Kiến là con gì? Đặc điểm sinh học và các loại kiến phổ biến tại Việt Nam và trên thế giới

 Cùng Thế giới động vật tìm hiểu Kiến là con gì? Đặc điểm sinh học và các loại kiến phổ biến tại Việt Nam và trên thế giới trong bài viết dưới đây nhé!

Kiến là con gì? Đặc điểm sinh học và các loại kiến phổ biến tại Việt Nam và trên thế giới


1. Kiến là con gì?

Kiến (tên khoa học: Formicidae) là một họ côn trùng thuộc bộ Cánh màng. Các loài trong họ này có tính xã hội cao, có khả năng sống thành tập đoàn lớn có tới hàng triệu con. Nhiều tập đoàn kiến còn có thể lan tràn trên một khu vực đất rất rộng, hình thành nên các siêu tập đoàn. Các tập đoàn kiến đôi khi được coi là các siêu cơ quan vì chúng hoạt động như một thực thể duy nhất.

Phân loại và tiến hóa

Kiến hóa thạch trong hổ phách Baltic.
Vespoidea
Sierolomorphidae

Tiphiidae

Sapygidae

Mutillidae

Pompilidae

Rhopalosomatidae

Formicid
Vespidae

Scoliidae

Vị trí phát sinh loài của họ Formicidae.[3]
Họ Formicidae thuộc bộ Hymenoptera, bộ này cũng bao gồm sawfly, ong và tò vò Kiến nằm cùng nhánh với ong Vò vẽ. Phân tích phát sinh loài cho thấy kiến tách ra từ Kỷ Creta-giữa cách đây khoảng 110 đến 130 triệu năm. Sau khi thực vật có hoa tách ra cách đây khoảng 100 triệu năm kiến đã đa dạng hóa và được cho là thống trị chủ yếu vào khoảng cách đây 60 triệu năm.[4][5][6] Năm 1966, E. O. Wilson và đồng sự của ông đã xác định các hóa thạch kiến (loài Sphecomyrma freyi) sống trong kỷ Creta. Tiêu bản này nằm trong hổ phách được định tuổi là hơn 80 triệu năm và mang các đặc điểm của kiến và wasp.[7] Sphecomyrma có thể kiếm ăn trên mặt đất nhưng một số tác giả dựa trên các nhóm nguyên thủy Leptanillinae và Martialinae nên các loài kiến nguyên thủy có thể là các loài săn mồi dưới mặt đất.[2]

Trong suốt kỷ Creta, một vài loài kiến nguyên thủy phân bố rộng khắp trên siêu lục địa Laurasia (bán cầu bắc). Chúng hiếm gặp so với các loài côn trùng khác, và chỉ chiếm 1% trong tổng các cá thể côn trùng. Kiến trở nên phổ biến sau sự kiện tỏa nhánh thích nghi vào đầu kỷ Paleogen. Vao Oligocene và Miocene kiến chiếm 20 – 40% tất cả các côn trùng được tìm thấy trong hầu hết các trầm tích hóa thạch chính. Một trong số các loài sống trong Eocene thì còn khoảng 
1
10
{\displaystyle {\frac {1}{10}}}các chi hiện còn tồn tại đến ngày nay. Các chi còn tồn tại đến ngày nay chiếm 56% trong các chi được phát hiện trong hổ phách vùng Baltic (đầu Oligocene), và 92% các chi trong hổ phách ở Dominica (xuất hiện đầu Miocene).[4][8]

Termite, đôi khi là tên gọi của loài "kiến trắng", không phải là kiến và thuộc bộ Isoptera. Termite thực tế có quan hệ rất gần gũi với gián và mantidae. Termite có kim chích nhưng rất khác biệt về phương thức sinh sản. Cấu trúc xã hội tương tự có vai trò quan trọng trong tiến hóa hội tụ.[9] Kiến nhung trông giống kiến lớn nhưng thực ra là những con wasp cái không cánh.[10][11]

2. Đặc điểm sinh học của kiến

Tổ kiến
Thông thường có khoảng 100.000 con kiến trong một đàn nhưng tất cả chúng chỉ có một kiến chúa. Những con kiến mà mắt thường chúng ta thường hay nhìn thấy là kiến thợ. Công việc của chúng là chăm sóc kiến chúa, ấp trứng, chuyển trứng, nuôi kiến con, tìm kiếm thức ăn, đào đất xây dựng tổ, canh gác tổ (kiến lính)...Tất cả những con kiến thợ này đều là kiến cái nhưng chúng không thể sinh sản được vì cơ cấu giới tính của chúng chưa phát triển đầy đủ. Các con kiến trong mỗi tổ phân biệt giống loài với những con cùng loài khác tổ bằng mùi.

Kiến chúa cái sống trong phòng chúa ở giữa tổ, chuyên đẻ trứng suốt đời. Những trứng đó sau này sẽ là "thành viên" lao động của tổ.

Sinh sản và tự vệ
Hầu hết kiến đều không có cánh, khi chúng sống trong tổ trong thời gian dài và được che chở, nơi này sẽ tạo ra cánh cho chúng. Trong một khoảng thời gian ngắn mỗi năm, thường là vào những mùa ấm áp hay oi bức, kiến bay đầy trời. Đó chính là những con kiến đực và cái (đã trưởng thành, có thể sinh sản được) đang phối giống. Phối giống xong, con đực chết, cánh của những con đực rụng xuống cộng với phần cơ bắp của chúng chính là thức ăn duy trì sự sống cho con cái để sản sinh ra những con kiến thợ đầu tiên. Những con kiến thợ này đi kiếm ăn cho các con đẻ sau và cho kiến chúa.

Một số kiến thợ thành kiến bảo vệ tổ, chúng tăng trưởng rất nhanh và giúp bảo vệ tổ bằng cách tiêm, cắn axit vào kẻ thù. Một số loài khác dùng răng để đuổi các con kiến khác khỏi tổ của mình.

Thức ăn
Kiến ăn nhiều loại thức ăn. Một số ăn hạt giống, săn động vật khác và có cả loài ăn nấm... nhưng hầu hết chúng thích đồ ngọt và mật của rệp vừng. Hầu hết những gì chúng làm được là do bản năng (nghĩa là chúng không phải nghĩ hay tập làm những công việc này để làm như thế nào). Các con kiến tìm mồi ở khắp mọi nơi, đôi khi lấy của các tổ khác.
Việc di chuyển thức ăn của chúng tương đối thuận lợi do có tính tập thể cao, chúng cùng nhau dìu thức ăn về tổ thành từng đàn, theo từng hàng lối nghiêm chỉnh.

3. Các loài kiến ở Việt Nam

1. Kiến hôi (hay còn gọi là kiến riệng)
Hình dáng

Kiến này có tên khoa học là Tapinoma sessile
Có màu nâu hay đen, có 6 chân
Dài từ 1/16 đến 1/8 inch
Râu có 12 đốt và không kết thúc bằng một đầu chùy to
Thói quen

Ăn hầu hết các thức ăn trong nhà, nhất là thực phẩm có đường
Kiến hôi bị hấp dẫn bởi độ ẩm
Cơ thể tiết ra mùi dừa khi bị đè nát
Một đàn dao động từ 100 tới 10.000 cá thể
Vòng đời

Thời gian phát triển đến giai đoạn trưởng thành mất từ 34 đến 38 ngày
Sống thọ nhiều năm

Kiến hôi thường xuất hiện trong nhà, gần những nơi đồ ăn không đóng kín

2. Kiến lửa
Hình dáng

Tên khoa học là Solenopsis
Kiến thường gặp này có kích thước lớn hơn so với các loài kiến khác tại Việt Nam. Kiến chúa lớn khoảng 5/8 inch, kiến thợ lớn khoảng từ  1/8 đến 1/4 inch
Có màu nâu đồng trên đầu và thân, bụng màu sậm hơn
Râu của kiến lửa chia làm hai phần rõ nét, dễ thấy nhất khi nhìn từ phần trước của kiến sinh sản cái
Thói quen

Tổ kiến có thể là một ụ đất cao đến 40 cm hay kế các vật trên mặt đất (khúc gỗ,…)
Nguồn thức ăn mà kiến thợ tìm kiếm là động vật chết như côn trùng, giun đất, và động vật có xương sống. Kiến thợ còn thu gom dịch ngọt và tìm thức ăn ngọt, protein và chất béo
Kiến lửa khi bị chọc tức sẽ cắn, chích người. Chất độc tiết ra chỗ vết cắn gây ra mụn nhọt sau 48 giờ
Các con kiến này là loài dịch hại chính trong nông nghiệp và khu vực thành thị. Chúng phá hoại cây trồng và xâm nhập các khu dân cư
Vòng đời

Sau khi tách đàn và giao phối, kiến chúa tìm kiếm nơi phù hợp để đẻ trứng
Ấu trùng nở trong vòng 8 đến 10 ngày, giai đoạn nhộng kéo dài từ 9 đến 16 ngày
Ấu trùng ăn các chất tiết ra từ các tuyến nước bọt của kiến chúa cho đến khi các kiến thợ xuất hiện. Sau khi lứa ấu trùng đầu tiên nở thành kiến thợ, vai trò của kiến chúa trở lại giai đoạn đẻ trứng
Kiến chúa có thể đẻ đến 1.500 trứng một ngày. Lúc này kiến thợ tiếp tục chăm sóc ấu trùng, xây tổ và tìm thức ăn
Khác với các loài kiến Solenopsis thường gặp khác, kiến lửa đực có khả năng sinh sản
Tham khảo: Cách diệt kiến lửa tận gốc và hiệu quả nhất


Kiến lửa là một trong những loài kiến rất dễ bắt gặp tại Việt Nam

3. Kiến đen
Hình dáng

Tên khoa học của loại kiến này là Ochetellus
Dài từ 2,5 đến 3mm
Bóng và đen
Thói quen

Loài kiến này tìm thức ăn trong nhà bếp, rác và phân chó, do đó nó có khả năng lây bệnh khuẩn salmonella
Biện pháp kiểm soát hiệu quả nhất là tìm ra tổ và tiêu diệt chúng
Vòng đời

Ấu trùng nở ra khỏi trứng thành một ấu trùng màu trắng, hẹp hơn về phần đầu
Ấu trùng phát triển thành nhộng và có màu trắng kem. Đôi khi có kén tơ bảo vệ quanh chúng
Con trưởng thành có ba phần rõ ràng: đầu, ngực và bụng.
Mất 6 tuần để trứng và kiến phát triển thành con trưởng thành; giai đoạn này tùy thuộc vào nhiều yếu tố như loài kiến, nhiệt độ, lượng thức ăn
Ở loại kiến Ochetellus này, trứng thụ tinh trở trành con cái, trứng không thụ tinh thì trở thành con đực

4. Các loài kiến trên thế giới

Kiến mật Myrmecocystus

3Qk4gTaR.jpgPhóng to
Kiến mật Myrmecocystus
Các loài kiến sống nơi có khí hậu khô cằn phải tích trữ thực phẩm để tồn tại lâu dài trong thời kỳ khan hiếm thức ăn. Trong những sa mạc Bắc Mỹ, cơ thể kiến mật Myrmecocystus phình to lên thành một “thùng chứa chất lỏng” rất đặc biệt, thùng chứa công cộng này sẽ tiết ra “dịch mật” - nguồn thực phẩm dồi dào cho các thành viên khác trong tổ.

Kiến quân đội Eciton burchellii

IuFplEp5.jpgPhóng to
Kiến quân đội Eciton burchellii

Nổi tiếng hung dữ, những đàn kiến quân đội Eciton burchellii sống tại các khu rừng Nam và Trung Mỹ sẽ càn quét mọi thứ trên đường di chuyển của chúng.

Kiến “ma cà rồng” Adetomyrma

nTOmWbfA.jpgPhóng to
Kiến “ma cà rồng” Adetomyrma
Nghe tên “ma cà rồng”, có lẽ bạn nghĩ loài kiến này sẽ hút máu trên những nạn nhân xấu số? Thật ra, chúng rất nhút nhát và điều kỳ lạ là lại hút chất dinh dưỡng tiết ra trên những tuyến đặc biệt từ những con ấu trùng.

Adetomyrma là một loài kiến đặc hữu sống ở đảo Madagascar, được các nhà côn trùng học mô tả lần đầu tiên vào năm 1993 nhưng không thu hút được nhiều sự chú ý mãi cho đến khi những khám phá đầy đủ về chúng được công bố trong năm 2001.

Kiến nhảy Harpegnathos saltator

NsBfKLsc.jpgPhóng to
Kiến nhảy Harpegnathos saltator
Harpegnathos saltator là loài kiến nhảy được tìm thấy ở Ấn Độ, chúng có hàm dưới dài và có khả năng búng mình lên không được ít nhất 2,54 cm. Không giống như những loài kiến khác sống thành tập đoàn, kiến nhảy thường sống đơn độc hoặc đôi khi chỉ sống thành từng nhóm nhỏ. Đây cũng là một trong những loài kiến đầu tiên sẽ được các nhà khoa học giải mã trình tự bộ gene (genome sequenced).

Kiến lực sĩ Podomyrma adelaidae

t8U6MKZF.jpgPhóng to
Kiến lực sĩ Podomyrma adelaidae
Loài kiến này sống trên cây ở bán đảo Eyre, miền nam nước Úc. Trong ảnh cho thấy sự cộng sinh của kiến Podomyrma adelaidae và ấu trùng bướm Lycaenid.

Đây là mối quan hệ đôi bên cùng có lợi: ấu trùng tiết ra dịch ngọt như mật - thức ăn rất tuyệt cho kiến; ngược lại kiến sẽ bảo vệ sự an toàn cho ấu trùng tránh những động vật săn mồi khác chẳng hạn như ong vò vẽ.

Kiến Cecropia

ezzMz1V6.jpgPhóng to
bhbIUvOJ.jpg
Tạo nơi trú ẩn và bảo vệ cây
Một điển hình khác cho thấy cộng sinh thú vị là giữa cây Cecropia và kiến Cecropia tại những cánh rừng mưa nhiệt đới Costa Rica (Trung Mỹ).

Kiến Cecropia đục lỗ bên trong những thân rỗng của cây Cecropia để làm làm nơi trú ẩn; ngược lại cây Cecropia sẽ được loài kiến này dọn dẹp sạch sẽ thực vật biểu sinh sống bám trên cây và bảo vệ cây với lòng nhiệt thành nhất: với sức mạnh của tập thể, chúng sẽ vây quanh, tấn công và xua đuổi những kẻ xâm phạm “không mời mà đến”.

Kiến ăn thịt sống Thaumatomyrmex atrox

AuacrO2W.jpgPhóng to
Kiến ăn thịt sống Thaumatomyrmex atrox
Một trong những loài kiến hiếm trên thế giới đã làm bối rối các nhà côn trùng học bởi cái hàm dưới dài kỳ quái của chúng, đó là kiến ăn thịt sống Thaumatomyrmex atrox sống tại những khu rừng nhiệt đới châu Mỹ.

Năm 1990, một đội các nhà nghiên cứu Brazil đã tìm ra câu trả lời: cái hàm dưới rất khỏe, phát triển dài ra là để giữ chặt và xơi tái con mồi ưa thích là những động vật nhiều chân (millipede) có lông gai góc khá nguy hiểm.

Kiến lớn nhất Nam Mỹ Dinoponera

FzZiKc2D.jpgPhóng to
Kiến lớn nhất Nam Mỹ Dinoponera
Dinoponera được biết đến là loài kiến lớn nhất Nam Mỹ với chiều dài cơ thể của con trưởng thành có thể hơn 3 cm.


Trên đây Thế giới động vật đã giới thiệu Kiến là con gì? Đặc điểm sinh học và các loại kiến phổ biến tại Việt Nam và trên thế giới. Comment ngay ý kiens nhé!

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn