Cùng Thế giới động vật tìm hiểu Ruồi là con gì? Đặc điểm, tác hại và các loại ruồi phổ biến trong bài viết dưới đây nhé!
1. Ruồi là con gì?
Ruồi là côn trùng thuộc bộ Diptera (theo tiếng Hy Lạp di có nghĩa là "hai" và pteron là "cánh"), chúng có một cặp cánh đơn trên đốt ngực giữa và một cặp bộ phận thăng bằng ở cánh sau, trên đốt ngực cuối. Một số con ruồi không có cánh như trong họ Hippoboscoidea.
Nằm trong một bộ lớn, tổng số hơn 240.000 loài gồm muỗi, ruồi nhuế và các loài khác, mặc dù chỉ dưới ½ đã được nghiên cứu. Đó là một bộ chính xét về lĩnh vực sinh thái lẫn tầm quan trọng đối với con người (về y học và kinh tế). Bọ hai cánh, xét riêng loài muỗi (Culicidae), là một nguồn truyền bệnh chủ yếu bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, virus sông Nil, sốt vàng da và một số bệnh lây truyền nhiễm khác.
2. Đặc điểm của ruồi
Ruồi là loài côn trùng nhỏ với cơ thể bóng bẩy và có đôi cánh đặc trưng. Để nhận diện ruồi, các đặc điểm sau có thể được quan sát:
Cơ thể: Ruồi có cơ thể hình dạng hình tam giác và được bao phủ bởi lớp vảy nhỏ. Cơ thể ruồi có màu đen hoặc xám và thường không có hoa văn hoặc sọc trên cơ thể.
Đôi cánh: Ruồi có đôi cánh trong suốt, có độ dài từ 6 đến 8mm. Đôi cánh này có đặc điểm khác biệt so với đôi cánh của các loài côn trùng khác.
Chân: Ruồi có sáu chân, với các khớp đốt khớp nối giúp chúng di chuyển trên các bề mặt khác nhau.
Mắt: Ruồi có đôi mắt lớn, chia thành nhiều khối phía trước và phía sau của đầu.
Miệng: Ruồi có miệng tròn và đen, có khả năng vắt chất lỏng từ các loài thực vật và động vật khác.
Vòng đời của ruồi kéo dài khoảng 10-30 ngày. Chúng trải qua 4 giai đoạn biến thái hoàn toàn gồm trứng, ấu trùng, nhộng và ruồi trưởng thành
3. Các loại ruồi phổ biến
Ruồi nhặng (Blow fly) Ruồi nhặng. Đặc điểm: tùy thuộc loài: có màu xanh như kim loại, xanh da trời và màu đen. ...
Ruồi đàn (Cluster fly) Ruồi đàn. ...
Ruồi mặt (Face fly) Ruồi mặt. ...
Ruồi nhà (House fly) Ruồi nhà
4. Tác hại của ruồi
Ruồi truyền bệnh gì?
Các bệnh mà ruồi đóng vai trò lây nhiễm bao gồm bệnh qua đường tiêu hóa như lỵ trực trùng, lỵ amíp , tả, thương hàn, giun đũa, giun tóc, ấu trùng sán lợn; bệnh về mắt như mắt hột, nhiễm khuẩn mắt, bệnh giun mắt Thelazia; bệnh ngoài da như viêm da cấp tính, nấm da, bệnh phong (hủi).
Quả thực, những vị khách bất đắc dĩ này sẽ gây quá nhiều phiền toái cho chúng ta và chính chúng làm cho bữa tiệc kém hấp dẫn và còn gây hậu quả nghiêm trọng thậm chí truyền dịch bệnh nguy hiểm như dịch tả.
5. Cách diệt ruồi
Để có được bữa ăn an toàn, ngon miệng và tránh dịch bệnh theo đường tiêu hóa do ruồi truyền, chúng ta cần tích cực phòng chống ruồi bằng sử dụng các biện pháp sau:
- Cải thiện vệ sinh môi trường:
Làm giảm hoặc loại trừ nơi đẻ trứng của ruồi bằng cách vệ sinh chuồng trại gia súc, gia cầm, quản lý phân và chất thải con người, xử lý rác thải tốt.
Làm giảm nguồn thu hút ruồi từ nơi khác đến như mùi của thức ăn, mùi của các ổ đẻ của ruồi.
Đề phòng sự tiếp xúc của ruồi và mầm bệnh như hố xí, người ốm và chất thải của họ, lò mổ, động vật chết...
Bảo vệ không cho ruồi tiếp xúc với thức ăn, vệ sinh nhà ăn...
- Diệt ruồi:
Phương pháp vật lý như đập ruồi, bẫy ruồi bằng bẫy đèn, bẫy dính, bẫy nước, lưới điện...
Phương pháp hóa học như bả ruồi, phun thuốc diệt ruồi trưởng thành hay diệt dòi.
Trên đây Thế giới động vật đã giới thiệu Ruồi là con gì? Đặc điểm, tác hại và các loại ruồi phổ biến. Comment ngay ý kiến nhé!
Đăng nhận xét