Nếu từng sống ở nông thôn hoặc có dịp về quê chơi thì chắc hẳn ai cũng đã từng bị mò gà đốt với cảm giác rất khó chịu. Vậy hãy cùng tìm hiểu Con mò cắn gà là con gì? Triệu chứng và cách điều trị khi bị mò gà đốt nhé!
1. Con mò cắn gà là con gì?
Linnaeus (1758) đã đề cập tới việc phân loại mò nhưng chưa sắp xếp các loài vào hệ thống phân loại. Đến năm 1783 Charles de Geer mới sắp xếp các họ vào trong bộ Acariformes. Năm 1974, Nadchatram và Dohany, xây dựng khoá định loại cho 50 giống và phân giống của họ Trombiculidae vùng Đông Nam á, đồng thời cũng cho biết trên thế giới có khoản;g 1900 loài thuộc họ này đã được công bố; khu vực châu Á-Thái Bình dương có khoảng 600 loài, trong đó vùng Đông Nam Á có 350 loài, chủ yếu được phát hiện ở Thái Lan (khoảng 250 loài) và Malaysia. Các nước ở vùng châu Á-Thái Bình Dương đã có những công trình nghiên cứu về mặt khu hệ mò khá hoàn thiện. Nhật Bản đã công bố 73 loài, thuộc 11 giống; các khoá định loại tới loài và phân loài, vai trò dịch tễ và biện pháp phòng chống mò (Takeo Tamiya, 1962). Thái Lan đã công bố danh sách gồm 121 loài thuộc 27 giống, kèm danh sách các loài vật chủ và phân bố của từng loài mò (Panita Lakshana, 1973). Trung Quốc đã công bố khoá định loại cho 131 loài, thuộc 14 giống (Wen Tin - Whan (1978). Tại Lào đã phát hiện được 53 loài, thuộc 15 giống (Nadchatram et Dohany, 1964). Brennan và Goff (1977) đã đưa ra khoá định loại 87 giống mò vùng Tây bán cầu, đồng thời thông báo trên thế giới đã phát hiện được 3000 loài (dưới 10% số loài đã biết ở giai đoạn sau ấu trùng). Theo Brennan và Goff, 1977 khi trên thế giới đã phát hiện được 210 giống (trong đó 66 giống được phát hiện ở dạng strưởng thành) thuộc bộ Trombidiformes Reuter, 1909 (dẫn theo Nguyễn Văn Châu và cộng sự) [1].
Ở Việt Nam, trước năm 1955 chỉ mới biết 3 loài là Euschoengastia indica, Eutrombicula wichmanni và Trombicula deliensis (André, 1954). Năm 1956, Grochovskaia cùng chuyên gia Việt Nam đã tiến hành điều tra tại 9 tỉnh của miền Bắc, đã phát hiện 43 loài, 17 giống; trong đó có 22 loài mới cho khoa học (dẫn theo Nguyễn Văn Châu và cộng sự) [1]. Năm 1962- 1966 đoàn điều tra động vật ký sinh trùng do Uỷ ban khoa học Kỹ thuật Nhà nước; Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng và một số trường đại học ở Hà Nội điều tra động vật - ký sinh ở 12 tỉnh miền Bắc, đã thu thập được 18 loài mò, thuộc 6 giống và 4 phân giống. Tiếp đó là các công trình nghiên cứu của Nguyễn Kim Bằng (1971), tác giả đã công bố danh sách gồm 56 loài, thuộc 9 giống và 6 phân giống, đã bổ sung cho khu hệ mò Việt Nam 6 loài (dẫn theo Nguyễn Văn Châu và cộng sự) [1]. Domrow (1962); Nadchatram và Traub (1964, 1967); Parson và cộng sự (1967) đã tiến hành thu thập mò ở miền Nam. Năm 1968-1969, Hadi và Canrney đã điều tra mò trên thú nhỏ ở các tỉnh: Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam và Côn Đảo, thu được 8 loài, thuộc 5 giống; bổ sung 3 loài cho khu hệ mò Việt Nam, trong đó có 2 loài mới là Leptotrombidium (Trombiculindus) vanpeeneni và Helenicula. Họ Trombiculidae ở Việt Nam có số lượng giống và loài phong phú, gồm 23 giống, 106 loài và phân loài; trong đó có 17 loài đặc hữu. Nếu so với khu vực Đông Nam á và các nước lân cận thấy rằng: khu hệ mò Việt Nam chiếm 64,8% số giống và 31% số lượng loài mò khu vực Đông Nam Á. Khu hệ mò Việt Nam mang đặc điểm khu hệ mò vùng ấn Độ - Mã Lai [1]. Năm 2017, Nguyễn Văn Châu, đã thống kê họ mò Trombiculidae ở Việt Nam có 99 loài, 25 giống, 2 phân họ. Phân họ Trombiculinae có 94 loài, số loài trong các giống như sau: Ascoschoengastia 6 loài: Ascoschoengastia (Laurentella) audyi, As. (L.) canus, As. (L.) indica, As. (L.) lorius, As. (L.) octovia, As. (L.) rolui;, Blankaartia 2 loài: Blankaartia acuscutenlatis, B. kwanacara; Cheladonta 1 loài: Cheladonta ( Cheladonta) neda; Chiroptella 1 loài: Chiroptella (C.) giga; Doiloisia 4 loài: Doiloisia ( Doloisia) alata, D. (D.) brachypus, D. (D.) fulminans, D. (D.) gigantens; Eutrombicula 2 loài: Eutrombicula hirsti, Eu. Wichmanni; Fonsecia 1 loài: Fonsecia fassciata; Gahrliepia 19 loài: Gahrliepia (Gahrliepia) elbeli, G. (G.) mirabilis, G. (G.) octosetosa, G. (G.) pintanensis, G. (G.) tenella, G. (G.) yangchenensis, G. (Walchia) chinensis, G. (W.) delicatula, G. (W.) dismina, G. (W.) disparunguis, G. (W.) ewingi, G. (W.) isonichia, G. (W.) kritochaeta, G. (W.) lupella, G. (W.) micropelta, G. (W.) neosinensis, G. (W.) pacifica, G. (W.) parapacifica, G. (W.) rustica; Helenicula 6 loài: Helenicula consonensis, He. kohlsi, He. lanius, He. mutabilis, He. selvana, He. Semana; Hypogastia 1 loài: Hypogastia stekolnikovi; Leptotrombidum 25 loài: Leptotrombidium (Leptotrombidium) akamusi, L. (L.) alopeciatum, L (L.) arvina, L. (L.) deliense, L. (L.) fuller, L. (L.) globosum, L. (L.) gracipalpe, L. (L.) horridum, L. (L.) magnum, L. (L.) monstrosum, L. (L.) nguyenvannaii, L. (L.) rectanguloscuta, L. (L.) scutellare, L. (L.) striatum, L. (Trombiculindus) daucata, L. (T.) gateri, L. (T.) griselda, L. (T.) hastatum, L. (T.) vanpeeneni, L. allosetum, L. hanseni, L. kunshui, L. paradux, L. turdicola, L. taiyuanense; Lorillatum 3 loài: Lorillatum attapina, Lo. kianjoei, Lo. oreophilum; Microtrombicula 3 loài: Microtrombicula (Microtrombicula) fulgida, Mic. (M.) munda, Mic. (M.) vitosa; Neoschoengastia 7 loài: Neoschoengastia americana hexasternosetosa, Ne. americana solomonis, Ne. gallinarum, Ne. moticola, Ne. posekanyi, Ne. vietnamensis, Ne. longitarsalis, Ne. vietnamensis; Neotrombicuala 3 loài: Neotrombicula anax, Neotrombicula elegans, Neotrombicula wemi; Pseudoschoengastia 1 loài: Pseudoschoengastia ratoides;Siseca 1 loài: Siseca rara; Schoengastia 3 loài: Schoengastia obtusispura, Sc. palmate, Sc. Pseudoschuffneri; Toritrombicula 1 loài: Toritrombicula dicrura; Trombigastia 1 loài: T. chrotogalis;Walchiella 2 loài: Walchiella impar, Wa. Traubi; Schoutedenichia 1 loài: Schoutedenichia centralkawangtunga (= Schoutedenichia alongensis); phân họ Leeuwenhoekiinae có 5 loài, số loài trong các giống như sau: Odontacarus 1 loài: Odontacarus audyi; Shunsenia 1 loài: Shunsenia sp.; Whartonia 3 loài: Whartonia caobangensis, Wh. Prima, Whartonia salifa[4].
2. Triệu chứng khi bị mò đốt
Sau thời gian ủ bệnh từ 6 đến 21 ngày (trung bình là 10 đến 12 ngày), các triệu chứng của sốt mò bắt đầu đột ngột và bao gồm:
Sốt cao kéo dài, ớn lạnh, nhức đầu và nổi hạch toàn thân. Sốt cao trong tuần thứ nhất, thường từ 40 đến 40,5°C. Đau đầu thường dữ dội và gặp hầu hết ở người bị bệnh sốt mò.
Tổn thương ban đầu trên da tại vị trí bị mò đốt: tổn thường màu đỏ đường kính khoảng 1cm, nổi mụn nước trên nền da đỏ sau vài ngày thì vỡ ra tạo nên vết loét. Vết loét sẽ đóng vảy. Khả năng của các chủng O. tsutsugamushi khác nhau trong việc tạo ra một mảng mô chết đóng vảy khác nhau.
Có vết loét da do ấu trùng mò đốt với các đặc điểm được mô tả như sau: vết loét thường 1 vết hình tròn hoặc bầu dục, đường kính khoảng 5-10 mm, không đau, không ngứa, viền đỏ khu trú ở những vùng da mềm như: cổ, nách, ngực, bụng, bẹn… nên người bệnh cũng không biết đến.
Lúc đầu vảy có màu vàng xám, sau đó đóng vảy màu nâu hoặc đen không tiết dịch.
Phát ban dạng sẩn trên thân mình vào ngày sốt thứ 5 đến ngày sốt thứ 8, thường lan rộng ra cánh tay và chân. Nó có thể biến mất nhanh chóng hoặc trở nên đậm màu hơn và có thể có nhiều màu.
Da xung huyết, xung huyết kết mạc mắt.
Ho có thể xuất hiện trong tuần đầu tiên và viêm phổi phát triển trong tuần thứ 2 của bệnh.
Trong trường hợp nặng, nhịp tim tăng lên; huyết áp giảm; mê sảng, choáng váng, và co giật.
3. Cách điều trị khi bị mò gà đốt
Bệnh sốt mò nên điều trị sớm ngay khi có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh. Nếu được điều trị đúng cách, các triệu chứng sẽ thuyên giảm đáng kể trong vòng vài ngày đến một tuần đồng thời hạn chế tối đa ảnh hưởng đến các cơ quan quan trọng trong cơ thể. Ở những bệnh nhân không được điều trị, sốt cao có thể tồn tại ≥ 2 tuần, sau đó giảm dần trong vài ngày nhưng để lại gây nhiều tổn thương cho phổi, tim mạch…
Trên đây Thế giới động vật đã giới thiệu Con mò cắn gà là con gì? Triệu chứng và cách điều trị khi bị mò gà đốt. Comment ngay ý kiến nhé!
Đăng nhận xét