Cầu gai (nhum biển - nhím biển) là con gì? có ăn được không?

 Khá nhiều người quan tâm tới Cầu gai (nhum biển - nhím biển) là con gì? có ăn được không? Dưới đây là giải đáp của Thế giới động vật dành cho các bạn.

Cầu gai (nhum biển - nhím biển) là con gì? có ăn được không


1. Cầu gai (nhum biển - nhím biển) là con gì?

Vỏ của cầu gai có hình cầu và có nhiều gai, do đó mà có tên gọi cầu gai. Chúng có đường kính từ 3–10 cm, có thể đạt đường kính từ 8 đến 10 cm, dày khoảng 3 đến 4 phân. Gai nhọn mọc khắp vỏ bên ngoài, nếu bị đâm thì vùng da bị đâm sẽ nhức, tuy nhiên không gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Khối lượng thịt cầu gai (còn gọi là trứng nhum) rất ít so với tổng thể khối vỏ của chúng. Các thớ thịt được cấu tạo thành hình sao từ 5 đến 8 cánh, màu vàng hoặc cam, bám dọc theo vỏ gần như rỗng.

Cầu gai di chuyển chậm, hầu như chỉ ăn tảo. Cầu gai  thuộc lớp không xương sống trong tự nhiên là thức ăn của các loài rái cá biển, lươn sói (Anarrhichthys ocellatus), cá Balistidae. Trong một số vùng biển, cầu gai còn ăn một số loại san hô thân mềm và một số loại cỏ biển thân mềm. Vào mùa sinh sản của cầu gai, các loại san hô thân mềm gần như là thức ăn chính.

2. Nhím biển có ăn được không?

Nhím ăn sống chấm muối tiêu chanh (mù tạt), cháo nhím, nhím biển nướng…Cầu kì nhất là món cháo nhím biển, người ta phải tách nhím cạo hết lớp thịt bên trong, đem xào sơ với mỡ tỏi và cho vào nồi cháo đang sôi. Cháo nhím biển với vị béo, bùi, 
mùi thơm đặc biệt của nhím biển, được xem là món ăn bổ dưỡng, giúp cho du khách giảm đi những mệt mỏi của chuyến đi. 
Thế nhưng nhím biển ăn sống chấm với muối tiêu chanh mới được cho là đúng kiểu “sành ăn”, nhím biển vừa được bắt lên bờ đem rửa sạch, tách đôi và ăn luôn trực tiếp với muối tiêu chanh hoặc mù tạt. Cái vị ngọt, vị tanh đặc trưng của nhím biển ăn kết hợp với muối tiêu chanh làm cho những ai thưởng thức phải ngỡ ngàng, như đạt đến cực lạc. Có lẽ cách chế biến phổ biến nhất trên đảo chính là món nhím biển nướng. Những con nhím biển sau khi được làm sạch đặt lên bếp than hồng nướng, cho thêm mỡ hành vào, mùi thơm xông lên tận mũi. Khách mới nghe mùi đã thấy háo hức… Đáng chú ý đó chính là việc rửa nhím bằng nước biển, nếu rửa bằng nước ngọt gạch trong nhím sẽ bị vỡ nát giống như việc trộn gia vị vào con rươi.


Thơm ngon “không cưỡng lại được” với món nhím biển nướng mỡ hành

Nhím biển sinh sản từ tháng ba cho đến tháng bảy âm lịch, cuối mùa chính là lúc nhím biển ngon nhất và chắc thịt nhất, du khách nếu đi vào đúng dịp nhím biển sinh sản thì đây là cơ hội để có thể lựa chọn cho mình những con nhím biển ngon về làm quà.

Trên đây Thế giới động vật đã giới thiệu Cầu gai (nhum biển - nhím biển) là con gì? có ăn được không? Comment ý kiến phía dưới nhé!

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn