Khá nhiều người quan tâm tới Sứa lửa - sứa trắng - sứa hộp và sứa đỏ có độc không và cách sơ cứu khi bị sứa cắn. Dưới đây là giải đáp của Thế giới động vật.
1. Sứa lửa có độc không?
Sứa lửa (Physalia sp): Loài sứa này gây ra vết thương và đau đớn nghiêm trọng. Các triệu chứng có thể bao gồm sưng phù, bỏng da và xuất huyết dưới da. Trong trường hợp nghiêm trọng, có thể dẫn đến tử vong. Các bạn nên nhanh chóng sử dụng thuốc giảm ngứa và liên hệ ngay với cơ sở y tế.
2. Sứa trắng có độc không?
Người tắm biển nếu đụng phải sứa trắng chỉ gây ngứa chút xíu nhẹ hơn so với sứa lửa.
Xem thêm: Sứa có tim và mắt không?
3. Sứa hộp có độc không?
Nọc độc có chứa trong những xúc tu của con sứa hộp giúp nó lọt vào danh sách những sinh vật độc nhất trên thế giới. Sứa hộp gần như vô hình, nó thực sự trở thành cơn ác mộng bí ẩn của biển cả. Loài sứa này có tới 60 xúc tu, mỗi cái dài đến 4,5m với 5.000 tế bào ngòi châm chứa độc tố đủ để giết chết 60 người.
4. Sứa đỏ có độc không?
Trong sứa đỏ chứa độc tố, nếu không biết sơ chế sứa đúng cách khi ăn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Cũng có nhiều trường hợp xảy ra dị ứng sau khi ăn, thậm chí còn bị ngộ độc. Nguyên nhân gây ra dị ứng hay ngộ độc sứa đỏ do cơ địa hoặc khi sơ chế chưa loại bỏ được hết độc tố trong sứa.
5. Cách sơ cứu khi bị sứa cắn
1. Khi nào vết sứa cắn trở nên nguy hiểm?
Thông thường khi bị sứa cắn thì chỉ biểu hiện những triệu chứng nhẹ không gây nguy hiểm như:
Xuất hiện các lằn đỏ, nâu hay tím ở trên da.
Cảm giác bỏng rát, đau nhức, châm chích.
Cảm giác ngứa.
Da sưng vù.
Cảm giác đau theo nhịp đập và lan theo cánh tay hoặc chân.
Tuy nhiên ở những đối tượng đặc biệt như trẻ em, người lớn tuổi hay người có sức đề kháng suy giảm thì có thể bị các phản ứng nghiêm trọng hơn như:
Khó thở.
Yếu cơ.
Phát ban toàn thân.
Nôn ói.
Ngất xỉu.
Đối với các vết thương với triệu chứng nhẹ thì chúng ta có thể sơ cứu tại nhà. Tuy nhiên đối với các trường hợp nặng thì các bạn nhanh chóng đến khám bác sỹ để được xử lý kịp thời.1
vết sứa cắn
Vết sứa cắn
2. Sơ cứu vết sứa cắn như thế nào?
Khi bị sứa cắn thì các bạn có thể thực hiện các bước sơ cứu vết cắn như sau:
Nhanh chóng ra khỏi vùng biển đang bơi và lên bờ.
Rửa vùng da bị sứa cắn với giấm.
Nếu thấy xúc tu của sứa vẫn còn dính trên da, các bạn có thể gỡ bằng nhíp hoặc bằng tay đã đeo găng.
Ngâm vùng da bị cắn vào trong nước ấm (40-45 oC) trong vòng 20-40 phút.
Có thể bôi kem chứa corticoid hoặc uống thuốc kháng histamin nếu cảm giác ngứa và sưng phù nhiều.
Tiếp tục theo dõi vết cắn những ngày sau đó, nếu vết cắn không thuyên giảm thì các bạn nên nhanh chóng đến khám bác sỹ.
3. Những điều tuyệt đối không nên làm khi bị sứa cắn là gì?
Ngoài những bước sơ cứu ở trên thì các bạn tuyệt đối không làm những việc sau đây tránh khiến cho vết cắn trở nên nặng hơn:
Rửa vết cắn bằng baking soda.
Rửa vết cắn bằng nước tiểu người.
Rửa vết cắn bằng cồn.
Rửa vết cắn bằng nước thịt.
Rửa vết cắn bằng nước ngọt.
Băng chặt vết cắn.
Chà sát vết cắn bằng khăn bông.
4. Những trường hợp nào cần cấp cứu?
Trong các trường hợp sau đây thì cách tốt nhất các bạn nên nhanh chóng đến có sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời:
Trẻ em hay người lớn tuổi bị sứa cắn vì có nguy cơ diễn tiến nặng.
Vết cắn ở vùng mặt.
Bị sứa cắn một diện tích lớn trên cơ thể.
Có các triệu trứng nặng như đau bụng, buồn nôn, nôn, khó thở, đau ngực hay đau cơ sau khi bị cắn.2
5. Phòng ngừa bị sứa cắn
Sau đây là một vài cách giúp bạn hạn chế khả năng bị sứa cắn khi đi bơi:
Tránh bơi mùa sứa sinh sản. Đây là thời điểm các con sứa biển sinh sôi với số lượng rất nhiều. Mật độ của sứa ở trong nước cao sẽ tăng khả năng chúng ta đụng phải khi bơi lội. Vì thế bơi vào mùa sứa xuất hiện ít sẽ giúp giảm nguy cơ bị sứa cắn.
Mặc đồ bảo hộ. Sứa không chủ động cắn con người khi đang bơi ở biển. Thông thường là do chúng ta vô tình chạm phải con sứa khi đang bơi và dính các kim xoắn chứa nọc độc của nó. Vì vậy khi bơi hoặc lặn, chúng ta nên mặc đồ bảo hộ để nếu có vô tình chạm phải sứa cũng không bị chất độc dính vào da.
Không chạm vào sứa. Một vài con sứa có thể trôi dạt vào bờ biển. Do chúng có hình dạng và màu sắc đẹp nên dễ gây hiếu kỳ cho người xung quanh. Chúng ta cần nhớ rằng khả năng tiêm chất độc của sứa vẫn còn ngay cả khi chúng đã chết. Vì vậy không chạm tay hay dẫm đạp lên xác những con sứa này để tránh bị dính chất độc vào da.
Không bơi vào vùng có sứa. Khi bơi ở một vùng nước lạ, các bạn nên hỏi người hướng dẫn hoặc người dân địa phương. Nếu vùng nước đó có nhiều sứa thì tránh bơi vào để không bị sứa cắn.
Trên đây Thế giới động vật đã giới thiệu Sứa lửa - sứa trắng - sứa hộp và sứa đỏ có độc không? Cách sơ cứu khi bị sứa cắn. Comment ngay!
Đăng nhận xét