Cuốn chiếu có cắn người không? Có độc và nguy hiểm không?

 Khá nhiều người quan tâm tới Cuốn chiếu có cắn không? Có độc và nguy hiểm không? Dưới đây là giải đáp của Thế giới động vật dành cho các bạn.

Cuốn chiếu có cắn người không? Có độc và nguy hiểm không? Cách diệt sâu cuốn chiếu


1. Cuốn chiếu có cắn người không?

Thực chất, cuốn chiếu không cắn người. Tuy nhiên, nó lại thải ra chất độc từ các tuyến của chúng để chiến đấu chống lại những kẻ săn mồi như nhện, kiến và côn trùng khác. Một số con cuốn chiếu có thể phun chất độc ra xa vài bước chân nếu chúng phát hiện ra mối đe dọa.

2. Cuốn chiếu có độc và nguy hiểm không?


Một cô gái đã cảnh báo mọi người sau khi bị con cuốn chiếu 'cắn' phồng đen ở ngón chân.
Mới đây, một cô gái chia sẻ hình ảnh ngón chân của mình bị cuốn chiếu cắn sưng phồng đen. Cô chia sẻ: "Trước giờ cứ nghĩ con này vô tri, không cắn ai, nay dính 1 phát của nó thôi đã thành thế này đây. Mọi người cứ cẩn thận cho chắc nha, nguy hiểm quá".

Cô gái chia sẻ bị con cuốn chiếu cắn phồng đen ở ngón chân.

Nhìn hình ảnh, nhiều người bình luận: "Ghê quá", "Mình cũng tưởng nó không cắn", "Tưởng nó vô tri thật", "Cắn là hoại tử luôn"...


cuốn chiếu, con cuốn chiếu, chất độc của cuốn chiếu

Thực chất, cuốn chiếu không cắn nhưng nó lại phun chất độc.

Trong chất độc mà cuốn chiếu phun ra có axit clohydric và hydro xyanua với tác dụng đốt cháy và làm ngạt thở đối với những kẻ săn mồi của loài con cuốn chiếu.

Với số lượng lớn, chất độc này cũng có hại cho con người. Tuy nhiên, số lượng chất độc mà con cuốn chiếu phát ra rất nhỏ nên nó không thể gây ngộ độc cho con người.

Mặc dù chất lỏng con cuốn chiếu thải ra không độc hại đối với con người, nhưng có thể gây kích ứng da hoặc thậm chí dị ứng với nó. Nếu bạn bị dị ứng với con cuốn chiếu, bạn có thể nhận thấy các triệu chứng như mụn nước, đỏ da, phát ban, ngứa hoặc bỏng.

cuốn chiếu, con cuốn chiếu, chất độc của cuốn chiếu

cuốn chiếu, con cuốn chiếu, chất độc của cuốn chiếu

Chất độc của cuốn chiếu khi dính lên người có thể gây ra tình trạng mụn nước, đỏ da, phát ban, ngứa hoặc bỏng.

Ngoài ra, một số người dị ứng với cuốn chiếu có thể bị sưng mặt, khó thở, nhịp tim nhanh, phát ban lan rộng. Nếu gặp các triệu chứng trên, bạn cần đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị ngay. Chính vì vậy, khi gặp cuốn chiếu, bạn cũng nên tránh xa đề phòng chất độc của cuốn chiếu dính lên cơ thể.


4. Cách diệt sâu cuốn chiếu

Tinh dầu neem oil chứa Azadirachtin A, một hoạt chất sinh học xuất phát từ cây Neem ở Ấn Độ. Hoạt chất này có khả năng phòng trừ và tiêu diệt nhiều loại côn trùng gây hại, bao gồm cả cuốn chiếu. Neem oil làm suy giảm khả năng ăn uống, giao phối và sinh sản của cuốn chiếu một cách hiệu quả. Sử dụng Neem oil để diệt cuốn chiếu là một phương pháp an toàn, thân thiện với môi trường và sức khỏe con người, do loại tinh dầu này hoàn toàn vô hại.

Để diệt cuốn chiếu cho lan bằng tinh dầu neem oil, bạn có thể thực hiện các bước sau. Trước hết, hãy pha loãng tinh dầu neem oil với nước rửa chén theo tỉ lệ 5ml tinh dầu neem oil, 5ml nước rửa chén và 1 lít nước sạch. Sau đó, bạn sẽ tưới hỗn hợp này lên phần đất trong chậu cây, rải đều để che phủ toàn bộ diện tích.

Hãy thực hiện công việc này khoảng 3 lần, giữa mỗi lần cách nhau 5 ngày để đạt được kết quả tốt nhất. Quá trình này giúp loại bỏ cuộn chiếu và đồng thời ngăn chặn sự phát triển của chúng trong thời gian ngắn.

Diệt cuốn chiếu cho lan bằng Tinh Vôi
Một phương pháp hiệu quả để diệt cuốn chiếu cho lan là sử dụng vôi. Đặc biệt là Tinh Vôi Siêu Sát Khuẩn 98 được coi là lựa chọn tốt nhất do độ đậm đặc cao và khả năng tỏa nhiệt mạnh. Để diệt cuốn chiếu, bạn nên rắc vôi lên khu vực chậu lan nơi có cuốn chiếu hoặc tổ của chúng. Sau đó, tưới nước nhẹ lên vôi để kích hoạt chất sát trùng.

Phương pháp này có hiệu quả khá cao đối với cuốn chiếu ở phần trên mặt đất. Tuy nhiên, nếu cuốn chiếu nằm sâu trong đất, cách làm này chỉ có thể diệt khoảng 60%.

Một đĩa thủy tinh trong suốt chứa bột màu trắng.
Sử dụng thuốc Regent 800 WG
Nếu đã thử mọi biện pháp tự nhiên mà không thấy hiệu quả trong việc diệt cuốn chiếu, một giải pháp tạm thời có thể là sử dụng Regent. Tuy nhiên, việc này cần được thực hiện một cách cẩn trọng do Regent là một loại thuốc hóa học. Dưới đây là hướng dẫn pha và tưới Regent:

Pha 01 gói Regent 800 WG (0.8 gram) với 8 lít nước, sau đó tưới khoảng 1-2 lít dung dịch này cho mỗi chậu cây có đường kính trên 30cm.

Tưới lần đầu, sau đó chờ 5 ngày và tiếp tục tưới lần thứ hai để đảm bảo diệt cuốn chiếu cho lan triệt để.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc sử dụng Regent nên cân nhắc kỹ lưỡng do đây là một loại thuốc hóa học có thể gây độc hại cho cây trồng và người sử dụng. Thêm vào đó, việc sử dụng liên tục có thể làm cho cuốn chiếu trở nên kháng thuốc. Do vậy, việc này nên được thực hiện như một biện pháp cuối cùng và chỉ khi các phương pháp tự nhiên không đạt được kết quả mong muốn.

Dùng chế phẩm sinh học Nấm Xanh Metarhizium
Ngoài các phương pháp diệt cuốn chiếu đã nêu trên, bạn cũng có thể áp dụng cách diệt cuốn chiếu cho lan bằng chế phẩm sinh học nấm xanh metarhizium. Đây là loại nấm có khả năng ký sinh và tiêu diệt cuốn chiếu mà không ảnh hưởng đến cây trồng hay môi trường.

Bước 1: Rắc khoảng 10g nấm xanh lên đất trồng trong mỗi chậu cây lan.

Bước 2: Sử dụng 1 lít nước không chứa clo, sau đó hòa tan 10-20g nấm xanh vào nước và tưới đều lên đất.

Bước 3: Nấm xanh sẽ phát triển trong đất và ký sinh trên cuốn chiếu thông qua hệ tiêu hóa của chúng. Lúc này chúng sẽ khiến cho cuốn chiếu bị tiêu diệt nhanh chóng và không có khả năng phát triển lại.

Trên đây Thế giới động vật đã giải đáp Cuốn chiếu có cắn người không? Có độc và nguy hiểm không?

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn