùng này được quảng cáo có công dụng trị xuất tinh sớm, giảm đau nhức xương khớp, kéo dài thời gian cương cứng, giúp nam giới khẳng định bản lĩnh phái mạnh.


Trên đây Thế giới động vật đã giới thiệu Con bổ củi là con gì? Sống ở đâu? Có ích hay có hại? Comment ngay ý kiến nhé!

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn