Rệp sáp là con gì? Rệp sáp ăn gì? Tác hại và thuốc diệt rệp sáp

 Cùng Thế giới động vật tìm hiểu Rệp sáp là con gì? Rệp sáp ăn gì? Tác hại và thuốc diệt rệp sáp trong bài viết dưới đây nhé!

Rệp sáp là con gì? Rệp sáp ăn gì? Tác hại và thuốc diệt rệp sáp


1. Rệp sáp là con gì?

Tên thông thường của nó là Citrus mealybug (rệp sáp cam quýt, tiêu biểu trên cây bưởi). Tuy nhiên, cây ký chủ của nó không chỉ có các cây thuộc họ cam quýt mà còn gây hại chủ yếu trên các cây công nghiệp như cà phê (cà phê chè và cà phê vối, có thể làn chết cây non), ca cao, hồ tiêu, dừa, khóm và các cây khác như nho, chuối, xoài, gừng, tất cả loài hoa, rau…. Nó được phát hiện trên 70 họ cây trồng khác nhau. Rệp sáp Planococcus citri là một trong những loài rệp phổ biến nhất. Phân bố rộng khắp nơi trên thế giới, các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Chúng hiện diện khắp các nước trồng cà phê.

Chúng sinh sống gây hại ở chùm quả, mặt dưới lá, nách lá, cành tiêu và ngay cả ở dưới rễ. Chích hút nhựa làm chùm quả héo rụng non và tạo điều kiện, môi trường cho nấm muội phát triển làm đen vỏ quả, mặt lá, ảnh hưởng đến quang hợp. Rệp sáp có loài kiến cộng sinh bằng cách kiến đen tha rệp từ nơi này sang nơi khác, từ cây này sang cây khác mỗi khi chỗ rệp đang chích hút đã cạn kiệt nhựa. Ngược lại, trong chất bài tiết của rệp có chứa nhiều chất đường mật làm thức ăn cho kiến.


2. Rệp sáp ăn gì? Tác hại như nào?

Rệp sáp gây hại vùng rễ và tất cả các bộ phận của cây chủ yếu là tán lá và trái. Khi rệp sáp tấn công vùng rễ, làm cho lá cây bị hại héo vàng úa có thể nhầm với triệu chứng bị khô hạn. Rễ đôi khi bị khảm một lớp mô nấm màu trắng xanh và bị còi cọc. Rệp sáp Planococcus citri có khả năng di chuyển hoạt động tích cực trong suốt đời sống của chúng. Con đực sống khoảng 27 ngày (từ khi nở cho đến khi trưởng thành và chết), còn đối với con cái sống khoảng 115 ngày. Vòng đời (từ trứng cho đến khi đẻ trứng) biến thiên từ 20 đến 44 ngày.

3. Thuốc diệt và cách phòng trừ rệp sáp cho cây

1. Cách nhận biết cây trồng bị rệp sáp

Rệp sáp là nỗi ám ảnh của bà con nông dân, chúng thuộc loài bọ thân mềm, phát triển mạnh hầu như quanh năm và sống tốt ở hầu hết các loại cây trồng. Chúng ta sẽ dễ dàng thấy chúng xuất hiện ở tất cả những bộ phận của cây và hút nhựa cây làm cây kém phát triển còi cọc và rụng lá và chết dần chết mòn.



Rệp sáp thường tấn công và bám vào mặt dưới lá cây

Để nhận biết được rệp sáp không khó các bạn có thể chú ý những đặc điểm sau:

- Trên thân và lá cây xuất hiện những nốt nhỏ li ti màu trắng trong như nấm mốc nhưng nhìn kỹ bạn có thể thấy chúng di chuyển. Tuy nhiên, đôi khi rệp sáp cũng cũng cũng có màu nâu đỏ, hồng hoặc kem khi rệp chưa trưởng thành

- Ngoài ra, nếu bạn quan sát thấy những vết trắng như lông tơ trên cây thì chắc chắn cây trồng đã bị rệp sáp tấn công.

- Khi rệp sắp tấn công trên ngọn cây bạn sẽ dễ dàng nhận thấy những con rệp trắng hoặc nâu xuất hiện trên ngọn cây và làm phần ngọn xoăn tít lại.

- Ngoài ra các bạn cũng có thể kiểm mặt dưới lá hoặc nách lá có xuất hiện rệp sáp hay không.

- Rệp thường sống cộng sinh với kiến việc trên cây xuất hiện kiến cũng có thể là dấu hiệu cây bị nhiễm rệp.

2. Ưu điểm của phương pháp diệt rệp sáp bằng nước rửa chén

Sử dụng nước rửa chén để diệt rệp sáp khá hiệu quả nhưng khá ít người biết đến phương pháp này. Khi phun nước rửa trực tiếp lên rệp, nước rửa chén sẽ khô lại sẽ tạo thành lớp màng bọc rệp sáp và làm chúng sẽ nhanh chóng chết đi do thiếu dưỡng khí.

Ưu điểm của cách trị diệt rệp sáp bằng nước rửa chén chính là:

- Dễ thực hiện, đặc biệt có thể diệt rệp nhanh chóng trong trường hợp cấp bách;

- Hiệu quả diệt rệp cao.

- Thành phần nước rửa chén an toàn cho người sử dụng

- Chi phí rẻ, tiết kiệm

3. Hướng dẫn các bước diệt rệp sáp bằng nước rửa chén

Để có thể tiêu diệt rệp sáp trắng hại cây trồng một cách hiệu quả, các bạn cần thường xuyên theo dõi vườn cây để phát hiện sớm và ngăn chặn kịp thời khi chúng chưa sinh sôi và lây lan quá nhiều. Đồng thời cần thực hiện phun diệt rệp đúng cách mới mang lại hiệu quả tốt nhất. Để diệt rệp sáp bằng nước rửa chén các bạn thực hiện như sau:

Bước 1: Chọn thời gian phun xịt thích hợp

Để đạt hiệu quả diệt rệp cao nhất, việc chú ý đến thời gian phun xịt là hết sức quan trọng. Thời điểm thích hợp để phun diệt rệp tốt nhất là vào lúc trời nắng từ 9 - 10 giờ. Lúc này nhiệt độ đang tăng cao sẽ làm hỗn hợp diệt rệp nhanh khô và phát huy tác dụng nhanh chóng.

Bước 2: Chuẩn bị hóa chất và pha chế hỗn hợp diệt rệp

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

- 10 ml nước rửa chén bất kỳ có sẵn trong nhà

- 1,5 lít nước

- Một bình xịt phun sương

- 2 muỗng canh dầu ăn (Giúp hỗn hơn đậm đặc hơn để tăng hiệu quả có thể có hoặc không sử dụng)

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu, chúng ta tiến hành pha hỗn hợp bằng cách trộn tất cả nguyên liệu vào với nhau rồi khuấy đều để tạo hỗn hợp đậm đặc và đồng nhất; sau đó cho hơn hợp vừa pha vào bình xịt.

Tỷ lệ giữ nước rửa chén sẽ là 1:150, nếu muốn pha với số lượng dung dịch nhiều hơn các bạn có thể tính toán theo tỉ lệ này để pha chế hỗn hợp.

Ngoài ra, các bạn có thể pha thêm TicTac 250 - Thuốc đặc trị rệp sáp với liều lượng 6-8ml trên bình 5 lít nước vào dung dịch trên để tăng thêm hiệu quả diệt rệp (Có thể áp dụng 30-40ml/ 25 lít nước nếu bà con phun trên diện tích cánh đồng lớn)


Nước rửa chén giúp diệt rệp sáp hiệu quả

Bước 3: Tiến hành phun diệt rệp

Sử dụng hỗn hợp nước rửa chén vừa pha xịt trực tiếp lên thân, lá cây trồng bị nhiễm rệp. Đồng thời, xịt xung quanh đó trong bán kính 60 cm để ngừa rệp sáp sinh sôi và tiếp tục gây hại cho cây trồng.

Đợi khi nước rửa chén đã khô hoàn toàn (khoảng vài tiếng) thì tiến hành vệ sinh cây bằng cách rửa hoặc lau sạch phiến lá, thân cây để loại bỏ xác rệp và nước rửa chén.

Nếu khu vực bị rệp tấn công khá rộng, dùng nước xịt rửa phần nước rửa chén bám lại trên lá để tránh trường hợp cây bị vàng lá và loại bỏ hoàn toàn xác rệp bán trên cây.

Để loại trừ hoàn toàn rệp sáp khỏi vườn các bạn nên sử dụng phương pháp thường xuyên 2-3 ngày một lần đến khi hết hẳn.

Sau khi thực hiện các bước hướng dẫn cách diệt rệp sáp trên đây, các bạn có thể áp dụng ngay tại nhà cho khu vườn của bạn.

Tuy nhiên, phương pháp này chỉ thích hợp để sử lý cây trồng nhiễm rệp trong diện tích hẹp và dùng để diệt rệp trên thân, lá.

Với khu vực có diện tích lớn và nhiễm rệp sáp nặng bà con nông dân vẫn nên cần các loại thuốc diệt rệp sáp đặc hiệu.


Trên đây Thế giới động vật đã giới thiệu Rệp sáp là con gì? Rệp sáp ăn gì? Tác hại và thuốc diệt rệp sáp. Comment ngay ý kiến nhé!

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn