Muỗi là con gì? Đặc điểm, tác hại và cách phòng trừ

 Cùng Thế giới động vật tìm hiểu Muỗi là con gì? Đặc điểm, tác hại và cách phòng trừ trong bài viết dưới đây nhé!

Muỗi là con gì? Đặc điểm, tác hại và cách phòng trừ


1. Muỗi là con gì?

Muỗi (danh pháp khoa học: Culicidae), là tên gọi chung cho một họ côn trùng gồm khoảng 3600 loài, thuộc bộ Hai cánh (Diptera).

Chúng có một đôi cánh vảy, một đôi cánh cứng, thân mỏng, các chân dài. Muỗi đực hút nhựa cây và hoa quả để sống, muỗi cái hút thêm máu người và động vật. Kích thước thay đổi theo loài, nhưng ít khi lớn hơn vài cm. Đa số có trọng lượng khoảng 2 đến 2,5 mg. Chúng có thể bay với tốc độ 1,5 đến 2,5 km/h.

Muỗi đã tồn tại trên hành tinh của chúng ta khoảng 170 triệu năm. Họ Culicidae thuộc bộ Diptera và chứa khoảng 2700 loài trong 35 giống gồm Anopheles, Culex, Psorophora, Ochlerotatus, Aedes, Sabethes, Wyeomyia, Culiseta, Haemagoggus,...

2. Đặc điểm sinh học của muỗi

Muỗi sinh trưởng chủ yếu trong các đầm lầy, ao hồ hoặc các vũng nước đọng, các vùng ẩm ướt. Chúng đẻ trứng xuống nước, trứng nở thành ấu trùng gọi là bọ gậy hay lăng quăng. Bọ gậy sống trong nước một thời gian, sau phát triển thành nhộng, rồi biến thành muỗi trưởng thành, bay lên khỏi mặt nước.

Nhiệt độ thích hợp cho muỗi sinh trưởng và phát triển là khoảng 20 đến 25 độ C. Vì vậy chúng xuất hiện ở các nước nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Vòng đời của muỗi phụ thuộc loài và nhiệt độ, thay đổi từ vài ngày đến khoảng một tháng.

Muỗi cái có vòi dạng đặc biệt có thể xuyên thủng da người và động vật để hút máu. Muỗi cái cần hút thêm máu để có nguồn protein để sản sinh ra trứng. Thức ăn bình thường của muỗi là nhựa cây và hoa quả, không chứa đủ protein cho muỗi cái. Muỗi đực không có vòi thích hợp để hút máu, và chỉ ăn nhựa cây và hoa quả. Cũng có một nhánh muỗi, tên là Toxorhynchites, không hút máu.[2][3]

Muỗi cái xác định mục tiêu hút máu qua mùi vị và cảm nhận nhiệt. Chúng đặc biệt nhạy cảm với Carbon dioxide (hay còn gọi là Cacbonic) trong hơi thở động vật và một số mùi trong mồ hôi. Một số người, ví dụ nam giới, béo và thuộc nhóm máu O, hấp dẫn muỗi nhiều hơn.[cần dẫn nguồn] Muỗi cảm nhận được tia hồng ngoại phát ra từ vật có thân nhiệt cao, nên dễ tìm được đến động vật và chim máu nóng.

Muỗi có bốn giai đoạn trong vòng đời là trứng muỗi, bọ gậy (ấu trùng), cung quăng (nhộng) và muỗi trưởng thành. Muỗi cái trưởng thành đẻ trứng theo từng đợt.[4]

Sau khi muỗi đẻ trứng, sau 2 - 3 ngày, trứng thường nở thành bọ gậy. Sau khi nở, bọ gậy không phát triển liên tục mà trải qua 4 giai đoạn khác nhau, gồm: Ở tuổi thứ nhất, bọ gậy có kích thước khoảng 1,5 mm và ở tuổi thứ tư nó có kích thước khoảng 8 - 10mm.

Bọ gậy không có chân nhưng có đầu phát triển, mình phủ nhiều lông, bơi được bằng các chuyển động của cơ thể. Bọ gậy ăn tảo, vi khuẩn và các vi sinh vật trong nước. Nơi khí hậu ấm áp, thời gian bọ gậy phát triển cần khoảng 4 - 7 ngày hoặc dài hơn nếu thiếu thức ăn. Sau đó, bọ gậy khi đã phát triển đến tuổi thứ tư chuyển hóa thành cung quăng có hình dấu phẩy.[4]

Các biện pháp diệt bọ gậy muỗi truyền bệnh không làm giảm ngay số lượng muỗi đốt, có khi phải mất vài ngày hoặc vài tuần mới giảm được số lượng muỗi đốt. Diệt bọ gậy muỗi truyền bệnh bao gồm các biện pháp khác nhau như thau vét bọ gậy, làm thay đổi nơi sinh sản của muỗi, làm cho bọ gậy không sinh sôi, nảy nở được. Khống chế không cho muỗi trưởng thành đến được nơi sinh sản. Thả cá và các loài sinh vật ăn bọ gậy khác vào những nơi có bọ gậy muỗi. Đồng thời có thể dùng các loại hóa chất diệt bọ gậy. Các biện pháp can thiệp này nhắm tới mục đích là giảm nguồn truyền

Việc làm thoát nước ở các khu vực đầm lầy, nước tù đọng, đất đai khai khẩn và các biện pháp lâu dài khác được thực hiện từ đầu thế kỷ 20 ở nhiều nơi đã góp phần rất tích cực trong các biện pháp phòng chống và giảm thiểu những bệnh do muỗi truyền. Diệt bọ gậy muỗi truyền bệnh cần phải được thực hiện chung quanh nơi sinh sống của con người trong phạm vi lớn hơn phạm vi dự định diệt muỗi. Đối với nhiều loài muỗi, phạm vi này khoảng 1,5–2 km. Các biện pháp không có hiệu quả lâu dài cần phải được duy trì suốt trong thời gian có muỗi truyền bệnh hoạt động mạnh.

3. Tác hại của muỗi

Sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là loại bệnh mắc phải khi nhiễm virus Dengue do muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) chích. Theo tổ chức y tế thế giới WHO, mỗi năm, có tới 400 triệu người mắc bệnh sốt xuất huyết. Khoảng 100 triệu người bị bệnh do nhiễm trùng, và 22.000 người chết vì sốt xuất huyết nặng.

Theo đó, ở mức độ nhẹ, sốt xuất huyết thường biểu hiện giống như bệnh cúm. Cụ thể, các triệu chứng của sốt xuất huyết nhẹ bao gồm sốt cao, đau đầu dữ dội, đau sau mắt, đau cơ và khớp, buồn nôn, nôn mửa, sưng hạch hoặc phát ban. 

Thế nhưng ở mức độ nặng (sốt xuất huyết Dengue hoặc hội chứng sốc Dengue), bệnh nhân sẽ bị đau bụng dữ dội, nôn mửa liên tục, thở nhanh, chảy máu nướu răng, mệt mỏi, bồn chồn và nôn ra máu. Nguy hiểm hơn, bệnh nhân còn có thể tử vong do rò rỉ huyết tương, tích tụ chất lỏng, hô hấp đau buồn, chảy máu nghiêm trọng hoặc suy giảm nội tạng. 

Cho đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu hay vacxin (đủ tiêu chuẩn của WHO) cho bệnh sốt xuất huyết. Cách phòng tránh bệnh tốt nhất hiện nay vẫn là tránh để bị muỗi đốt. 

Sốt rét
Sốt rét là một căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng do ký sinh trùng truyền sang người qua vết đốt của muỗi Anopheles cái bị nhiễm bệnh. Các dấu hiệu phổ biến của bệnh bao gồm sốt, ớn lạnh, cảm giác khó chịu toàn thân, đau đầu, buồn nôn và ói mửa, tiêu chảy, đau bụng, đau cơ hoặc khớp, mệt mỏi, thở nhanh, nhịp tim nhanh, ho. 

Khi được điều trị đúng cách, bệnh nhân sốt rét có thể hồi phục hoàn toàn. Thế nhưng với những người bị sốt rét nặng, nguy cơ tử vong rất cao bởi bệnh tiến triển rất nhanh chỉ trong vòng vài giờ hoặc vài ngày.

Sốt rét do muỗi Anopheles cắn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng
Sốt rét trải qua 3 giai đoạn: rét run, sốt nóng và vã mồ hôi

Sốt vàng da
Sau khi bị muỗi chích, virus sốt vàng sẽ ủ bệnh trong cơ thể từ 3 – 6 ngày. Những triệu chứng này xảy ra, thường gặp nhất là sốt, đau cơ với đau lưng nổi bật, nhức đầu, chán ăn và buồn nôn hoặc nôn. Trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng biến mất sau 3 đến 4 ngày.

Tuy nhiên, một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân bước vào giai đoạn thứ hai, sốt cao quay trở lại và một số hệ thống cơ thể bị ảnh hưởng, thường là gan và thận. Trong giai đoạn này, mọi người có thể bị vàng da (vàng da và mắt, vì thế bệnh này có tên là “sốt vàng da”), nước tiểu sẫm màu và đau bụng kèm theo nôn mửa. Chảy máu có thể xảy ra từ miệng, mũi, mắt hoặc dạ dày. Nguy hiểm hơn, một nửa số bệnh nhân bước vào giai đoạn nhiễm độc chết trong vòng 7 – 10 ngày.

Virus zika
Bệnh do vi rút Zika gây ra do vi rút lây truyền chủ yếu do muỗi Aedes đốt vào ban ngày. Sau khi bị muỗi đốt, thời gian ủ bệnh ước tính là 3 – 14 ngày. Tiếp đến, các triệu chứng như sốt, phát ban, viêm kết mạc, đau cơ và khớp, khó chịu hoặc đau đầu sẽ xuất hiện và thường kéo dài từ 2 – 7 ngày. 

Nhiễm vi rút Zika trong thời kỳ mang thai có thể khiến trẻ sinh ra bị tật đầu nhỏ và các dị tật bẩm sinh khác, được gọi là hội chứng Zika bẩm sinh. Nhiễm vi rút Zika cũng liên quan đến các biến chứng khác của thai kỳ bao gồm sinh non và sẩy thai.

Viêm não Nhật Bản
Thời gian gian ủ bệnh của bệnh viêm não Nhật Bản là từ 4 – 14 ngày. Ở trẻ em, đau đường tiêu hóa và nôn mửa có thể là những triệu chứng ban đầu nổi trội. 

Khi bệnh trở nặng, các triệu chứng như sốt cao, nhức đầu, cứng cổ, mất phương hướng, hôn mê, co giật, liệt co cứng sẽ xuất hiện và phát triển nhanh chóng. Tỷ lệ tử vong của viêm não Nhật Bản có thể lên tới 30% ở những người có các triệu chứng bệnh. Trong số những người sống sót, có đến 20% –30% bị di chứng vĩnh viễn về trí tuệ, hành vi hoặc thần kinh như tê liệt, co giật tái phát hoặc mất khả năng nói.

Tiêm phòng cho bé để phòng ngừa bệnh viêm não Nhật Bản
Bố mẹ có thể phòng ngừa viêm não Nhật Bản bằng cách tiêm phòng cho con khi còn nhỏ

Bệnh sốt Rift Valley – RVF
Sốt Rift Valley (RVF) là một bệnh sốt xuất huyết cấp tính do vi rút thường thấy nhất ở động vật thuần hóa (như trâu, bò, cừu, dê và lạc đà) và cũng có thể gây bệnh cho người. Bệnh do vi rút RVF (RVFV) gây ra. Một trong những nguyên nhân mắc RVF ở người là do bị Aedes nhiễm bệnh đốt. Cho đến nay, tránh để bị muỗi đốt vẫn là cách phòng tránh RVF tốt nhất. 

Sốt Chikungunya
Chikungunya là một bệnh do virus truyền sang người do muỗi bị nhiễm bệnh. Nó được gây ra bởi vi rút chikungunya (CHIKV). Bệnh nhân Chikungunya thường sốt và đau khớp nghiêm trọng. Các triệu chứng khác bao gồm đau cơ, sưng khớp, đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi và phát ban.

Hiện không có vắc-xin hoặc thuốc đặc hiệu chống lại virus này. Việc điều trị tập trung vào việc làm giảm các triệu chứng bệnh.

Dirofilaria immitis
Dirofilaria immitis là bệnh nguy hiểm gây ra bởi giun tròn và muỗi. Cụ thể, sau khi bị muỗi chích, ấu trùng của giun tròn sẽ từ muỗi mà thâm nhập vào người. Vì thế bạn tránh việc giữ vật nuôi như chó, mèo, vẹt… ở nhà vì muỗi dựa vào các loài động vật này để lấy thức ăn.

Viêm não Murray Valley
Viêm não Murray Valley (MVE) là một bệnh do virus gây ra và lây lan do bị muỗi đốt. Hầu hết những người bị nhiễm vi rút không cảm thấy bị bệnh. Một số người xuất hiện các triệu chứng như sốt, đau đầu, buồn nôn, nôn và mệt mỏi. Ở mức độ nặng hơn, bệnh nhân có thể lú lẫn, buồn ngủ, khó nói, thiếu phối hợp và nhiễm trùng não. Trong một số trường hợp rất hiếm, có thể bị tàn tật lâu dài hoặc tử vong.

Nhiễm virus West Nile
Trên thực tế, không phải ai bị muỗi chích cũng có thể nhiễm virus West Nile. Tuy nhiên, những người trên 50 tuổi có nguy cơ bị bệnh cao hơn. Các triệu chứng phổ biến khi nhiễm virus West Nile bao gồm ho, tiêu chảy, sốt, chán ăn, đau khớp và cơ, phát ban da, mệt mỏi, buồn nôn và nôn mửa. Ở một số người, triệu chứng của bệnh có thể nặng nề hơn như đau mắt, đau đầu, cứng cổ, khó khăn khi đi, yếu ớt, động kinh, tê liệt và hôn mê.

4. Cách phòng trừ muỗi

Hầu hết các bệnh lý do bị muỗi đốt đều không có vacxin phòng ngừa. Vì thế, cách tốt nhất để tránh mắc phải các bệnh trên là tránh để muỗi chích như:

Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ thường xuyên.
Ngủ mùng thường xuyên (kể cả ban ngày).
Mặc quần dài, áo dài tay, sáng màu.
Thoa kem chống muỗi
Không tập trung ở nơi có nhiều cây cối, đồ đạc, nhất là vào lúc sáng sớm và chiều tối.
Dọn sạch, loại bỏ các lu chậu, các vật chứa đọng nước.
Dọn dẹp nhà cửa thông thoáng để đề phòng muỗi chích
Dọn dẹp nhà cửa thường xuyên là cách giúp bạn phòng ngừa hiệu quả các bệnh do muỗi chích

3. Một số câu hỏi thường gặp về bệnh do muỗi đốt
Bị muỗi vằn đốt có bị sốt xuất huyết không?
Bị muỗi vằn chích có thể bị sốt xuất huyết do đây là trung gian truyền bệnh. Theo đó, muỗi hút máu người bệnh sốt xuất huyết hoặc người bệnh mang virus Dengue, rồi sau đó đốt người bình thường thì virus Dengue sẽ theo vết chích của muỗi vào cơ thể và người này có thể bị sốt xuất huyết. 

Ai có nguy cơ cao bị mắc sốt rét (do muỗi anophen đốt)?
Nguy cơ mắc bệnh sốt rét chủ yếu phụ thuộc vào khu vực và điều kiện sinh sống. Theo đó, những người di cư tự do, ngủ rẫy, đi rừng, nhà cửa tạm bợ, ngủ không mắc mùng… là những người dễ bị muỗi đốt, mắc bệnh sốt rét cũng như những bệnh khác do muỗi chích. 

Muỗi chích có làm lây nhiễm virus corona như sốt xuất huyết không?
Theo các tổ chức khoa học, y tế hàng đầu như Viện Y tế quốc gia (ISS) của Ý, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), IZSVe – tổ chức nghiên cứu về sức khỏe động vật và an toàn thực phẩm…. cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng rằng muỗi có thể làm lây nhiễm corona. Tuy nhiên, bạn vẫn nên tránh để muỗi chích để phòng ngừa các bệnh khác. 


Trên đây Thế giới động vật đã giới thiệu Muỗi là con gì? Đặc điểm, tác hại và cách phòng trừ. Comment ngay ý kiến nhé!

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn