Ốc nhồi là một loài động vật thân mềm không xương sống nhưng có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao cho người nuôi. Hãy cùng Thế giới động vật tìm hiểu Thức ăn cho ốc nhồi và cách cho ốc nhồi ngủ đông trong bài viết dưới đây nhé!
1. Thức ăn cho ốc nhồi
Ốc nhồi có tập tính vừa sống nổi vừa sống đáy, di chuyển chậm và thường phân bố không đều trong ao nuôi. Ốc nhồi sinh sống ở nơi ẩm thấp trong ao, hồ, ruộng nước. Chúng phát triển mạnh vào đầu mùa mưa, các yếu tố môi trường thuận lợi cho ốc phát triển (pH từ 7,0 – 8,5; oxy hòa tàn tan ≥ 4 mg/l, độ kiềm từ 70 - 120 mg/l, nhiệt độ nước từ 22 - 30oC).
Các loại thức ăn cho ốc nhồi: Thức ăn xanh (nên để cả lá, không băm nhỏ), các loại củ quả cần thái lát mỏng (ưa thích là bèo tấm, mướp, sơ mít, bầu bí, sắn tàu, lá, quả đu đủ, chuối xanh…) và thức ăn tinh (cám ngô, cám gạo, khoai, sắn,…).
Cách cho ăn và khẩu phần ăn: Cho ăn 1 – 2 lần/ngày vào sáng sớm (6 - 7 giờ) và chiều tối (17 – 18 giờ) với lượng thức ăn được tính dựa trên khối lượng ốc trong ao và khả năng ăn của ốc. Trong 1 tháng đầu cho ăn ở mức 5 - 6% tổng khối lượng ốc trong ao; từ tháng thứ 2 đến tháng thứ 3 cho ăn 3 - 4 %, từ tháng thứ 4 đến khi thu hoạch ốc cho ăn 2 - 3% khối lượng ốc trong ao. Nên cho ăn ở nơi ốc tập trung và nhiều điểm khác nhau để ốc có thể bắt mồi nhanh nhất. Trước khi cho ăn cần kiểm tra, nếu có thức ăn dư thừa phải vớt bỏ, tránh tình trạng dư thừa hoặc thiếu thức ăn cục bộ. Các loại thức ăn cần đảm bảo sạch, không bị ảnh hưởng bởi thuốc bảo vệ thực vật, thuốc bảo quản…
Trong thời gian 2 tháng nuôi đầu không cần thay nước, trừ khi ốc bị bệnh. Sang tháng nuôi thứ 3, định kỳ 2 tuần thay nước 1 lần, mỗi lần thay 30 - 35% lượng nước trong ao.
Định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học để quản lý môi trường ao nuôi 1 - 2 lần/tuần tùy theo chất lượng nước.
Hàng ngày theo dõi, quan sát hoạt động ốc để có biện pháp xử lý kịp thời. Kiểm tra ao nuôi và kiểm soát các địch hại của ốc nhất là chuột, rắn,…
Ốc nhồi sau khi nuôi từ 3 - 4 tháng đạt trọng lượng thương phẩm (25 - 30 con/kg) có thể thu hoạch. Sử dụng vợt, thuyền để thu tỉa ốc to vào lúc sáng sớm và chiều mát tại khu vực cho ăn, con nhỏ tiếp tục chăm sóc. Muốn thu hoạch toàn bộ cần rút cạn nước và bắt kỹ bằng tay hoặc cào. Nên thu hoạch ốc sớm trước mùa đông, nếu giữ qua đông cần có biện pháp chống rét, chống chuột hiệu quả.
Xem thêm: Ốc vặn bao nhiêu calo? Tác dụng ra sao?
2. Cách cho ốc nhồi ngủ đông tránh rét
1. Giúp ốc trú đông bằng phương pháp phủ bèo trên mặt nước
Đây là biện pháp phổ biến nhất hiện nay, bởi phương pháp này dễ làm, đỡ tốn kém và tận dụng được nguồn nguyên liệu sẳn có trong tư nhiên. Để thực hiện tốt phương pháp này, trong quá trình thiết kế hồ nuôi các hộ dân cần lưu ý đến độ sâu của hồ (thông thường hồ sâu từ 80 – 120cm là điều kiện lý tưởng), cần tạo bùn cho hồ nuôi, lượng bùn giao động từ 15cm- 20cm.
Cách tiến hành: trên cơ sở xác định thông tin thời tiết, đặc biệt là xác định cơ cấu vụ nuôi, các hộ dân cần chủ động giữ nước ổn định cho ao nuôi, tùy theo điều kiện có thể nâng mức nước của ao nuôi, sau đó phủ bèo lên gần như toàn bộ mặt nước của ao (thông thường người dân hay dùng bèo tây (bèo Lục Bình), đây là loại bèo có tán lá rộng, bộ rể dài và có khẳ năng ủ ấm cho ốc, và còn có khả năng lọc nước, xử lý phân rất tốt), trong quá trình phủ bèo các hộ nuôi nên thiết kế các ô ngăn tạo khoảng trống để làm thông thoáng ao, đồng thời tạo điều kiện cho ốc lên ăn khi thời tiết âm cúng.
2. Giúp ốc trú đông bằng phương pháp tháo cạn
Bên cạnh việc giúp ốc trú đông bằng phương pháp phủ bèo, dâng nước thì phương pháp tháo cạn cũng được một số hộ nuôi áp dụng. Để thực hiện tốt phương pháp này, hộ nuôi cũng cần lưu ý các điều kiện về mặt hồ nuôi như phương pháp phủ bèo, song cần quan tâm đến chế độ điều chỉnh nguồn nước ra vào ao nuôi một cách hợp lý. Đồng thời không quên phủ bèo lên bề mặt của ao, bèo Hoa dâu cánh to là lựa chọn ưu tiên nhất.
Cách tiến hành: Khi ốc bước sang giai đoạn ngũ đông, hộ nuôi chủ động rút hết nước trong ao, quá trình rút nước trong ao được thực hiện một cách từ từ, rút nước cho đến khi lớp bèo phủ trên ao chạm đến bề mặt của ao, làm như vậy ốc sẽ chủ động chui xuốt lớp bùn trong ao (khoảng 10 – 20cm).
Lưu ý: Đối với phương pháp này cần đặc biệt quan tâm đến việc phòng chống các loại thiên địch gây gại trực tiếp cho ốc như: chuột, chim Bìm Bịp và một số loại vật ăn ốc khác. Chủ động được nguồn nước không để mặt ao quá khô, sẳn sàng cung cấp nước khi thời tiết ấm cúng.
3. Giúp ốc trú đồng bằng thùng xốp hoặc các dụng cụ bảo quản ốc trên cạn
Cách làm nay hiện nay được 1 số hộ dân đang áp dụng. Để thực hiện tốt phương pháp này hộ nuôi phải tính toán được lượng ốc cần bảo quản, tạo giống sao cho phù hợp.
Cách tiến hành: các hộ nuôi cần chuẩn bị lượng thùng xốp phù hợp với số lượng ốc cần cho trú đông, bố trí vị trí đặt các thùng xốp phù hợp cho việc theo dõi, chăm sóc. Khi thời tiết bắt đầu chuyển lạnh tiến hành bắt ốc vào thùng xốp; quá trình bắt ốc tuyệt đối không để ốc va chạm mạnh làm vở phần vỏ bảo vệ ốc, khi sắp ốc vào thùng xốp có thể tạo ra các lớp ngăn giữ ẩm cho ốc bằng bông hoặc bèo.
Lưu ý: Phương pháp này tuy hiệu quả nhưng phải rất chú trọng đến việc giữ ẩm cho ốc, tránh các loại thiên địch nhất là chuột.
Ngoài 3 phương pháp phổ biên trên còn có một số phương pháp khác, tuy nhiên dù phương pháp nào cũng đều có những ưu điểm, hạn chế nhất định. Cho nên các hộ nuôi phải căn cứ vào tình hình thực tế của mình để lựa chọn phương pháp hợp lý.
Xem thêM :
Trên đây Thế giới động vật đã giới thiệu Thức ăn cho ốc nhồi và cách cho ốc nhồi ngủ đông tránh rét. Comment ngay ý kiến phía dưới nhé!
Đăng nhận xét