Tôm he là tôm gì? Sống ở đâu? Tôm he có nuôi được không?

Cùng Thế giới động vật tìm hiểu Tôm he là tôm gì? Sống ở đâu? Tôm he có nuôi được không? trong bài viết này nhé!

Tôm he là tôm gì? Sống ở đâu? Tôm he có nuôi được không?


1. Tôm he là tôm gì?

Tôm he là một họ tôm thuộc lớp giáp mềm phân ngành giáp xác ngành chân đốt với các giống tôm khác là thân có màu xanh hoặc vàng nhạt, phần chân và đuôi tôm he có màu đỏ vàng đặc trưng. Khác với một số giống tôm biển như tôm sú, tôm hùm, … tôm he có vỏ rất mềm và mỏng, phần đầu nhỏ hơn nhưng lại có phần thịt ngon, ngọt và săn chắc. Ngoài ra, phần sống lưng của tôm he cũng có rãnh sạn chạy thẳng.
Tôm he có nhiều kích thước và mức trọng lượng từ 8 con/kg đến 50 con/kg. Vì vậy phù hợp với nhiều đối tượng và có thể dùng chế biến thành nhiều món ăn dinh dưỡng khác nhau.

2. Tôm he sống ở đâu?

Cũng giống như các loại tôm khác, tôm he thường sinh sống trong môi trường nước mặn tại các vùng biển hoặc được nuôi trong ao, hồ. Độ sâu phổ biến là từ 5 – 15 m tại đáy cát bùn, phân bố ở nhiều vùng biển trên thế giới. Tại Việt Nam, loài tôm he tập trung chủ yếu dọc các bờ biển phía Bắc.

3. Thức ăn của tôm he

Đối với tôm he nuôi thức ăn chủ yếu là cỏ, rong và thức ăn chăn nuôi tôm công nghiệp trong các ao, hồ, trang trại nuôi tôm.
Còn đối với tôm he tại biển thức ăn của chúng là Phù Sa biển nên sẽ chứa nhiều hàm lượng dinh dưỡng tự nhiên, thịt có vị đậm, thơm ngon hơn so với tôm he nuôi.
4. Giá trị hàm lượng dinh dưỡng có trong tôm he
Hàm lượng giá trị dinh dưỡng cụ thể trong thịt tôm he: hàm lượng đạm 21,06%, hàm lượng tro 1,76%, hàm lượng mỡ là 0,39%, còn lại là nước và các chất khoáng khác.
Với hàm lượng dinh dưỡng cao, đặc biệt là hàm lượng đạm, protein và sắt, tôm he được coi là liều thuốc quý tự nhiên cho người mới ốm dậy, phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Các vi chất có trong tôm he sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, cung cấp canxi cho xương, cung cấp sắt cho máu, bổ sung chất iot tự nhiên cho cơ thể.
5. Các món chế biến từ tôm he
Tôm he có vỏ mỏng và mềm, phần thịt ngọt và săn chắc, tôm càng to phần thịt tôm sẽ càng đầy và ngon hơn, thịt tôm có thể chế biến được nhiều món ăn ngon khác nhau như: tôm he nướng muối ớt, tôm he sốt chanh kiểu Thái, tôm he chiên quấn lá lốt,… nhưng đảm bảo vị ngọt và hàm lượng dinh dưỡng tối ưu trong tôm he thì món tôm hấp luôn được ưa chuộng nhất.
(*) Cảnh báo
Trên thị trường hải sản hiện nay, tôm he có hai loại phổ biến là tôm he biển và tôm he nuôi với kích thước và trọng lượng đa dạng từ 8, 9 con/kg đến 40, 50 con/kg. Tôm he biển có mức giá dao động trong khoảng 300.000 – 500.000 đồng/kg, tôm he nuôi có mức giá dao động từ 150.000 – 200.000 đồng/kg và hàm lượng dinh dưỡng không bằng tôm he biển. Vì vậy, cần phải chú ý phân biệt và cẩn trọng để tránh mua nhầm tôm he nuôi với giá cao cũng như mua phải các loại tôm he có nguồn gốc không rõ ràng, chứa hóa chất tăng trọng.
Hải sản ngon xin cam kết cung cấp tôm he biển chất lượng. Được vận chuyển từ biển đến tay khách hàng chỉ với phương tiện giữ tươi duy nhất đó là đá ướp lạnh, không hóa chất tăng trọng, không chất bảo quản, đảm bảo độ tươi ngon và hàm lượng dinh dưỡng tối đa của tôm he.

4. Tôm he có nuôi được không?

Tôm he chân trắng, tên khoa học là Penaeus Vannamei và Litopenaeus, là đối tượng nuôi mới ở Việt Nam, đang trong giai đoạn sản xuất thăm dò nên việc phát triển sản xuất giống và diện tích nuôi tôm thương phẩm phải hết sức thận trọng. Do vậy, Sở Thủy sản tỉnh khuyến cáo: Không tiến hành sản xuất giống tôm he chân trắng tại trại sản xuất giống tôm sú và giống các loài tôm khác; Chỉ nuôi thương phẩm tôm he chân trắng ở khu vực cách biệt với các khu vực nuôi tôm sú và các loài tôm nước lợ khác; Tôm he chân trắng rất mẫn cảm với nhiều loại bệnh, nếu không tuân theo quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt, khi nuôi sẽ có nguy cơ gặp rủi ro lớn. Để hiểu rõ đối tượng này, Trung tâm Khuyến Ngư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu xin giới thiệu:

Tôm he chân trắng được nhập vào Việt Nam từ tháng 4-2001. Năm 2002, Việt Nam đã cho đẻ nhân tạo thành công tôm he chân trắng và đã nuôi thử ở một số nơi. Qua kết quả nuôi thử, tôm he chân trắng đã có một số biểu hiện:

Lớn nhanh hơn và cỡ đồng đều hơn tôm sú, ví dụ nuôi trong 90 -100 ngày, tôm he chân trắng đã đạt cỡ thị trường chấp nhận, trong khi đó đối với tôm sú phải nuôi 120 ngày. Thức ăn của tôm he chân trắng không đòi hỏi có hàm lượng cao như thức ăn của tôm sú và giá thức ăn hiện nay cũng rẻ hơn.

Tuy nhiên tôm he chân trắng lại mẫn cảm với tất cả các loại bệnh mà tôm sú thường gặp: Bệnh đỏ chân (bại huyết), nhũn mắt, thối mang, thối đuôi, đốm trắng, đen mang, hoại tử tiền tế bào máu do virus (IHHNV). Đặc biệt tôm he chân trắng còn mẫn cảm với bệnh Taura – một loại virus gây hội chứng Taura chỉ tìm thấy ở tôm he chân trắng.

ĐỂ NUÔI TÔM HE CHÂN TRẮNG, CẦN PHẢI THỰC HIỆN TỐT NHỮNG KỸ THUẬT SAU:

Trong hệ thống ao nuôi nhất thiết phải có ao trữ lắng nước và hệ thống thải. Nước cấp vào ao nuôi phải được trữ ở ao lắng từ 5 đến 7 ngày, được xử lý và lọc trước khi vào ao nuôi. Chất thải trước khi ra ngoài phải được xử lý và được thải vào hố hoặc bãi thải được thiết kế sẵn.

Trước khi thả tôm giống vào nuôi, ao phải được rải vôi cải tạo đáy, bờ làm cho độ pH ổn định, diệt các mầm bệnh tiềm ẩn trong ao và bón lót gây màu nước. Ao mới đào cần tiến hành rửa đáy nhiều lần để giảm độ phèn trước khi tiến hành các bước tiếp theo. Dùng vôi nung (CaO) dạng cục màu trắng tro để rải xuống đáy và bờ ao với lượng 200 –250 kg/1000m2. Dùng phân vô cơ gồm lân, urê, DAP bón lót cho ao với lượng: phân lân 5kg/1.000 m2, urê 1kg/1.000m2 và DAP từ 1-1,5 kg/1.000m2. Sau khi dẫn nước vào ao đủ mức qui định, tiến hành khảo sát các yếu tố, nếu đạt các tiêu chuẩn sau đây, tiến hành thả tôm.

Oxy hòa tan  4mg/ l; PH  7-8; Độ mặn 10 - 25%; Khí H2S 0,03mg/l, NH3 0,1mg/l và độ trong 30 -35 cm.

TÔM GIỐNG

Tôm giống phải đảm bảo chất lượng, thả đúng mật độ và phù hợp với thời tiết. Tôm giống phải được sản xuất ở nơi có nguồn tôm bố mẹ sạch bệnh. Bản thân tôm giống phải đạt tiêu chuẩn như sau:

Không có cá thể nào bị mắc bệnh phát sáng, bệnh nấm, bệnh virus đốm trắng, đầu vàng, đục thân hoặc Taura…

Mật độ tôm nuôi tùy thuộc vào mực  nước trong ao và phương thức nuôi. Ví dụ:

- Ao sâu 1m thả mật độ 12 con/m2

- Ao sâu 1,2m thả mật độ 12-18 con/m2

- Ao sâu 1,5m thả mật độ 20-25 con/ m2

Nếu nuôi theo công thức công nghiệp quy trình khép kín có thể thả mật độ 40-60 con/m2. Nên chọn tôm giống để thả cùng một đợt và thả đủ mật độ một lần , thả tôm ở nơi sâu nhất của ao và đầu ngọn gió, nhiệt độ nước lúc thả tôm là 22 - 25độ C.

Trước khi thả tôm giống xuống ao có thể vô trùng cho tôm bằng cách ngâm tắm trong dung dịch iốt 20mg/l trong 10 phút.

THỨC ĂN

Thức ăn dùng để nuôi tôm he chân trắng phải chế biến đúng thành phần, đủ chất đủ lượng và cho ăn hợp lý với từng giai đoạn phát triển của tôm.

Hai mươi ngày đầu có thể dùng thức ăn chế biến gồm: Cá tươi, đậu nành và cám gạo mịn với lượng: Cá tươi  0,3kg + 0,1kg bột đậu nành + 0,4 kg cám gạo mịn/1.000m2/ngày. Thức ăn được nấu chín và bóp nhuyễn lọc qua vải mỏng , té đều ao.

Từ sau đó trở đi dùng thức ăn chế biến công nghiệp. Khẩu phần thức ăn hằng ngày theo cỡ lớn của tôm.Ví dụ:

Cỡ tôm 1-2cm/con cho ăn 150-200% khối lượng tôm nuôi

Cỡ tôm 2-3cm/con cho ăn 100% khối lượng tôm nuôi

Cỡ tôm 3-5 cm/con cho ăn 50% khối lượng tôm nuôi

Cỡ tôm từ 5cm đến thu hoạch cho ăn 30-25% khối lượng tôm nuôi

Ngày cho ăn từ 5-6 lần trong ngày. Lượng thức ăn từng lần như sau:

Từ 4-5 giờ cho ăn 25% lượng thức ăn ngày

Từ 10 -11 giờ cho ăn 15% lượng thức ăn ngày

Từ 14 -15 giờ cho ăn 10% lượng thức ăn ngày

Từ 18 -19 giờ cho ăn 35% lượng thức ăn ngày

Từ 23 - 0 giờ cho ăn 15% lượng thức ăn ngày

Thức ăn đặt vào sàn làm bằng vải, đặt cố định ở nhiều địa điểm trong ao, nên đặt cách bờ ao từ 3 đến 4m và gần máy quạt nước.

Khi cho ăn cần chú ý: Không cho tôm ăn trong những trường hợp: Nước ao bị ô nhiễm, khi trời đang mưa to, gió lớn, thời kỳ tôm bị nổi đầu hoặc đang lột xác và những ngày nhiệt độ cao 33 – 35 độ C hoặc khi nhiệt độ xuống thấp dưới 20 độC.


Trên đây Thế giới động vật đã giới thiệu Tôm he là tôm gì? Sống ở đâu? Tôm he có nuôi được không? 

Post a Comment

أحدث أقدم