Đặc điểm cấu tạo và cách phòng ngừa giun móc giun mỏ giun đũa giun kim

 Các loại động vật thuộc ngành giun tròn hầu hết là các sinh vật sống kí sinh trong cơ thể người và vật nuôi. Hãy cùng Thế giới động vật tìm hiểu Đặc điểm cấu tạo và cách phòng ngừa giun móc giun mỏ giun đũa giun kim nhé!

Đặc điểm cấu tạo và cách phòng ngừa giun móc giun mỏ giun đũa giun kim


1. Giun móc giun mỏ

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, có từ 20-50% người Việt Nam bị nhiễm giun, tỷ lệ nhiễm giun ở miền Nam là 10-50% và ở miền Bắc có nơi đến hơn 80%. Ngày 14/6/2014, TS. Trần Thanh Dương - Viện trưởng Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương cho biết: Do bệnh giun, người dân Việt Nam phải mất 1.500.000 lít máu và tốn 15 tấn lương thực mỗi năm. Trong đó, giun móc và giun mỏ hút nhiều máu nhất. Vậy phòng chữa bệnh do giun móc và giun mỏ thế nào?

Người nhiễm giun móc và giun mỏ như thế nào?

Giun móc có tên khoa học là Ancylostoma duodenale và giun mỏ tên khoa học là Necator americanus. Giun móc có màu trắng sữa hoặc hơi hồng hoặc màu đỏ nâu tuỳ thuộc trong ruột giun có máu hay không, con đực dài khoảng 8-11mm, con cái dài 10-13mm. Giun mỏ nhỏ hơn, ngắn hơn giun móc. Một con giun móc cái có thể đẻ từ 10.000-25.000 trứng/ngày, giun mỏ cái có thể đẻ từ 5.000-10.000 trứng/ngày. Đời sống của giun móc là 4-5 năm và giun mỏ là 10-15 năm nếu không được điều trị.

Trứng giun ở môi trường, gặp nhiệt độ 25-35oC sau 1 ngày sẽ phát triển thành ấu trùng. Nhiệt độ càng thấp thì thời gian phát triển càng dài. Ấu trùng sống trong phân hoặc đất phát triển đến kích thước khoảng 0,5-0,7mm, có khả năng xâm nhập vào cơ thể người qua da và niêm mạc. Đặc điểm của ấu trùng hai loại giun này rất hoạt động và có hướng động; hướng lên cao: như mũi đất, thân cây, ngọn cỏ, ấu trùng có thể leo cao tới 2m; hướng tới nơi có độ ẩm cao; hướng tới vật chủ. Nước muối bão hoà giết được ấu trùng sau 15-20 phút. Trong dung dịch clorua thuỷ ngân 1%, dung dịch focmalin và dung dịch phenol, ấu trùng chỉ bị diệt sau 5-6 giờ.

Chu trình nhiễm giun móc và giun mỏ.
Chu trình nhiễm giun móc và giun mỏ.

Ấu trùng giun móc, giun mỏ xâm nhập vào cơ thể người qua da, niêm mạc (kẽ ngón chân, cẳng chân...) theo tĩnh mạch về tim, phổi. Ở phổi, ấu trùng phát triển rồi lên họng hầu và được nuốt lại xuống ruột, ký sinh ở tá tràng và phát triển thành giun móc, giun mỏ trưởng thành. Ấu trùng giun móc, giun mỏ cũng có thể vào cơ thể qua đường ăn uống do thức ăn, nước có nhiễm ấu trùng. Tuy nhiên, bệnh không lây truyền trực tiếp từ người sang người.

Biểu hiện của nhiễm giun

Thời gian ủ bệnh: tính từ khi ấu trùng xâm nhập vào cơ thể qua da, niêm mạc lên tim, phổi và bị nuốt trở lại vào dạ dày, ruột non đến khi thành giun trưởng thành khoảng 42 - 45 ngày. Trường hợp ấu trùng xâm nhập vào cơ thể qua đường thức ăn, nước uống thì chúng không di chuyển qua phổi mà ký sinh trực tiếp tại tá tràng hoặc ruột non. Nhưng có một số ấu trùng giữ trạng thái tiềm tàng ở các tổ chức tới 8 tháng sau mới phát triển thành giun trưởng thành.

Bệnh không có triệu chứng lâm sàng đặc hiệu mà chủ yếu là triệu chứng thiếu máu. Bệnh nhân có da xanh, niêm mạc nhợt và đau vùng thượng vị tuỳ theo mức độ nhiễm giun. Bệnh thiếu máu do giun móc, giun mỏ là thiếu máu nhược sắc: giảm protein toàn phần, bạch cầu ái toan tăng 5-12%. Giun móc hút khoảng 0,2-0,34ml máu/ngày. Giun mỏ hút ít hơn khoảng 0,03-0,05ml máu/ngày. Ngoài tác hại giun hút máu, giun móc, giun mỏ còn gây viêm hành tá tràng và tiết ra chất chống đông máu, chất độc ức chế cơ quan tạo máu sản sinh hồng cầu làm cho người bệnh bị mất máu nhiều hơn, gây bệnh thiếu máu trầm trọng hơn. Triệu chứng đau không có giờ nhất định, khi đói đau nhiều hơn, ăn không ngon miệng, khó tiêu. Khi ấu trùng giun móc, giun mỏ xuyên qua da có thể gây viêm da tại chỗ với các triệu chứng ngứa, có nhiều nốt màu đỏ và tự hết sau 1-2 ngày. Viêm da thường do giun mỏ gây ra nhiều hơn là giun móc. Chẩn đoán xác định bệnh: xét nghiệm phân có trứng giun móc, giun mỏ.

Bệnh cần phân biệt với một số bệnh như thiếu máu do các nguyên nhân khác, viêm loét dạ dày tá tràng...

Điều trị không khó

Trong điều trị bệnh giun móc, giun mỏ, cần chọn thuốc có tác dụng với nhiều loại giun, ít độc, dùng một liều duy nhất vẫn đạt hiệu quả cao. Nếu nhiễm nhẹ có thể dùng albendazole (biệt dược là zentel, alzental,...) 400 mg liều duy nhất cho mọi lứa tuổi trên 2 tuổi. Thuốc Mebendazole (biệt dược là vermox, fugaca,...) liều duy nhất 500 mg. Hoặc thuốc Pyrantel pamoate (combantrin, embovin, helmex,...) liều duy nhất 10 mg/kg cân nặng. Trường hợp nhiễm nặng: albendazole 400 mg/ngày x 3 ngày; Mebendazole (vermox, fugaca,...) liều 500 mg/ngày x 3 ngày; Pyrantel pamoate (combantrin, embovin, helmex,...) liều 10 mg/kg/ngày x 3 ngày.

Biện pháp phòng bệnh

Hiện nay, theo chương trình “Tẩy giun cộng đồng 6116” đề xuất 2 ngày tẩy giun trong năm là ngày 6/1 và ngày 1/6. Giữ vệ sinh cá nhân tốt như rửa tay trước khi ăn hoặc chuẩn bị thức ăn, không ăn rau sống khi chưa rửa thật sạch. Không dùng phân tươi bón ruộng. Công nhân mỏ hàng năm phải khám sức khoẻ và xét nghiệm giun móc, giun mỏ ít nhất 1 lần/năm và điều trị triệt để cho những người nhiễm giun móc, giun mỏ.

Sử dụng bảo hộ lao động trong lao động sản xuất khi tiếp xúc với đất, đặc biệt là đất nhiễm phân người. Vệ sinh môi trường gần nhà, trong nhà và khu vực vui chơi của trẻ em. Xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh. Có thể xử lý phân bằng vôi bột 150 -200g/1kg phân (trứng giun chết sau 30 phút đến 1 giờ).
Xem thêm: 


2. Giun đũa

Giun đũa (danh pháp hai phần: Ascaris lumbricoides) là một loài giun ký sinh trong ruột non người, nhất là ở trẻ em. Khoảng 1/4 dân số trên Trái Đất này bị giun đũa ký sinh, gây đau bụng, đôi khi gây tắc ruột & tắc ống mật.[2] Tỷ lệ người mang giun đũa có khác nhau tùy theo vùng, ở vùng ôn đới số người bị giun đũa ký sinh có phần giảm đi và bệnh cũng có phần nhẹ, còn ở vùng nhiệt đới thì bệnh giun đũa còn đang hoành hành, đặc biệt là ở trẻ em. Nó có thể đạt chiều dài đến 35 cm.[3] Giun đũa ở trong ruột chiếm đoạt các chất dinh dưỡng của cơ thể. Chúng gây ra tình trạng rối loạn tiêu hoá và rối loạn thần kinh ở trẻ nhỏ. Giun đũa còn làm suy yếu bệnh nhân do chiếm đoạt chất dinh dưỡng trong ruột người bệnh.

Cấu tạo ngoài
Cơ thể giun đũa hình ống, có kích thước giống như một chiếc đũa (khoảng 25 cm) hoặc hơn. Lớp vỏ cuticle bọc ngoài cơ thể luôn căng tròn, có tác dụng như bộ áo giáp giúp giun đũa không bị tiêu hủy bởi các dịch tiêu hóa trong ruột non người.

Cấu tạo trong và di chuyển
Thành cơ thể có lớp biểu bì & lớp cơ dọc phát triển. Bên trong là khoang cơ thể chưa chính thức. Trong khoang có: ống tiêu hóa bắt đầu từ lỗ miệng ở phía trước cơ thể giữa ba môi bé, kết thúc ở lỗ hậu môn; các tuyến sinh dục dài & cuộn khúc như búi chỉ trắng ở xung quanh ruột.

Cơ thể chỉ có cơ dọc phát triển nên giun đũa di chuyển hạn chế, chúng chỉ cong cơ thể lại và duỗi ra. Cấu tạo này thích hợp với động tác chui rúc trong môi trường ký sinh.

Dinh dưỡng
Giun đũa có hầu phát triển giúp đưa chất dinh dưỡng nhanh và nhiều theo một chiều theo ống ruột từ miệng đến hậu môn.

Sinh sản
Cơ quan sinh dục
Giun đũa phân tính. Tuyến sinh dục đực và cái đều ở dạng ống: con cái 2 ống, con đực 1 ống & dài hơn chiều dài cơ thể.

Giun đũa thụ tinh trong. Con cái đẻ số lượng rất lớn, lẫn vào phân người (khoảng 240 000 trứng một ngày). Trứng mới đẻ không có phôi, hình bầu dục, có vỏ dày sần sùi, có kích thước khoảng 60x 40 micromét.

Vòng đời giun đũa
Trứng giun theo phân ra ngoài, gặp ẩm & thoáng khí, phát triển thành dạng ấu trùng trong trứng. Người ăn phải trứng giun, đến dạ dày ấu trùng chui ra, xuống ruột non, vào máu, đi qua gan, tim, phổi, rồi lại về lại ruột non lần thứ hai mới chính thức ký sinh ở đấy.

Các biện pháp phòng tránh
Nên rửa sạch, nấu chín và bóc vỏ các loại hoa quả, rau sống trước khi ăn.
Tẩy giun định kì 2 lần mỗi năm.
Không sử dụng phân tươi để bón các loại cây trồng.
Không phóng uế bừa bãi.
Rửa tay bằng nước và xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Nên ăn bằng thìa, nĩa, đũa, không ăn bốc bằng tay.
Có hệ thống xử lí nước thải hiệu quả.

3. Giun kim

Giun kim (Danh pháp khoa học: Enterobius vermicularis) là một loại giun ký sinh. Ở người, chúng là loại ký sinh trùng dễ mắc phải, gây ngứa vùng hậu môn.

Đặc điểm
Là loại giun có kích thước cơ thể nhỏ, màu trắng đục. Đầu hơi phình. Hai bên thân có 2 mép hình lăng trụ do sự dày lên của lớp vỏ cuticun bọc bên ngoài. Giun kim đực đuôi cong và có 1 gai giao hợp cong như lưỡi câu. Con cái to hơn, dài hơn con đực đuôi nhọn và thẳng, tử cung chứa đầy trứng. Cơ thể có khía ngang sần sùi để ma sát tốt cho di chuyển. Cuối thực quản có ụ phình. Trứng giun kim có vỏ nhẵn hình bầu dục và thường vẹt một đầu như hình hạt gạo. Tính chất bắt màu của trứng giun kim phụ thuộc vào trứng có tiếp xúc với phân hay không.Kí sinh ở ruột già người, nhất là ở trẻ em. Đêm, giun cái liên tục tìm đến hậu môn để đẻ trứng gây ngứa ngáy. Trứng giun qua tay và thức ăn truyền vào miệng.

Ký sinh
Bài chi tiết: Nhiễm giun kim
Ở người
Đường lây truyền phổ biến của chúng là các vật dụng trong nhà như: quần áo, đồ chơi, gối, mùng, màn. Trứng giun rất nhẹ, có thể bay trong không khí và ai cũng có thể nuốt phải. Khi vào trong ruột, giun kim gây tổn thương niêm mạc ruột, làm rối loạn tiêu hóa, nổi mẩn dị ứng, viêm sinh dục, âm hộ, âm đạo, rối loạn tiểu tiện và thậm chí rối loạn kinh nguyệt (đối với bé gái)... Nếu giun kim lọt vào ruột thừa có thể gây nên tình trạng viêm ruột thừa. Ban đêm, giun kim cái bò ra ngoài hậu môn đẻ trứng và gây ngứa, người bệnh gãi sẽ làm trầy, xước, loét, nhiễm trùng thứ phát và tái nhiễm thường xuyên.

Chúng đẻ trứng ở bên ngoài cơ thể người, thường là vùng xung quanh hậu môn, gây ngứa ngáy: điều này giúp thực hiện sự lây lan của ấu trùng qua tay người. Việc gãi liên tục khiến rìa hậu môn bị tấy đỏ, sưng huyết. Ngoài ra, giun kim cũng có thể xâm nhập và gây viêm phổi, thực quản, hốc mũi, cổ tử cung, gây viêm ruột thừa, làm thủng ruột[2].

Ở vật nuôi
Bệnh giun kim là một bệnh ký sinh trùng phổ biến ở nhiều loài gia cầm và thủy cầm nuôi cũng như hoang cầm. Bệnh gây nhiều thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi bởi không những chúng trực tiếp gây giảm trọng lượng, gây tắc ruột, làm chết vật nuôi mà còn tạo điều kiện cho nhiều bệnh thứ phát (bội nhiễm) khác, đặc biệt nó là vật chủ trung gian truyền lây bệnh viêm gan - ruột truyền nhiễm (bệnh đầu đen) ở gà và gà Tây.


Trên đây Thế giới động vật đã giới thiệu Đặc điểm cấu tạo và cách phòng ngừa giun móc giun mỏ giun đũa giun kim. Comment ngay để được giải đáp.

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn