Con sam biển có độc không? Cách phân biệt con sam với so biển. Hình ảnh con sam biển mới nhất

 Khá nhiều người tò mò về Con sam biển có độc không? 99+ Hình ảnh con sam biển mới nhất 2025. Dưới đây là giải đáp của Thế giới động vật.

Con sam biển có độc không? Cách phân biệt con sam với so biển. Hình ảnh con sam biển mới nhất


1. Con sam biển có độc không?

Trong khi sam biển là loài hải sản không độc, có giá trị dinh dưỡng, thương phẩm thì loài so biển có cùng họ hàng và ngoại hình, màu sắc rất giống con sam lại chứa độc tố tetrodotoxin cực mạnh.

2. Cách phân biệt con sam và so biển


Để phân biệt con sam và con so, chúng ta có thể dựa vào một vài đặc điểm như sau:

Môi trường sống
Sam thường sống ở các dải cát có thủy triều cao 
So thích sống ở các lạch nước ngọt.
Hình dáng đuôi
Đuôi con sam khi cắt ngang có tiết diện hình tam giác, 3 cạnh chụm lại kéo dài đến tận cuối đuôi, ở đỉnh tam giác có gai nhọn như lưỡi cưa (sờ thấy có góc cạnh).
Đuôi so có tiết diện tròn hoặc bầu dục khi cắt ngang và không hề có gai nhọn (sờ thấy trơn nhẵn).
Kích thước
Sam trường thành dài khoảng 17 – 35cm và nặng khoảng 3,8kg, sam đực nhỏ hơn và chỉ nặng bằng nửa sam cái.
So nhỏ hơn sam, thường dài từ 20 – 25cm và nặng dưới 1kg.
Di chuyển
Con sam khi di chuyển thường đi theo cặp, sam đực bám lên lưng con cái.
So thường đi đơn lẻ, tuy nhiên vào mùa giao phối so đực và cái có thể đi cùng nhau, nên chú ý kĩ điều này.
Độc tố
Con Sam không chứa độc tố, có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng.
Con So chứa độc tố Tetrodotoxin (tập trung chủ yếu ở buồng trứng) có độc tính rất mạnh, gây tác động lên thần kinh trung ương, tê liệt cơ thể, ngừng tuần hoàn. Khi ăn phải , độc tính hấp thu vào cơ thể một cách nhanh chóng, chỉ sau 30 phút đến 2 giờ sẽ phát triệu chứng ngộ độc và tử vong nếu bệnh nhân không được đưa đến bệnh viện kịp thời. Chất độc này chịu được nhiệt độ cao, dù có đun sôi, nấu chín, phơi hay sấy khô, độc tố vẫn tồn tại và đặc biệt là chưa có thuốc giải độc
Triệu chứng khi bị ngộ độc so biển

Triệu chứng bị ngộ độc do độc tố của So biển thường xuất hiện triệu chứng sau khi ăn từ 30 phút đến 60 phút:

Cảm giác tê môi, đầu lưỡi, quanh vùng miệng và tay, chân.
Đau bụng
Vã mồ hôi
Giãn đồng tử
Tăng tiết đờm nhớt
Nôn mửa
Tụt huyết áp
Trạng thái thần kinh li bì, lơ mơ, toàn thân mệt mỏi
Co giật
Khó thở, suy hô hấp
Hôn mê

Xử trí ngộ độc

Phát hiện có dấu hiệu sớm (còn tỉnh táo):
Cần gây nôn chủ động: nôn được càng nhiều càng tốt để hạn chế chất độc có trong thực phẩm ngấm vào cơ thể, phát tán và gây hại;
Chuyển bệnh nhân nhanh chóng đến cơ sở có điều kiện về hồi sức cấp cứu (bệnh viện).
Điều trị: Chống rối loạn tim mạch, hô hấp, thần kinh và tiết niệu bằng dịch truyền, thuốc điều trị triệu chứng, thở ô xy, thở máy nếu suy hô hấp, máy tạo nhịp, lợi tiểu, lọc thận tùy theo biểu hiện của bệnh.

Cách phòng ngừa

Tuyệt đối không được dùng so biển làm nguyên liệu thực phẩm dưới bất kỳ hình thức nào, dù chỉ là một lần.
Không ăn khi chưa phân biệt rõ so biển và sam biển;
Cần loại bỏ so biển khi đánh bắt hải sản và tuyệt đối không kinh doanh so biển.
Cảnh giác với những loại hải sản cũng chứa độc tố tetrodotoxin như: cá nóc, bạch tuộc vòng xanh, sao biển, một số loài cua, sa giông, một số loài ốc biển…
Tăng cường giám sát, kiểm soát an toàn thực phẩm trong đánh bắt, kinh doanh và tiêu dùng thủy hải sản.
Tập huấn, đào tạo nhân viên y tế ở các tuyến để nâng cao năng lực hệ thống y tế trong việc chẩn đoán, cấp cứu và điều trị ngộ độc thực phẩm do độc tố so biển.

3. Hình ảnh con sam biển mới nhất

Không khó săn bắt nhưng sam biển chỉ sống được khoảng 3 ngày sau khi lên bờ và đòi hỏi quá trình chế biến kỳ công, chỉ đầu bếp lành nghề mới thực hiện được nên không phải ai cũng có cơ hội thưởng thức chúng.
Con sam là sinh vật sống ở biển, nơi có thủy triều cao và được tìm thấy nhiều ở các vùng biển Quảng Ninh, Hải Phòng như vùng biển Cát Bà, Hạ Long hay Quảng Yên…

Thoạt nhìn, sam rất giống so biển nhưng sam ăn được và phải chế biến đúng cách, còn so biển thì chứa rất nhiều độc tố. Nếu không may ăn phải so biển, cơ thể sẽ bị tê liệt, ngừng tuần hoàn, suy hô hấp và dẫn tới tử vong.

Để phân biệt hai loài này, người ta nhận diện chúng qua hình dáng bên ngoài. Thoạt nhìn, con sam trông giống một chiếc mũ sắt, phần mai rất cứng và dày, mình tròn dẹt. Chúng có 4 mắt và 8 đôi chân ẩn giấu dưới bụng, trong đó hai mắt lồi ra ở bên thân và hai mắt còn lại ở trên đầu, nằm sát vào nhau. Đuôi sam có gờ với đầu nhọn hình tam giác rõ nét.


Sam được xem là loại đặc sản đắt đỏ và có giá trị. Chúng sống chủ yếu ở các dải cát tại khu vực có thủy triều cao như Hạ Long, Cát Bà,... (Ảnh: Sam Cô béo).
Đặc biệt, sam thường sống theo cặp, con đực bám trên lưng con cái. Bởi vậy mà dân gian có câu "dính như sam", thể hiện tình nghĩa vợ chồng son sắt, chung thủy. Mỗi khi đi biển, ngư dân thường đánh bắt sam theo đôi. Nếu chỉ có một con dính lưới, họ sẽ thả nó về biển.

Thông thường, một con sam cái sẽ có trọng lượng từ 1.5 - 3.5kg, còn sam đực nhẹ hơn, chỉ khoảng 1 - 2kg. 

Ngược lại, so biển chỉ đi một mình và có kích thước nhỏ, khoảng 20-25cm, cân nặng dưới 1kg. Đuôi so biển không có gờ lưng và dạng tròn, không nhọn. 

Theo những ngư dân có kinh nghiệm, mùa sam kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9 dương lịch hàng năm. Lúc này, sam cái cũng có nhiều trứng và thịt béo, chắc. Ở Quảng Ninh, sam biển có quanh năm nhưng nhiều và ngon nhất là từ tháng 10 đến tháng 2 âm lịch.


Thịt sam và trứng sam sau khi sơ chế (Ảnh: Sam Cô béo). 
Chị Thu Hằng - một đại lý cung cấp hải sản ở Quảng Ninh cho biết, nếu đánh bắt đúng mùa thì sẽ thu được sam cái có nhiều trứng. Tuy nhiên, loài vật này chỉ sống được khoảng 3 ngày khi rời khỏi biển nên không phải thực khách nào cũng có cơ hội được thưởng thức các món ngon chế biến từ sam.

“Ngày xưa, người dân chưa biết ăn sam nên giá thành của chúng rất rẻ, thậm chí chẳng ai hỏi mua. Nhưng nhiều năm nay, khi du lịch phát triển mạnh, sam biển được giới sành ăn biết đến nên trở thành đặc sản được săn lùng.

Sam thường được bán theo đôi, vào mùa khoảng 700.000 - 1.200.000 đồng/cặp. Thời điểm khan hiếm, ngư dân đánh bắt được ít thì giá sam có thể đội lên 1.500.000 đồng/đôi. Nhiều thực khách sẵn sàng trả giá cao nhưng không phải lúc nào cũng có sam để thưởng thức”, chị Hằng cho biết.


Sam rất khó chế biến, không cẩn thận có thể gây ngộ độc nên thường chỉ những người có kinh nghiệm mới dám làm (Ảnh: Sam Cô béo).

Một số món ăn được chế biến từ sam như miến sam, chân sam xào chua ngọt, nộm thịt sam,... (Ảnh: Thảo Trinh).
Tiểu thương này cho biết, thịt sam tuy ngon nhưng quá trình chế biến rất kỳ công, phải những đầu bếp giàu kinh nghiệm mới thực hiện được. Nếu sơ chế sam biển không cẩn thận có thể gây ngộ độc cho người ăn.

Anh Phạm Văn Phong - chủ một quán ăn hải sản tại Hải Phòng cho biết, sam biển thường ăn sứa nên phần gan và ruột của chúng cực độc. Bởi vậy, người chế biến phải biết cách chọn sam và xử lý thật cẩn thận, chỉ lấy riêng phần bụng và trứng, tuyệt đối không được làm vỡ ruột và gan.

"Khi cắt tiết sam, phải cắt làm sao cho thành tia thì mới không làm mất đi độ chát của thịt sam. Riêng phần gan, ruột sam cần lọc thật khéo. Nếu không may sơ ý làm vỡ gan hoặc ruột của sam biển sẽ khiến chất độc dính vào phần thịt, có thể gây dị ứng hoặc đau bụng, ngộ độc với người ăn”, anh Phong chia sẻ.

Trên đây Thế giới động vật đã giới thiệu Con sam biển có độc không? Cách phân biệt con sam với so biển. Hình ảnh con sam biển mới nhất. Comment ngay ý kiến nhé!

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn