Đỉa hút máu như thế nào? Cách cầm máu khi bị đỉa cắn

 Là một loài động vật khá phổ biến ở nơi ruộng đồng. Hãy cùng Thế giới động vật tìm hiểu Đỉa hút máu như thế nào? Cách cầm máu khi bị đỉa cắn trong bài này nhé!

Đỉa hút máu như thế nào? Cách cầm máu khi bị đỉa cắn


1. Cấu tạo của đỉa

Đỉa (Hirudinea) thuộc lớp ngành giun đốt lớp không xương sống có nhiều loài khác nhau, có loài sống ở cạn, có loài sống ở nước ngọt. Đỉa ưa sống tự do hoặc sống ký sinh tạm thời ở các động vật khác, nhờ vào máu của các vật chủ. Cơ thể đỉa dẹt theo chiều lưng bụng và có tới 33 đốt, mỗi đốt lại được chia thành nhiều ngấn đốt phía bên ngoài gọi là vành. Đặc biệt nó có 2 giác dùng để bám chặt vào cơ thể vật chủ: giác trước (ở giữa có miệng) và giác sau (ngay trên giác sau có hậu môn).

Đỉa không có xoang cơ thể, giữa ruột và thành cơ thể chứa đầy nhu mô, chỉ để lại những xoang nhỏ làm nhiệm vụ tuần hoàn, gọi là xoang huyết. Ống tiêu hóa bắt đầu bằng miệng, tiếp sau là hầu. Ở hầu có tuyến đơn bào tiết ra chất kháng đông máu, nên máu được đỉa hút vào không đông, máu ở vết cắn của đỉa cũng rất lâu đông. Ruột đỉa có các manh tràng bên làm tăng diện tiêu hóa của ruột. Máu ở trong ruột đỉa được tiêu rất chậm.

Đỉa là động vật lưỡng tính, trứng phát triển trong kén do đai sinh dục tiết ra. Cấu tạo của cơ quan sinh dục ở đỉa tương tự như ở lớp giun ít-tơ, nhưng phát triển rất chậm, phải tới vài năm mới đạt tới giai đoạn trưởng thành. Nó có thể sống lâu tới 20 năm.

Đỉa bơi rất khỏe, khi bám vào da của người, hay của động vật, gờ cơ ở khoang miệng sẽ hoạt động như lưỡi cưa và gây nên một vết thương hình hoa thị. Hầu có thành cơ khỏe nên hút rất mạnh tạo ra một khoảng chân không, nhờ đó mà đỉa bám rất chắc vào vết thương, kéo ra rất khó. Lớp tế bào biểu bì của đỉa luôn luôn tiết ra một chất dịch nhờn làm cho mặt da đỉa luôn luôn trơn bóng. Nhờ đặc tính này, mà các động vật sống trong nước rất khó bắt được đỉa.


2. Đỉa hút máu như thế nào?

Miệng đỉa có giác hút để châm vào con mồi và hút máu. Đỉa tiết ra chất chống đông máu nên vết chích sẽ bị chảy máu liên tục. Hiện nay phần lớn bệnh nhân bị đỉa ký sinh trong cơ thể là người miền núi. Nguyên nhân là người dân có thói quen uống nước lã, tắm từ các nguồn nước thiên nhiên như khe suối, ao hồ.


3. Cách cầm máu khi bị đỉa cắn

Điều trị vết cắn của đỉa tách bao gồm chăm sóc vết thương tại chỗ, cầm máu nếu cần, phòng ngừa uốn ván và kháng sinh nếu bị nhiễm trùng thứ phát. Đỉa bám có thể được tách ra bằng cách dùng móng tay để phá vỡ lực hút dưới ống hút. Các phương thức khác (có thể liên quan đến nguy cơ nhiễm trùng hoặc thương tích tăng lên) đã được đề xuất, bao gồm dung dịch muối, giấm hoặc que diêm đang cháy.

Sự xuất hiện của một tổn thương nhỏ hình chữ Y ở chi dưới gợi ý vết cắn tách rời của đỉa đất.

Nhiễm trùng Aeromonas đã được báo cáo sau khi sử dụng liệu pháp đỉa thuốc. Ciprofloxacin có thể hỗ trợ phòng ngừa.

Việc cầm máu bằng gạc QuikClot được cho là có hiệu quả ở những bệnh nhân bị chảy máu kéo dài.

Trên đay Thế giới động vật đã giới thiệu Đỉa hút máu như thế nào? Cách cầm máu khi bị đỉa cắn. Comment ngay ý kiến phía dưới nhé!

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn