Cùng Thế giới động vật tìm hiểu Đặc điểm cấu tạo và sinh sản của chuồn chuồn ngô trong bài viết dưới đây nhé!
1. Đặc điểm cấu tạo của chuồn chuồn ngô
Chuồn chuồn ngô hay chuồn chuồn chúa là tên gọi phổ thông cho các loài côn trùng thuộc phân bộ Epiprocta, hay theo nghĩa hẹp thuộc cận bộ Anisoptera. Các loài này đặc trưng bởi cặp mắt kép lớn, hai cặp cánh trong suốt, và thân bụng dài. Chuồn chuồn ngô giống chuồn chuồn kim, chỉ khác nhau chủ yếu ở tư thế của cánh khi đậu và hình dạng của ấu trùng. Cánh của đa số chuồn chuồn ngô song song với thân hoặc cao hơn thân một chút khi đậu.
Chuồn chuồn ngô thường ăn muỗi, và các loài côn trùng nhỏ khác như ruồi, ong, kiến và bướm. Do vậy chúng được coi là thiên địch giúp quá trình cân bằng các loài sâu bọ có hại. Chuồn chuồn ngô thường thấy ở gần ao, hồ, mương, suối... vì ấu trùng của chúng sống dưới nước.
Phát sinh chủng loài
Loài tiền bối của chuồn chuồn ngô, chuồn chuồn khổng lồ Meganeura monyi sống vào đầu kỷ Than Đá, có sải cánh tới 680 milimét (27 in).[1] Bảo tàng Toulouse
Mesurupetala, sống vào cuối kỷ Jura (tầng Tithonus), đá vôi Solnhofen, Đức.
Chuồn chuồn ngô và họ hàng của chúng là một nhóm cổ xưa. Các hóa thạch cổ nhất là thuộc nhóm Protodonata đã từng sinh sống khoảng 325 triệu năm trước, còn lưu giữ dấu tích trong các hóa thạch từ Thượng Than Đá ở châu Âu, một nhóm bao gồm các côn trùng to lớn nhất đã từng sinh sống trên Trái Đất, với Meganeuropsis permiana từ Permi sớm có sải cánh lên tới 750 mm (30 in);[2] hồ sơ hóa thạch của chúng kết thúc với sự kiện tuyệt chủng kỷ Permi–kỷ Trias (khoảng 247 triệu năm trước). Protoanisoptera, một nhóm tiền bối khác thiếu các đặc trưng gân cánh nhất định của Odonata hiện đại, sinh sống từ Permi sớm tới Permi muộn cho tới khi diễn ra sự kiện kết thúc kỷ Permi và được biết đến từ những đôi cánh hóa thạch phát hiện tại các khu vực ngày nay là Hoa Kỳ, Nga và Australia, gợi ý rằng chúng có thể đã có sự phân bố toàn cầu. Các nhóm tiền bối của Odonata hiện đại được gộp trong một nhánh gọi là Panodonata, bao gồm Zygoptera (chuồn chuồn kim) cơ sở và Anisoptera (chuồn chuồn ngô thật sự)[3] Ngày nay có khoảng 3.000 loài chuồn chuồn ngô còn sinh tồn trên thế giới.[4][5]
Vào thời điểm năm 2013 thì mối quan hệ giữa các họ của Anisoptera vẫn chưa được dung giải trọn vẹn, nhưng tất cả các họ đều là đơn ngành ngoại trừ Corduliidae; với Gomphidae là nhóm chị em với nhóm chứa tất cả các họ còn lại của Anisoptera, Austropetaliidae là chị em với Aeshnoidea, và Chlorogomphidae làh cị em với nhánh chứa Synthemistidae và Libellulidae.[6] Trên biểu đồ dưới đây, các đường nét rời chỉ ra mối quan hệ chưa được dung giải:
2. Sinh sản và vòng đời của chuồn chuồn ngô
Chuồn chuồn là những sát thủ săn mồi khét tiết kể cả trong giai đoạn ấu trùng. Chuồn chuồn ngô trưởng thành ăn những con mồi lớn hơn như nhện, bọ ngựa bọ xít… và thậm chí tiêu diệt cả đồng loại. Chuồn chuồn ngô có khả năng săn mồi trên không siêu hạng, một bậc thầy về bay lượn.
Ấu trùng ăn lăng quăng, cá nhỏ và bao gồm côn trùng nhỏ khác.
Vòng đời
Chuồn chuồn ngô trải qua quá trình biến thái không hoàn toàn gồm ba giai đoạn: trứng, ấu trùng và trưởng thành.Chuồn chuồn giao phối khá phức tạp, chúng nhào lộn trên không cùng nhau, và con đực xuất tinh trên không.
Sau khi giao phối, con chuồn chuồn đẻ trứng ở nơi gần nước. Tùy thuộc vào loài, trứng có thể mất từ vài ngày đến hơn một tháng để nở. Trong mùa đông trứng không nở và đợi đến mùa xuân khi nhiệt độ ấm lên chúng mới bắt đầu cuộc sống mới.
Ấu trùng sống trong nước và lột da nhiều lần để phát triển, có thể hơn chục lần lột da. Ở những vùng nhiệt đới, quá trình lột da chỉ mất một tháng. Trong khi ở vùng ôn đới, giai đoạn này lâu hơn đáng kể, thậm chí kéo dài vài năm.
Khi ấu trùng bắt đầu sẵn sẵn cho giai đoạn trưởng thànhm ấu trùng ngoi lên khỏi mặt nước và tìm kiếm một cành cây hoặc một tán lá. Nó lột da lần cuối cùng, và người trưởng thành xuất hiện, trông nhợt nhạt. Nó đứng yên một lúc cho cơ thể khô lại và bắt đầu bay đi tìm bữa ăn.
Tập tính và hành vi
chuon-chuon-ngo-an-gi
Chuồn chuồn ngô ăn tạp, chúng ăn bất cứ thứ gì có thể ăn
Chuồn chuồn ngô có thể điều khiển mối cánh trong 4 cánh một cách độc lập, cho chúng khả năng bay lượn trên không tinh tế. Để ý những con chuồn chuồn ngoài ao, chúng có thể thực hiện động tác bay dọc lên và xuống.
Đôi mắt to lớn của chuồn chuồn ngô có khoảng 30.000 thấu kính (gọi là ommatidia). Não bộ của chúng hầu như chỉ xử lý các thông tin hình ảnh, tầm nhìn của một con chuồn chuồn gần như là một 360°. Nơi duy nhất mà nó không thể nhìn thấy là ngay phía sau lưng. Với con mắt sắc bén và khả năng cơ động khéo léo trong không trung, chuồn chuồn rất khó để bắt, không tin bạn cứ thử.
Các họ trong phân bộ chuồn chuồn ngô
Petaluridae – petaltails, graybacks
Gomphidae – clubtails
Aeshnidae – darners
Cordulegastridae – spiketails, biddies
Corduliidae – cruisers, emeralds, green-eyed skimmers
Libellulidae – skimmers
Phạm vi và phân bố
Chuồn chuồn ngô sống trên khắp thế giới, bất cứ nơi nào có nước để chúng sinh sản.
Có khoảng 2.800 loài chuồn chuồn ngô trên toàn thế giới, với hơn 75% sống ở vùng nhiệt đới. Khoảng 300 loài chuồn chuồn sinh sống ở Hoa Kỳ và Canada.
Trên đây Thế giới động vật đã giới thiệu Đặc điểm cấu tạo và sinh sản của chuồn chuồn ngô. Comment ngay ý kiến nhé!
إرسال تعليق