Cùng Thế giới động vật tìm hiểu Đặc điểm nhận biết ngành ruột khoang? Đại diện của ngành ruột khoang trong bài viết này nhé!
1. Ngành ruột khoang là gì?
Động vật ruột khoang hay động vật xoang tràng hoặc ngành Ruột khoang (Coelenterata) lớp không xương sống là một thuật ngữ đã lỗi thời nhưng vẫn rất phổ biến để chỉ một nhóm cận ngành, cơ thể hình trụ, thường có nhiều tua miệng và là động vật đa bào bậc thấp bao gồm hai ngành động vật theo quan điểm của phát sinh loài, là Ctenophora (sứa lược) và Cnidaria (san hô, sứa thật sự, hải quỳ, san hô lông chim, và các loài có họ hàng gần khác). Tên gọi của đơn vị phân loại này có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp "koilos" ("rỗng"), để chỉ đặc trưng khoang cơ thể rỗng (chưa phân hóa) phổ biến ở hai ngành này. Chúng có các cơ quan, tổ chức mô rất đơn giản, chỉ với hai lớp tế bào, bên ngoài và bên trong, giữa 2 lớp là tầng keo. Động vật ruột khoang thường sống ở biển, số lượng loài của ngành ruột khoang là khoảng 10 nghìn loài.
2. Đặc điểm nhận biết ngành ruột khoang
Ghi nhận theo các tài liệu nghiên cứu về sinh học, ruột khoang có khoảng 10 nghìn loài, sinh sống ở nhiều nơi trên trái đất. Vì số lượng loài nhiều, tuổi thọ lại lớn nên chúng có một cấu tạo cơ thể rất đặc biệt, có kích thước từ nhỏ cho tới khổng lồ cộng với đó là lối sống phong phú.
Một sinh vật ruột khoang đều mang những đặc điểm chung của ngành ruột khoang như sau:
Hầu hết phần cơ thể ở dạng đối xứng tỏa tròn về các phía
Sinh sống, phát triển theo kiểu dị dưỡng
Thành cơ thể chỉ gồm 2 lớp tế bào, giữa hai lớp là tầng keo
Hệ thống tiêu hóa dạng túi
Khi gặp kẻ địch hoặc tấn công con mồi sẽ sử dụng tế bào gai có chứa chất độc
3. Các đại diện của ngành ruột khoang
Sứa
các đặc điểm chung của ngành ruột khoang
Hình ảnh các loài sứa
Đây là sinh vật điển hình nhất của ngành ruột khoang. Nhìn sơ qua, toàn thân của một con sứa sẽ có hình bán cầu trông như một chiếc dù, nửa trên tròn đều úp xuống nước. Cơ thể chúng trong suốt, cảm giác có thể nhìn thấy cả khoang tiêu hóa phía trong.
Xung quanh thân là những tua miệng dài có tác dụng dùng để săn mồi kiếm ăn. Trên mỗi tua có tích chứa một lượng nọc độc nhất định, khi phun nọc độc vào con mồi, nó sẽ bị tê liệt hệ thần kinh. Sứa di chuyển nhờ sự co bóp của thân dạng dù. Nó dùng sức để đẩy nước trong cơ thể qua lỗ miệng, nhờ có lực đẩy cơ thể sẽ tiến về phía trước.
Cấu tạo cơ thể sứa đúng kiểu đối xứng tỏa tròn, phân tách thành hai lớp tạo thành khoang vị. Ở giữa khoang vị có ống vị, được chia tách bởi tầng trung gian dày, chứa keo dạng trong suốt. Nhờ có lớp keo đặc biệt, sứa mới có thể nổi trên mặt nước, thu hẹp khoang tiêu hóa và đẩy lỗ miệng quay xuống dưới.
Thành phần chủ yếu trong một cơ thể sứa là nước, do đó nếu bị mắc cạn ở bờ biển, nó có thể bị mất nước nhanh chóng, teo nhỏ lại chỉ còn 1/10 kích thước ban đầu.
||Bạn có biết: So Sánh Trùng Kiết Lị Và Trùng Sốt Rét | Đặc Điểm & Cấu Tạo
Hải quỳ
đặc điểm chung của ngành ruột khoang
Hình ảnh xinh đẹp của hải quỳ
Hải quỳ cũng là một trong những loài sinh vật biển thuộc ngành ruột khoang. Hải quỳ có rất nhiều loài khác nhau, sinh sống ở các tầng nước thuộc nhiều vùng biển khác nhau. Nhìn chung các cá thể hải quỳ đều có một cơ thể hình trụ với nhiều màu sắc bắt mắt.
Cấu tạo cơ thể của một con hải quỳ đúng chuẩn ngành ruột khoang với kết cấu tỏa tròn, thân hình trụ, kích thước từ 2 – 5cm. Thân hải quỳ theo kiểu đế bám để bám vào các tảng đá, bụi san hô dưới mặt biển. Trên thân phát triển các xúc tua dạng gai ở đầu có chứa các chất độc dùng để săn mồi và tự vệ chống lại kẻ thù.
Lỗ miệng của hải quỳ nằm ở phía trên, có nhiều tua miệng xếp đối xứng. Nhìn từ xa, một con hải quỳ trông như một bông hoa rực rỡ đang bung nở.
Khu vực sinh sống của hải quỳ thường là những vị trí có nhiều bờ đá, nhiều động vật nhỏ cư trú và bơi qua. Có một điểm đặc biệt của hải quỳ là chúng rất lười di chuyển, khi di chuyển thường sẽ nhờ vào tôm ở nhờ. Hai sinh vật này thường cộng sinh với nhau để vừa có thể di chuyển được vừa có thể chống lại kẻ thù tấn công.
San hô
đặc điểm chung của ngành ruột khoang
Hình ảnh những rặng san hô dưới biển
San hô thuộc ngành ruột khoang, là một trong những sinh vật có màu sắc bắt mắt và hình dạng vô cùng phong phú. Rất nhiều người thường lầm tưởng san hô là thực vật sống dưới biển luôn vì trông nó chả khác gì một bụi cây đung đưa nhẹ dưới làn nước.
Thông thường, san hô sẽ sống với nhau thành một tập thể lớn, các cá thể của loài sẽ đứng sát nhau, tạo thành liên kết để vừa giúp đỡ vừa chống lại kẻ thù vừa chia sẻ thức ăn khi cần thiết. Một cá thể sẽ có cấu tạo gồm có tua miệng và lỗ miệng. Lớp ngoài cơ thể của san hô thường tiết ra đá vôi, đá vôi được tiết ra sẽ nhanh chóng cứng lại thành xương để làm giá đỡ cho cơ thể bám chắc tại vị trí sinh sống. Phần nửa trên của san hô khi ở dưới nước thì khá mềm, có thể cử động được.
San hô là một loài động vật sinh sản vô tính, các cá thể con sinh ra bằng các chồi của cơ thể mẹ. Chồi con khi sinh ra sẽ tiếp tục phát triển trên thân mẹ, không hề tách rời. Trải qua quá trình sinh sản và phát triển nhiều năm thì từ một cá thể san hô sẽ tạo thành các rạn san hô siêu đẹp ở dưới mặt biển.
Ngành ruột khoang là một trong những ngành động vật có cấu tạo cơ thể đặc biệt, có vai trò cực kỳ to lớn trong phát triển sinh thái biển. Học và hiểu rõ đặc điểm chung của ngành ruột khoang giúp chúng ta có nguồn kiến thức rộng, là cơ sở để vượt qua nhiều kỳ thi môn sinh học quan trọng.
Trên đây Thế giới động vật đã giới thiệu Đặc điểm nhận biết và Đại diện của ngành ruột khoang như nào? Comment ngay ý kiến phía dưới nhé!
إرسال تعليق