Con rươi sống ở môi trường nào và sinh sản ra sao?

Rươi là một loài động vật không xương sống cũng đồng thời là món ăn đặc sản ở Việt Nam. Hãy cùng Thế giới động vật tìm hiểu Con rươi sống ở môi trường nào và sinh sản ra sao?

Con rươi sống ở môi trường nào và sinh sản ra sao


1. Cấu tạo con rươi

Rươi thuộc ngành giun đốt lớp không xương sống có hình dạng như con giun nhưng dẹp hơn, thân dài từ 6 – 7cm, chiều ngang khoảng 5 – 6mm. Toàn thân gồm khoảng 50 – 65 đốt có màu hồng nhạt, trắng, nâu nhạt, xanh nhạt hoặc đỏ hồng. Đầu con rươi gồm có 1 thùy ở trước miệng, nhỏ, mặt trên còn có 2 râu ngắn. Trước miệng có 2 đôi mắt nhỏ, màu đen.


2. Con rươi sống ở môi trường nào?

Ở Việt Nam Rươi còn được biết đến với tên gọi là “rồng đất”. Loài sinh vật này thường sinh sống ở các khu vực nước lợ, các vùng tiếp giáp giữa nước lợ và nước ngọt. Họ Rươi chủ yếu là các sinh vật sống ở biển, thỉnh thoảng có thể bơi ngược dòng vào sông. Rươi có thể được tìm thấy ở nhiều tầng nước, là động vật ăn tạp, chúng sống và tìm kiếm thức ăn trong các đám rong, cỏ biển, núp mình dưới đá hay vùi mình trong cát và bùn. Rươi sống dưới bùn đất của các vùng bãi bồi, chúng thường sống cách mặt đất từ 60-70cm. Có thể nhận biết những khu đất có rươi nhờ bề mặt đất sẽ xuất hiện những lỗ nhỏ li ti còn gọi là lỗ rươi để chúng hô hấp. Nhờ nguồn vi sinh vật, phù sa và sinh vật phù du dồi dào ở đây, rươi có môi trường phát triển thuận lợi.
Con rươi khi vào vụ
Con rươi khi vào vụ
Nuôi rươi phải đáp ứng được những được những điều kiện ngặt nghèo về môi trường sống, kỹ thuật chăm sóc. Người nuôi phải cải tạo môi trường nuôi dưỡng phù hợp để rươi sinh sống. Rươi chủ yếu phát triển tự nhiên, con người rất khó tác động để làm tăng số lượng hay nuôi béo rươi. Món đặc sản này cũng vì thế mà càng trở nên quý hiếm, cung không đủ cầu.
Rươi ở Việt Nam
Tại Việt Nam, Rươi chỉ sinh sống rải rác ở một số địa phương thuộc các tỉnh đồng bằng châu thổ, vùng trũng có diện tích đất ngập úng, có nước sông lên xuống tràn vào ở một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Ở Hà Tĩnh, rươi chỉ có ở vùng gần hạ lưu sông Lam: thuộc địa phận xã Xuân Hồng, Xuân Lam, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh với số lượng rất ít và phân bố không đều. Thậm chí cùng một cánh đồng, nhưng có thửa ruộng có rươi, có thửa ruộng lại không có. Rươi được thu hoạch làm thực phẩm chỉ rải rác ở một số hệ sinh thái nước lợ hay vùng trũng của một vài tỉnh ở đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Ở Hải Dương thuộc các huyện Tứ Kỳ, Kinh Môn, Kim Thành, Thanh Hà, chỉ còn một số dải hẹp ven sông là còn rươi sinh sống. Trong đó, xã An Thanh (huyện Tứ Kỳ) là một vùng quê nổi tiếng về số lượng rươi lớn, chất lượng rươi an toàn và cách đánh bắt rươi độc đáo. Xã An Thanh nằm ven sông Thái Bình, tập trung ở hai thôn là An Định và An Lao có trên 100 ha đất bãi ven sông là môi trường thích hợp cho rươi sinh trưởng và phát triển. Trong đó, chỉ thôn An Lao đã có khoảng 170 mẫu ruộng cho thu hoạch rươi. Sau khi đất ruộng được giao cho người dân quản lý người dân trong thôn bắt đầu thu hoạch rươi từ những năm 80 của thế kỷ trước. Khi nhận thấy được những lợi ích mang lại từ việc nuôi rươi, người dân nơi đây chuyển sang chỉ cấy lúa 1 vụ trong năm, không sử dụng thuốc trừ sâu hay phân bón hóa học; đồng thời cấy các giống lúa truyền thống và chuyển sang sử dụng các loại phân bón hữu cơ như rơm, rạ, phân gia súc để bảo vệ môi trường sinh thái giúp cho loài Rươi sinh trưởng.  Rươi ngon bổ dưỡng nhưng phải ăn đúng cách mới không ảnh hưởng sức khỏe và thưởng thức được hương vị của nó.
Có những người dân dù đã sống không biết qua bao nhiêu mùa rươi, đã từng đi vớt rươi cũng không biết rươi sinh sản như thế nào, sống tập trung ở đâu và ăn thức ăn gì. Chỉ biết vào mùa đông, rươi thường nổi lên mặt nước do nước từ sông đưa vào các cánh đồng rồi ở lại khi nước rút. Cho đến nay cũng chưa có một nghiên cứu khoa học chính thức nào về loại sinh vật này. “Bao giờ cho đến tháng 10, bát cơm thì trắng bát rươi thì đầy” Theo kinh nghiệm dân gian, Rươi xuất hiện và được thu hoạch nhiều nhất trong khoảng ba tháng 9, 10 và 11 âm lịch. Vào mùa thu hoạch, rươi nổi lên và bơi trên mặt nước như con đỉa lại giống con giun có nhiều tơ nhìn khá đáng sợ. Có khi rươi nổi dày đặc, đỏ cả mặt nước. Rươi xuất hiện lạ lùng, không ai biết Rươi sinh sản như thế nào vào mùa nào, hay con nào là con đực, con nào là con cái hay là lưỡng tính. Cũng không biết khi rươi xuất hiện trên mặt nước là lúc bắt đầu hay kết thúc mùa sinh sản. Chỉ biết khi rươi xuất hiện, nó nổi đồng loạt trên mặt nước, đỏ cả mặt ruộng trong khoảng 1 – 2 giờ, rồi tất cả biến mất. Không biết chắc chắn nó sẽ nổi vào thời điểm nào. Thông thường, chúng nổi nhiều vào các ngày cuối tháng, đầu tháng và giữa tháng. Ví dụ như từ 1-2 giờ sáng ngày 29, 30; từ 1-2 giờ sáng ngày mùng 1, mùng 2, từ 19-20 giờ đêm ngày rằm 14, 15. 
Rươi nổi đỏ mặt nước
Rươi nổi đỏ mặt nước
Rươi chỉ nổi ở những cánh đồng vùng trũng nước lợ, có thủy triều lên xuống của các con sông đưa nước chảy vào đồng. Trong cánh đồng, cũng chỉ có ở những vùng bờ, thửa ruộng gần con nước lên xuống mới có rươi. Những nhà có ruộng vùng này, họ thường đắp bờ ruộng cao lên quá mặt nước, tháo cho nước chảy qua một ruộng khác, đồng thời dùng lưới nhỏ và mềm để hứng rươi. Rươi thích hợp nhiệt độ lạnh từ 1 – 8°C, Người ta phải dùng đá lạnh mới tan ra để thả Rươi vào, như vậy rươi mới có thể sống được một thời gian khoảng vài ngày trước khi được lái buôn đưa đi đến các vùng khác để bán. Rươi ngày càng hiếm hơn, có tiền cũng khó mà mua được. Mùa rươi đến, bạn đừng quên tranh thủ thưởng thức đặc sản đang dần mai một này nhé! Hương vị khó quên của rươi kết hợp với các nguyên liệu đặc trưng làm nên nhiều món ăn như chả rươi, nem rươi rán, rươi cuốn lá  lốt, rươi kho… hẳn sẽ không làm bạn thất vọng. >> Xem thêm: Về Hải Dương thưởng thức các món rươi thơm ngon Bạn đang muốn tìm mua rươi chất lượng, Rươi Bá Kiến sẽ là lựa chọn nhất định không nên bỏ lỡ.

3. Rươi sinh sản như thế nào?

Nhiều người nghĩ rươi cũng như những loài giun sinh sản vô tính bằng cách đứt đoạn để nhân ra các cá thể mới, nhưng kỳ thực nó có sự tiếp nối của hai phương thức vô tính và hữu tính.

Những ngày này người dân các tỉnh ven biển như Hải Dương, Thái Bình, Thanh Hóa đang săn rươi - loài vật mang lại giá trị kinh tế cao với 100 triệu đồng mỗi ngày. Tuy nhiên, số lượng rươi ngày càng giảm, do chúng kén môi trường sống và việc nhân nuôi không dễ.

Rươi có tên khoa học Tylorrhynchus heterochaetus, là động vật không xương sống, thuộc lớp giun nhiều tơ, nhiều nơi còn gọi là rồng đất. Có nhiều quan điểm về sự phân bố của rươi, nhưng số đông giới khoa học cho rằng chúng thường tập trung ở vùng nước lợ của các cửa sông ven biển Việt Nam. 

Theo một công trình nghiên cứu về rươi của tác giả Nguyễn Quang Chương (Trung tâm Quan trắc - Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I), mùa sinh sản chính của rươi là tháng 5-6 (rươi chiêm) và tháng 10-11 (rươi mùa). Từ tháng 1 đến tháng 6, do thủy triều lên về đêm nên rươi di cư sinh sản ban đêm. Khi di cư chúng không nổi lên mặt nước mà đi chìm cách đáy 20-30 cm. Ngoài ra, rươi còn sinh sản rải rác vào các tháng trong năm.

Sự di cư của rươi chịu tác động của độ đục và độ mặn trong thủy triều. Bằng chứng là trong hai tháng 11 và 12 - khi độ mặn trong nước cao nhất thì cũng là lúc rươi đi sinh sản với số lượng nhiều nhất. Vì vậy sản lượng khai thác rươi trong hai tháng này rất lớn.

Trong công trình "Về một số đặc điểm sinh học và mùa vụ sinh sản của loài rươi ở vùng ven biển miền Bắc nước ta" (1999), tác giả Phạm Đình Trọng phát hiện rươi xuất hiện 6 tháng âm lịch trong năm gồm 4, 5, 9, 10, 11, 12 (tương đương các tháng 5, 6, 10, 11,12 và tháng 1 dương lịch). Tác giả cũng đề cập ba yếu tố liên quan đến sự xuất hiện của rươi là thời tiết, thủy triều và ánh sáng.

sinh-san-huu-tinh-diem-doc-dao-cua-loai-ruoi
Giới chuyên gia cho rằng, số lượng rươi ngày càng giảm do bị khai thác triệt để vào mùa sinh sản để phục vụ nhu cầu của con người. Ảnh: Ngọc Thành.

Hình thức sinh sản chính là điểm độc đáo của rươi. Nhiều người nghĩ rươi cũng như những loài trong họ nhà giun sinh sản vô tính bằng cách đứt đoạn để nhân ra các cá thể mới, nhưng kỳ thực ở rươi có sự tiếp nối của hai phương thức vô tính và hữu tính.

Tiến sĩ Lê Hùng Anh (Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật) cho biết, để tạo ra đàn rươi nổi lên bề mặt vào mùa sinh sản, rươi mẹ tự cắt cơ thể thành các cá thể hữu tính. Các cá thể này nhanh chóng tái sinh đầu, đuôi và chứa đầy các sản phẩm sinh dục, trong đó con cái chứa trứng, con đực chứa tinh trùng.

Trong khi rươi mẹ tái sinh đuôi và ở lại nền đáy thì các cá thể hữu tính với thân hình mập mạp chứa đầy sản phẩm sinh dục sẽ từ dưới đáy sông, đồng lúa, đầm cói chui ra và nổi lên thành đàn. Chúng vừa bơi vừa vặn mình để phóng thích trứng và tinh trùng vào môi trường nước. Sau khi phóng thích hết sản phẩm sinh dục thì cá thể hữu tính sẽ chết.

Tuy nhiên, khi chúng vừa nổi lên mặt nước đã bị con người thu vớt làm thực phẩm hoặc bị các loài tôm, cua, cá và chim nước chờ đón săn bắt. Dù vậy khi một cá thể sinh sản bị săn bắt, các vết đứt trên thân, trứng hoặc tinh trùng vẫn kịp thoát ra ngoài môi trường nước để sinh sôi nảy nở thế hệ tiếp theo.

Trứng sau khi thụ tinh với tinh trùng nhanh chóng phát triển qua các giai đoạn ấu trùng đặc trưng cho giun đốt là Trocophora. Sau một số lần biến thái, ấu trùng Trocophora chuyển thành Metatrocophora, sau đó là Nectochaeta và cuối cùng trở thành giun trưởng thành có cấu tạo cơ thể giống cá thể mẹ. Nhờ hoạt động bắt mồi tích cực ấu trùng có thể tích lũy mỡ trong cơ thể khiến chúng không bị chìm. Khi cơ thể phát triển đầy đủ giống với cá thể trưởng thành, mỡ dần mất đi, tỷ trọng cơ thể tăng lên chúng chìm dần xuống đáy và định cư ở đáy.

Khi nổi lên mặt nước, người xem sẽ thấy màu sắc của rươi khác biệt giữa cái và đực. Con cái có màu vàng nhạt, dài 60-90 mm, rộng 5-8 mm; con đực màu xanh, dài khoảng 60 mm, rộng 3-5 mm.

Rươi từ lâu đã trở thành món ăn bổ dưỡng và có giá thành cao lên đến hơn nửa triệu đồng một kilogam. Giới khoa học cho biết, số lượng loài ngày càng giảm, do nhu cầu về loài này ngày càng tăng, nên vào mùa sinh sản chúng được khai thác triệt để. Bên cạnh đó việc sử dụng hóa chất và thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp đã làm giảm nguồn lợi rươi trong những năm gần đây.

Trên đây Thế giới động vật đã chỉ ra Con rươi sống ở môi trường nào và sinh sản ra sao? Comment ngay ý kiến phía dưới nhé!

Post a Comment

أحدث أقدم