Cùng Thế giới động vật tìm hiểu Kỳ giông là con gì? Đặc điểm sinh học và nơi sống của kỳ giông trong bài viết dưới đây nhé!
1. Kỳ giông là con gì?
Họ Kỳ giông, họ Sa giông hay họ Cá cóc (Salamandridae) là một họ kỳ giông gồm các loài kỳ giông thực sự và sa giông. Hiên tại, 74 loài (có thể nhiều hơn) đã được công nhận. Họ Salamandridae khá đa dạng, gồm các loài sống dưới nước lẫn trên cạn và phân bố tại khắp Bắc bán cầu - Châu Âu, Châu Á, cực bắc của Châu Phi và Bắc Mỹ. Chúng được phân biệt với các loài kỳ giông khác bởi sự thiếu các đường gân hoặc rãnh dọc hai bên cơ thể và bởi lớp da thô ráp của chúng. Da của chúng có rất nhiều hột nhỏ do số lượng tuyến độc trên mình chúng. Chúng cũng thiếu rãnh mũi má. Đa số các loài họ Salamandridae đều có mí mắt cử động được nhưng không có tuyến lệ. Họ này được nhà động vật học người Đức Georg August Goldfuss (1782-1848) mô tả lần đầu vào năm 1820.
Trong tiếng Việt, do tên gọi gần giống nhau, nhiều người thường nhầm lẫn giữa các loài "kỳ giông" lưỡng cư với các loài "kỳ nhông" của chi Leiolepis thuộc lớp Bò sát.
Phân loại học
Việc phân loại các loài lưỡng cư tương đối phức tạp và luôn thay đổi. Họ Salamandridae cũng luôn là đối tượng của việc tái phân loại ở góc độ khoa học, nhờ vào những tiến bộ trong ngành phát sinh loài. Hiện tại họ Salamandridae được chia một cách không chính thức thành hai nhóm: nhóm các loài "kỳ giông" ("true salamanders") bao gồm các chi Chioglossa, Lyciasalamandra, Mertensiella và Salamandra) và nhóm "sa giông" ("newts") bao gồm các chi còn lại.[1][2][3] Mặc dù hai nhóm này không được coi là hai phân loại khoa học riêng biệt, các nghiên cứu trên phát sinh loài đối với họ này đã khẳng định nguồn gốc đơn ngành của hai nhóm này, và chúng có thể được coi là các phân họ của họ Salamandridae[2].
Rất nhiều chi và loài trong họ Salamandridae đang được giới khoa học tranh luận sôi nổi. Chẳng hạn chi Triturus chứa các loài sa giông theo nghĩa hẹp (strictu senso) thì ngày nay được coi là đa ngành và hiện đang được tái sắp xếp[4][5], hay như loài Kỳ giông lửa (S. salamandra) mà một số phân loại khoa học trước đây đã coi là phân loài, bây giờ lại được nâng cấp hoàn toàn lên mức loài.
Vị trí của chi Salamandrina hiện chưa được chính thức công nhận, tuy vậy người ta có thể coi chúng không thuộc về nhóm các loài kỳ giông thực sự, cũng như không thuộc về nhóm các loài sa giông nói ở trên. Chi này thực sự làm một nhánh tách biệt hẳn với hai nhóm trên.[1]
Danh sách các chi và loài
Các nghiên cứu gần đây cho phép mô tả chính xác phát sinh loài của một số chi trong họ Salamandridae, từ đó dẫn đến một thay đổi trong phân loại khoa học. Chi Mertensiella trở thành đơn loài, Mertensiella luschani được đổi tên thành Lyciasalamandra gen. nov. luschania. Chi Triturus cũng đang được sắp xếp lại, các nghiên cứu phát sinh loài gần đây đã xem xét lại tính đơn ngành của cách phân loại này.[1][3][6]
Các chi Chioglossa, Lyciasalamandra, Mertensiella và Salamandra được xếp vào phân họ (họ phụ) Salamandrinae, các chi còn lại nằm trong phân họ Pleurodelinae.
Họ Salamandridae
Phân họ Pleurodelinae (cá cóc, sa giông)
Chi Calotriton (Sa giông suối Tây Ban Nha) - 2 loài
Calotriton arnoldii: Sa giông suối Montseny
Calotriton asper: Sa giông suối Pyrénées
Chi Cynops - 7 loài
Cynops chenggongensis: Sa giông Trình Cống
Cynops cyanurus: Sa giông Sở Hùng hay sa giông đuôi xanh
Cynops ensicauda: Sa giông đuôi kiếm Nhật Bản
Cynops orientalis: Sa giông bụng đỏ Trung Quốc
Cynops orphicus: Sa giông Đại Dương
Cynops pyrrhogaster: Sa giông bụng đỏ Nhật Bản
Cynops wolterstorffi: Sa giông hồ Vân Nam
Chi Echinotriton - 2 loài
Echinotriton andersoni: Sa giông cá sấu Anderson
Echinotriton chinhaiensis: Sa giông gai Trấn Hải
Chi Euproctus - 3 loài
Euproctus montanus: Sa giông suối Corse
Euproctus platycephalus: Sa giông suối Sardegna
Chi Lissotriton (Sa giông thân nhỏ) - 5 loài
Lissotriton boscai: Sa giông Bosca
Lissotriton helveticus: Sa giông chân màng
Lissotriton italicus: Sa giông Ý
Lissotriton montandoni: Sa giông Carpathia
Lissotriton vulgaris: Sa giông thường
Chi Mesotriton (Sa giông núi Alps) - 1 loài
Mesotriton alpestris: Sa giông núi Alps
Chi Neurergus (Sa giông đốm) - 4 loài
Neurergus crocatus: Sa giông đốm vàng
Neurergus kaiseri: Sa giông đốm Kaiser
Neurergus microspilotus: Sa giông đốm Kurdistan
Neurergus strauchii: Sa giông đốm Strauch
Chi Notophthalmus (Sa giông phương Đông) - 3 loài
Notophthalmus meridionalis: Sa giông đốm đen
Notophthalmus perstriatus: Sa giông vằn
Notophthalmus viridescens: Sa giông phương Đông
Chi Ommatotriton - 2 loài
Ommatotriton ophryticus: Sa giông sọc phương Bắc
Ommatotriton vittatus: Sa giông sọc phương Nam
Chi Pachytriton - 2 loài (và hơn 4 loài khác đang được xem xét)
Pachytriton brevipes: Sa giông đuôi mái chèo đốm
Pachytriton labiatus: Sa giông đuôi mái chèo
khoảng hơn 4 loài chưa được mô tả chi tiết. Hiện gọi là Pachytriton A, B, C & D.
Chi Paramesotriton - 7 loài
Paramesotriton caudopunctatus: Cá cóc đuôi đốm
Paramesotriton chinensis: Cá cóc Trung Hoa
Paramesotriton deloustali: Cá cóc Tam Đảo, cá cóc bụng hoa, sa giông bụng hoa (có ở Việt Nam)
Paramesotriton fuzhongensis: Cá cóc Phú Chung
Paramesotriton guanxiensis: Cá cóc Quảng Tây (có ở Việt Nam)
Paramesotriton hongkongensis: Cá cóc Hồng Kông
Paramesotriton laoensis: Cá cóc Lào
Chi Pleurodeles - 3 loài sa giông gân
Pleurodeles nebulosus: Sa giông gân Algérie
Pleurodeles poireti: Sa giông gân Edough
Pleurodeles waltl: Sa giông gân Tây Ban Nha
Chi Salamandrina - 2 loài
Salamandrina terdigitata: Kỳ giông kính phương Nam
Salamandrina perspicillata: Kỳ giông kính phương Bắc
Chi Taricha - 3 loài
Taricha granulosa: Sa giông da nhám
Taricha rivularis: Sa giông bụng đỏ
Taricha torosa: Sa giông California
Chi Triturus - 7 loài sa giông mào (ở con đực)
Triturus carnifex: Sa giông mào Ý
Triturus cristatus: Sa giông mào phương Bắc
Triturus dobrogicus: Sa giông mào Danub
Triturus karelinii: Sa giông mào phương Nam
Triturus marmoratus: Sa giông cẩm thạch
Triturus pygmaeus: Sa giông cẩm thạch lùn
Chi Tylototriton (Sa giông sần) - 8 loài
Tylototriton asperrimus: Cá cóc sần, cá cóc Mẫu Sơn (có ở Việt Nam)
Tylototriton hainanensis: Sa giông sần Hải Nam
Tylototriton kweichowensis: Sa giông sần đuôi đỏ
Tylototriton notialis: Cá cóc sần Lào
Tylototriton shanjing: Sa giông sần đỏ
Tylototriton taliangensis: Sa giông sần Đại Lương
Tylototriton verrucosus: Sa giông sần (có ở Việt Nam)
Tylototriton vietnamensis: Cá cóc Việt Nam, sa giông Việt Nam (có ở Việt Nam)
Tylototriton wenxianensis: Sa giông sần huyện Văn
Tylototriton ziegleri: Cá cóc Ziegler (có ở Việt Nam)
Phân họ Salamandrinae (kỳ giông)
Chi Chioglossa - 1 loài
Chioglossa lusitanica: Kỳ giông vằn vàng
Chi Lyciasalamandra - 7 loài
Lyciasalamandra anatlyana: Kỳ giông tây nam Anatolia
Lyciasalamandra atifi: Kỳ giông nam Anatolia
Lyciasalamandra billae: Kỳ giông núi Saricinar Daglari
Lyciasalamandra fizilae: Kỳ giông duyên hải Anatolia
Lyciasalamandra flavimembris: Kỳ giông Marmaris-Ula
Lyciasalamandra helverseni: Kỳ giông Karpathos-Kasos
Lyciasalamandra luschani: Kỳ giông Luschan
Chi Mertensiella - 1 loài
Mertensiella caucasica: Kỳ giông Kavkaz
Chi Salamandra (kỳ giông lửa) - 6 loài
Salamandra algira: Kỳ giông lửa Algérie
Salamandra atra: Kỳ giông núi Alps
Salamandra corsica: Kỳ giông lửa Corse
Salamandra infraimmaculata: Kỳ giông lửa Cận Đông
Salamandra lanzai: Kỳ giông lửa Lanza
Salamandra salamandra: Kỳ giông lửa
Đặc tính sinh học
Kỳ giông lửa cảnh báo kẻ thù về độc chất của mình với màu da hết sức sặc sỡ.
Họ Salamandridae rất đa dạng về đặc điểm hình thái học cũng như về khả năng thích nghi sinh thái và sinh hoạt (ăn uống, sinh hoạt tình dục và sinh sản). Gần như toàn bộ các loài của họ này đều có ấu trùng sống trong nước, ngoại trừ một số loài "kỳ giông thực sự" như kỳ giông đen (Salamandra atra) sinh con có phổi hoàn chỉnh, có thể sống trên cạn ngay sau khi được sinh ra. Các cá thể trưởng thành của họ này thông thường đều sống kiểu hai giai đoạn, dưới nước và trên cạn, tỷ lệ hai giai đoạn này khác nhau tùy theo chi. Nhóm các "kỳ giông thực sự" (các chi Chioglossa, Salamandra, Lyciasalamandra) cho thấy xu hướng rõ nét trong việc thích nghi với đời sống trên cạn trong nhiều tập tính như: sinh sản (từ bằng trứng, cho đến qua bào thai hoàn toàn như loài Salamandra atra), ăn uống (biến đổi cơ quan miệng để thích hợp với ăn uống trên cạn). Nhóm các loài sa giông và cá cóc thì có đời sống sinh thái và sinh học phù hợp với môi trường nước hơn. Thụ tinh trong nhưng không có giao phối: con đực đặt túi tinh nhỏ trên hoặc gần con cái, con cái lộn huyệt ra ngoài để nhận túi tinh này. Các cơ chế ăn uống cũng khác với các loài kỳ giông thực sự, với cơ quan miệng thích hợp với môi trường nước.[7]
Người ta phân biệt bốn nhóm có đặc tính tình dục khác nhau theo chi[2][8]. Ở chi Mertensiella, Salamandra, Pleurodeles và Tylototriton, con đực giữ con cái bằng mặt bụng. Túi tinh được đặt khi con đực còn ôm chặt con cái cho đến khi thụ tinh xong. Ở các chi Bắc Mỹ Notophthalmus và Taricha con đực ôm con cái bằng mặt lưng. Con đực thuộc chi Euproctus và Calotriton thì giữ con cái bằng đuôi và túi tinh được đặt lên trên, hoặc gần thân con cái, hoặc được đặt vào miệng lỗ huyệt con cái. Đối với nhóm cuối cùng thì không có sự tiếp xúc trực tiếp giữa hai cơ quan sinh dục (Cynops, Neurergus, Paramesotriton, Pachytriton và Triturus).
Tất cả các loài trong họ này đều tiết ra các chất độc từ da với các mức độ khác nhau tùy loài. Nhiều loài có màu sắc sặc sỡ để cảnh báo kẻ thù của chúng (ví dụ rõ ràng nhất là loài kỳ giông lửa với các đốm vàng trên lớp da màu đen).
2. Nơi sống của kỳ giông
Các cóc California Taricha torosa, sống ở ven biển California và Sierra Nevada Hoa Kỳ.
Họ Salamandridae phân bố rộng nhất trong số các động vật có đuôi, chủ yếu ở các vùng có khí hậu ôn đới - châu Âu, châu Á, và rìa tây bắc của châu Phi và Bắc Mỹ, cực bắc của México. Công viên quốc gia Great Smoky Mountains (Mỹ) có 27 loài kỳ giông khác nhau[9].
Xem thêm: Khái quát về bộ lưỡng cư có đuôi Caudata
Trên đây Thế giới động vật đã gửi tới Kỳ giông (sa giông) là con gì? Đặc điểm sinh học và nơi sống của kỳ giông. Comment ngay ý kiến nhé!
Đăng nhận xét