Con gián ăn gì? Có độc không? Có ăn được không?

 Cùng Thế giới động vật tìm hiểu Con gián ăn gì? Có độc không? Có ăn được không? trong bài viết dưới đây nhé!

Con gián ăn gì? Có độc không? Có ăn được không?


1. Con gián ăn gì?

Gián là một trong số 4.600 loài côn trùng nguyên thuỷ có cánh còn tồn tại đến thời điểm hiện tại. Đặc trưng của gián là cơ thể hình bầu dục dẹt, râu dài như sợi chỉ, và đôi cánh màu đen hoặc nâu gỗ. Gián đực thường có hai cánh, trong khi gián cái không có cánh hoặc cánh mỏng, nhạt màu.
Loài gián thích môi trường ấm áp, ẩm ướt, tối và thường được tìm thấy ở vùng nhiệt đới hoặc khí hậu ôn hòa. 
Gián được xem là loài côn trùng phá hoại thực phẩm, đồ vật và gây ra mùi khó chịu. Thức ăn của gián bao gồm cả thực vật, thực phẩm, giấy, quần áo, sách cho đến côn trùng chết, đặc biệt là rệp giường.

2. Con gián có độc không?

Câu trả lời là gián có độc. Gián là loài côn trùng sống trong môi trường khá bẩn và có nhiều vi khuẩn. Do đó, nếu bị loại vật này cắn phải, bạn có nguy cơ bị dị ứng, chóng mặt hoặc ngứa rát tại vết cắn. Con gián có thể cắn bất cứ bộ phận nào trên cơ thể của con người như tay, chân, lông mi, da,

3. Gián có ăn được không?

Từ lâu, Trung y đã sử dụng gián để làm thuốc chữa trị khoảng gần ba chục căn bệnh khác nhau của con người, như mụn nhọt, ăn khó tiêu, đau dạ dày, bệnh tim… Giáo sư Liu Yusheng, ĐH Nông nghiệp, Chủ tịch Hiệp hội côn trùng tỉnh Sơn Đông, nhận định: "Gián là một loại thuốc kỳ diệu", "Nó có thể chữa trị một số bệnh và giúp bệnh nhân hồi phục nhanh hơn nhiều loại thuốc khác".

Cũng theo Giáo sư Liu, một loại kem làm từ gián được sử dụng rộng rãi trong một số bệnh viện Trung Quốc để điều trị bỏng và ở Hàn Quốc để làm mặt nạ thẩm mỹ. Trong khi đó, một xi-rô được phát minh bởi một công ty dược phẩm ở Tứ Xuyên được dùng làm thuốc chữa trị viêm dạ dày ruột, loét tá tràng và lao phổi.

Người Hoa cũng dùng gián làm thức ăn, như các loại côn trùng khác. Gián thường được chế biến bằng cách rán hai lần trong dầu nóng sao cho con gián có “vỏ thì giòn, ướt bên trong". Món gián chiên rán này làm thức ăn với cơm hay mì đều được..

Ở Phương Tây, vấn đề kháng kháng sinh đang làm đau đầu các nhà y, dược học. Năm 2010, hai nhà sinh học Simon Lee và Naveed Kahn, ĐH Đại học Nottingham, Anh, cho thêm vào môi trường cấy chất chiết từ cơ thể gián vi khuẩn vẫn mọc bình thường; nhưng khi cho chất chiết từ não bộ và các dây thần kinh vào gần như tất cả vi khuẩn gây hại đều chết, và họ kết luận trong hệ thần kinh trung ương của gián có chất tiêu diệt vi khuẩn.

Sau đó, vài nhà khoa học khác khẳng định trong hệ thần kinh trung ương của gián Mỹ có sản xuất kháng sinh tự nhiên có thể tiêu diệt vi khuẩn thường gây tử vong cho người, như Staphylococcus aureus kháng methicillin (MRSA) và các chủng Escherichia coli độc hại.

Năm 2016, một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã phân giải trình tự một tinh thể protein ở bụng (midgut) của gián Diploptera punctate, loài gián duy nhất bơm “sữa” có chứa những tinh thể protein để nuôi con, và kết luận rằng, sữa gián (cockroach milk) này có giá trị dinh dưỡng gấp bốn lần sữa bò và có thể là chìa khóa để nuôi dân số thế giới ngày càng tăng trong tương lai.


Trên đây Thế giới động vật đã giới thiệu Con gián ăn gì? Có độc không? Có ăn được không? Comment ngay ý kiến nhé!

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn