Cùng Thế giới động vật tìm hiểu Côn trùng ăn gì? Vòng đời côn trùng ra sao? Lợi ích và tác hại của côn trùng trong bài viết dưới đây nhé!
1. Côn trùng ăn gì?
- Thức ăn của côn trùng chủ yếu là cây cỏ (thức ăn thực vật), các chất phế thải nông, công nghiệp và đời sống, không cạnh tranh lương thực với loài người.
- Nuôi côn trùng không làm cho môi trường bị ô nhiễm, đặc biệt côn trùng không tạo ra chất thải gây hiệu ứng nhà kính (một nguyên nhân làm cho bầu không khí của trái đất nóng lên và nước biển dâng).
2. Vòng đời côn trùng
Thông thường, một vòng đời côn trùng sẽ được chia ra gồm hai loại với các kiểu biến thái, bao gồm:
Biến thái hoàn toàn:
Đối với loại này, côn trùng sẽ có đặc điểm trải qua 4 giai đoạn hoàn toàn cho sự biến đổi, bao gồm trứng - ấu trùng - nhộng và trưởng thành. Bên cạnh đó, giai đoạn ấu trùng của biến thái hoàn toàn sẽ không giống với hình thái sau khi chúng trưởng thành, các côn trùng thường phải trải qua nhiều lần lột xác để có được cơ thể và hình dạng phát triển. Một số loại thuộc nhóm này như: Ruồi, kiến, ong và bọ cánh cứng,..
Biến thái không hoàn toàn:
Ở quá trình này, sẽ bao gồm ba giai đoạn xảy ra đối với côn trùng, bao gồm trứng, ấu trùng và trưởng thành. Trong đó, ấu trùng sẽ có cấu tạo và phần đặc điểm tương đồng với hình dạng ở giai đoạn trưởng thành, ngoài ra, riêng với những ấu trùng mọc cánh thì phải trải qua nhiều lần lột da và phát triển dần dần. Một số loại côn trùng biến thái không hoàn toàn gồm các loại như châu chấu, bọ ngựa, gián, mỗi, chuồn chuồn,..
Cùng với mỗi giai đoạn phát triển, côn trùng sẽ có đặc tính sinh trưởng khác nhau, ngoài ra một điểm nguy hại khác đó chính là tính phá hoại của chúng, được biết giai đoạn công trùng phá hoại nhất là nằm ở giai đoạn:
Biến thái hoàn toàn: Thời kỳ phá hoại mạnh mẽ nhất dưới hình dạng sâu non;
Biến thái không hoàn toàn: Thời kỳ phá hoại mạnh mẽ nhất dưới hình dạng khi đã trưởng thành
Vòng đời của côn trùng có kiểu biến thái hoàn toàn phải trải qua bao nhiêu giai đoạn?
Chu kỳ vòng đời của một côn trùng thuộc kiểu biến thái hoàn toàn sẽ phải trải qua tất cả 4 giai đoạn, lần lượt là từ trứng đến sâu non, sau đó trở thành nhộng và qua phát triển sẽ có hình dạng sâu trưởng thành.
3. Lợi ích của côn trùng
- Có nhiều loại côn trùng.
- Côn trùng có khả năng thích ứng với nhiều điều kiện ngoại cảnh khác nhau.
- Côn trùng có vòng đời ngắn, tái tạo đàn nhanh.
- Điều kiện nuôi dưỡng côn trùng đơn giản, không tốn kém nhân công, vật tư.
- Côn trùng không cần năng lượng để duy trì nhiệt độ cơ thể.
- Hiệu quả chuyển hóa thức ăn tốt: Để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm bò phải mất một thời gian dài hơn dế 12 lần. Khả năng chuyển hóa thức ăn thành sinh khối và dế lớn hơn bò thịt 5 lần.
- Chất lượng sản phẩm tốt: Tỷ lệ protein, chất lượng trong côn trùng cao. Tỷ lệ protein của mọt gỗ là 30% và của ong bắp cày là 80%. Năng lượng của 100gr côn trùng cao hơn năng lượng của ngũ cốc, rau và thịt. Lượng kẽm, đồng, sắt, magiê ở côn trùng cao hơn thịt bò, cá, thịt gà tây, sữa và trứng.
Trên thế giới đã có nhiều nước sử dụng côn trùng làm thức ăn, đặc biệt là các loài kiến:
- Kiến mật, có chiếc bụng căng phồng chứa đầy mật, được thổ dân Úc rất ưa chuộng.
- Kiến cắt, có mùi vị như thịt xông khói, được người Nam Mỹ rất ưa thích.
- Kiến chanh, có mùi vị như chanh được các thổ dân ở Amazon ưa dùng.
- Ngoài ra người dân Colombia, Guatemala, Trung Quốc và Brazil cũng hay sử dụng các loài kiến của nước họ.
Ở Việt Nam, từ lâu đã có một số món ăn từ côn trùng khá phổ biến: nhộng tằm - cà cuống - châu chấu - dế mèn - ấu trùng của các loại ong, ve sầu. Nhưng tất cả các loài côn trùng này đều là phụ phẩm của các ngành nghề (nhộng tằm là của nghề tằm tơ) hoặc là côn trùng bắt được trong tự nhiên (cà cuống - châu chấu - dế mèn - ấu trùng của ong...) chưa có loại côn trùng do người ta gây nuôi.
Xem thêm: Côn trùng (sâu bọ) là gì? Côn trùng thuộc ngành nào? Các loại côn trùng trên thế giới và ở Việt Nam
4. Tác hại của côn trùng
Côn trùng cũng đem lại sự phiền toái không hề nhỏ cho đời sống con người. Nhiều loài không chỉ gây phiền toái mà còn mang theo dịch bệnh nguy hiểm.
- Gián gây ra mùi hôi vô cùng khó chịu và làm mất vệ sinh an toàn thực phẩm cho gia đình Bạn. Loài gián Đức còn khiến chúng ta phải lo ngại bởi sự bùng phát và kháng thuốc mạnh mẽ. Chúng còn mang theo các loại vi khuẩn gây bệnh phổi hay tiêu chảy,…
- Côn trùng còn phá hoại mùa màng, gây thất thoát lương thực cho nhiều quốc gia. Những loài như rệp, rầy,... gây ảnh hưởng trực tiếp đến các loại cây lương thực.
- Muỗi gây ra những vết đốt khó chịu, là nguyên nhân của các đại dịch nguy hiểm như sốt xuất huyết, sốt rét hay viêm não Nhật Bản,…
- Mối mọt là một trong những côn trùng khiến chúng ta phải đau đầu, chúng phá hoại kết cấu gỗ đồ đạc gia đình Bạn, biến các tủ, bàn ghế, kệ thậm trí cửa thành đống mùn vô dụng.
Trên đây Thế giới động vật đã giới thiệu Côn trùng ăn gì? Vòng đời côn trùng ra sao? Lợi ích và tác hại của côn trùng. Comment ngay ý kiến nhé!
Đăng nhận xét