Con gián là con gì? Cấu tạo và các loại gián trong nhà tại Việt Nam và trên thế giới

 Cùng Thế giới động vật tìm hiểu Con gián là con gì? Cấu tạo và các loại gián trong nhà tại Việt Nam và trên thế giới trong bài viết dưới đây nhé!

Con gián là con gì? Cấu tạo và các loại gián trong nhà tại Việt Nam và trên thế giới


1. Con gián là con gì?

Gián thuộc lớp côn trùng, trong số 4.600 loài có khoảng 30 loài sống trong môi trường gần nười. Gián phân bố khắp nơi trên thế giói, tuy nhiên thành phần loài gián khác nhau ở từng vùng địa lý, khí hậu, độ cao và sinh cảnh. 

2. Cấu tạo của gián

3.1.1. Trứng:

Gián cái đẻ các bọc trứng, còn gọi là túi bào tử. Một túi bào tử chứa rất nhiều trứng và được bao bọc bởi một chất protein mà sẽ từ từ cứng lại thành một lớp vỏ rắn chắc, kiên cố. Vài loài gián thả rơi các bọc trứng, trong khi số còn lại mang chúng theo cho đến khi trứng nở [2, 4].



Hình 8.1. Hình dạng trứng gián [5]

3.1.2. Thiếu trùng:

Gián con hay thiếu trùng, thường không có cánh và kích thước chỉ dài vài mm,khi mới nở có màu trắng và đen dần sau vài giờ.



Hình 8.2. Hình thể gián ở giai đoạn thiếu trùng[6]

3.1.3. Gián trưởng thành:

Gián là loại côn trùng có cơ thể dẹt hướng lưng bụng, thông thường có đôi cánh ôm kín lưng. Kích thước cơ thể dài từ 2-3 mm đến 80 mm. Thân thể màu nâu sáng hoặc đen. Đa số các loài gián ít khi bay nhưng chúng bò rất nhanh.

Cơ thể gián nhà gồm ba phần: đầu, ngực và bụng.

Phần phụ miệng kiểu nghiền.

Trên ngực có 3 đôi chân, thuộc kiểu chân bò nên mảnh, dài, gồm 5 đốt: đốt háng, đốt chuyển, đốt đùi, đốt ống và đốt bàn.

Hai đôi cánh dài bằng nhau, có nhiều gân màu nâu thẫm đặc trưng, xếp chéo trên lưng con vật. Đôi cánh trước dày và sẫm màu hơn, phủ ở trên. Đôi cánh sau mỏng như lụa, ở phía dưới.

Cả gián đực lẫn gián cái phía trên hậu môn đều có một phần phụ đuôi phân đốt (cercus). Riêng gián đực còn có thêm một đôi gai giao phối không phân đốt (stylus).


3. Các loại gián trên thế giới

Các loài gián không gây hại

Gián gió Madagascar (Gromphadorhina portentosa) là một ví dụ về một loài không gây hại và không liên quan đến hoạt động của con người. Những sinh vật này sống trên mặt đất trong rừng và ăn các vật chất có trong thực vật mục nát, bao gồm cả trái cây. Gián gió Madagascar chủ yếu được tìm thấy trên đảo Madagascar; tuy nhiên, loài gián này thường được các lớp học hay con người nhận nuôi làm thú cưng do bản tính ngoan ngoãn của chúng. Chúng được đặt tên dựa trên âm thanh rít lên mà chúng tạo ra để đối phó với nguy hiểm (đối với những kẻ săn mồi), để chiến đấu với những con đực khác và trong quá trình giao phối.

Gián hang khổng lồ (Blaberus giganteus) được tìm thấy trong các khu rừng mưa nhiệt đới ở Trung và Nam Mỹ và có kích thước bằng bàn tay con người. Như tên gọi của chúng, loài này được tìm thấy ở những hang động và những nơi khác ít tiếp xúc với ánh sáng. Chúng ăn các vật chất có trong thực vật mục nát và các thứ khác, chẳng hạn như phân dơi (trong hang động) và trái cây.

Gián gỗ Pennsylvania (Parcoblatta pennsylvanica) là một loài phổ biến ở một số khu vực ở Bắc Mỹ và gián gỗ Florida (Eurycotis floridana) được tìm thấy ở miền đông nam Hoa Kỳ. Những loài này (và các loài gián gỗ khác) thường không xuất hiện trong nhà. Chúng thường sống trong các khu vực có rừng và ăn các thức ăn hữu cơ đang phân hủy. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, những con gián này có thể vô tình bị mang vào trong nhà thông qua đống củi và chúng có tác động đến các ván gỗ hoặc những ngôi nhà nằm trong khu vực nhiều cây cối.

Các loài gián gây hại sống trong nhà

Gián Mỹ (Periplaneta Americaana) có nguồn gốc từ Cựu Thế Giới (có thể là châu Phi). Loài này có khả năng được “vận chuyển” đến Hoa Kỳ từ Châu Phi vào đầu những năm 1600. Chúng là “loài ăn rác” và sẽ ăn bất cứ thứ gì, từ chất hữu cơ phân hủy cho đến tóc, bánh mì, trái cây và sách. Một số loài tác động đến các vấn đề về sức khỏe cộng đồng như gây dị ứng và làm mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Không những vậy, vài loài còn truyền vi khuẩn, chẳng hạn Salmonella, Staphylococcus aureus, Escherichia coli và Listeria.

Gián Đức (Blattella Germanica) có thể là loài phân bố rộng rãi nhất và đã thích nghi với nhiều khu vực kể từ khi được phát hiện lần đầu vào năm 1797 tại Đan Mạch. Một số nhà khoa học tin rằng loài này có nguồn gốc từ châu Phi và tìm đường đến châu âu thông qua các tuyến thương mại, trong khi những người khác nghĩ rằng nguồn gốc của nó nằm ở châu Á. Gián Đức được tìm thấy (luôn gắn liền với con người) ở tận phía nam như Nam Mỹ và trên tất cả các lục địa ngoại trừ Nam Cực.  Gián Đức ăn nhiều loại thực phẩm, bao gồm thịt, chất béo và thức ăn có tinh bột/đường.

4. Các loại gián tại Việt Nam

Gián Đức
 

- Tên khoa học: Blattella germanica.

- Tên tiếng Anh: German cockroach.

Là loài gián có kích thước nhỏ nhất trong số tất cả các loài gián. Thân hình thon, dẹt. Con trưởng thành dài từ 1,5cm – 2cm. Cánh dài quá phần bụng, xếp bằng. Mặc dù có cánh nhưng gián Đức gần như không có khả năng bay. Bù lại, chúng chạy rất nhanh.

 

Gian-Duc-German-cockroach

 

Đặc điểm dễ nhận dạng nhất là gián Đức có màu vàng nhạt, có 2 sọc tối màu chạy dọc từ đầu xuống cánh.

Theo ghi nhận của AN SINH PEST CONTROL, gián Đức xuất hiện tại Việt Nam giai đoạn đầu những năm 2000. Ban đầu, gián chủ yếu xuất hiện ở các sân bay và tại một số gia đình có người thường xuyên công tác, du lịch nước ngoài. Những năm gần đây, gián Đức phát sinh ở khắp mọi nơi. Có thể thấy chúng ở trường học, nhà máy, xí nghiệp cho tới nhà hàng, khách sạn, siêu thị và các hộ gia đình.

Gián Đức hoạt động mạnh cả ngày và đêm. Chúng thường chui vào trong các tủ đồ, tủ bếp, hộc tủ, ngăn kéo,…Ngay cả các thiết bị điện như ổ cắm, tủ lạnh, bếp điện, lò nướng, lò vi sóng,....cũng là nơi trú ẩn của gián.

Ngoài việc gây mùi hôi khó chịu, gián Đức còn lây truyền một số bệnh cho con người qua đường tiêu hóa. Chúng cũng gây hại cho hàng hóa, đặc biệt đối với các loại thực phẩm. Do thường chui vào trong các thiết bị điện, gián Đức cũng là nguyên nhân gây chập cháy thiết bị điện.


Gián Mỹ
 

- Tên khoa học: Periplaneta americana.

- Tên tiếng Anh: American cockroach.

Đây là loại gián “thân quen” nhất đối với con người. Người ta gọi gián Mỹ là “công dân toàn cầu” có lẽ do chúng có mặt ở khắp mọi nơi.
Dài 3,5cm – 4cm, gián Mỹ là loài gián có thân hình lớn nhất trong thế giới các loài gián. Chúng có màu nâu nhạt hoặc nâu đỏ, với đôi cánh dài, xếp bằng. Ở con đực, cánh dài quá thân. Còn ở con cái, cánh dài bằng phần thân. Gián Mỹ có khả năng bay tốt hơn so với các loài gián khác.

Có lẽ không khó để nhận ra loại gián này. Tuy nhiên, rất có thể cho đến hôm nay Bạn mới biết nó có tên là gián Mỹ, phải không ạ?
 

Gián phương Đông
 

- Tên khoa học: Blatta orientalis

- Tên tiếng Anh: Oriental cockroach.

Có thể đây là loài gián ít người biết tới nhất do chúng ít xuất hiện bên trong nhà và các khu vực con người sinh hoạt. Sẽ dễ tìm thấy chúng hơn ở các khu vực có nhiều rác mục, ẩm ướt hoặc trong các đống gạch vữa lâu ngày. Bạn cũng có thể thấy chúng trong tầng hầm chung cư nhà mình nếu ở đó có độ ẩm cao.


Trên đây Thế giới động vật đã giới thiệu Con gián là con gì? Cấu tạo và các loại gián trong nhà tại Việt Nam và trên thế giới. Comment ngay ý kiến nhé!

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn