Nguyên nhân mắc và cách điều trị, phòng ngừa sán dây cá

 Sán dây cá là một loài động vật kí sinh thuộc ngành giun dẹp lớp không xương sống. Hãy cùng Thế giới động vật tìm hiểu Nguyên nhân mắc và cách điều trị, phòng ngừa sán dây cá nhé!

Nguyên nhân mắc và cách điều trị, phòng ngừa sán dây cá


1. Sán dây cá là con gì?

Nhiễm sán dây cá ở người là bệnh lý nhiễm ký sinh trùng đường ruột do một loại sán dây gây ra. Sán dây cá có khoảng hơn 20 loài khác nhau, trong đó Diphyllobothrium latum và Diphyllobothrium nihonkaiense là các loài gây bệnh hay gặp nhất. Người bị nhiễm bệnh do ăn phải cá bị nhiễm ấu trùng sán nhưng chưa được nấu chín kỹ. Sau khi một người ăn cá bị nhiễm bệnh, ấu trùng bắt đầu phát triển trong ruột. Ấu trùng trưởng thành hoàn toàn sau 3 đến 6 tuần. Sán trưởng thành, được phân đoạn, bám vào thành ruột. Trứng được hình thành trong mỗi phân đoạn của sán và thải ra ngoài theo phân. Đôi khi, các phân đoạn của sán cũng có thể được thải ra theo phân.

Sán dây cá có vòng đời phức tạp, con người, các động vật có vú ăn cá khác và chim là vật chủ cuối cùng của chúng.

Sán dây cá hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn mà người bệnh ăn vào. Hầu hết bệnh nhân nhiễm sán dây cá không có triệu chứng hoặc có thể có các triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở mức độ nhẹ.

2. Nguyên nhân mắc sán dây cá

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng nhiễm sán dây cá là do ăn phải cá nước ngọt hoặc cá biển có chứa ấu trùng sán trong thịt cá, ruột cá,… nhưng chưa được nấu chín kỹ hoặc đông lạnh đúng cách.

Nguy cơ sán dây cá
Những ai có nguy cơ nhiễm sán dây cá?
Nhiễm sán dây cá thường gặp ở những đối tượng có thói quen ăn thịt cá tái, cá sống như ăn sashimi hay sushi. Ngoài ra những người thường xuyên tiêu thụ các bộ phận của cá mới đánh bắt, chẳng hạn như ngư dân, cũng có nguy cơ nhiễm sán cao.

Nhiễm sán dây cá: nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa 2
Nhiễm sán dây cá thường gặp ở những đối tượng có thói quen ăn đồ sống
Yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm sán dây cá
Việc tiêu thụ các loại thịt cá (dưới dạng tái, sống, hun khói,…) không đảm bảo các nguyên tắc an toàn vệ sinh thực phẩm trong chế biến, bảo quản góp phần làm tăng nguy cơ nhiễm sán dây cá trong cộng đồng.

3. Cách điều trị và phòng ngừa sán dây cá

Biện pháp dự phòng

Tuyên truyền giáo dục sức khỏe: tuyên truyền cho người dân về tác hại và đường lây truyền của bệnh sán dây để chủ động phòng chống bệnh.
Vệ sinh phòng bệnh: vệ sinh cá nhân, không ăn thịt bò/lợn tái hoặc chưa nấu chín; thực hiện ăn chín, uống chín, ăn rau sống phải rửa sạch dưới vòi nước. Quản lý và xử lý nguồn phân tươi hợp lý, tránh reo rắc mầm bệnh ra môi trường. Phát hiện và tẩy sán trưởng thành sớm nếu bị nhiễm bệnh.
Biện pháp phòng chống dịch

Tổ chức: nếu có dịch xảy ra phải thành lập ngay Ban chỉ đạo các cấp khoanh vùng dập dịch.
Chuyên môn: thu dung bệnh nhân tới cơ sở y tế để điều trị diệt mầm bệnh; kiểm soát trâu, bò vùng có dịch; tuyên truyền người dân không ăn thịt lợn/bò chưa được nấu chín dưới bất kỳ hình thức nào.
Điều trị như thế nào

Điều trị sớm, đủ liều và dùng thuốc đặc hiệu.
Điều trị hỗ trợ khi cần thiết để nâng cao thể trạng cho bệnh nhân.
Lưu ý những trường hợp chống chỉ định điều trị cho phụ nữ có thai, những người đang bị bệnh cấp tính hoặc suy tim, suy gan, suy thận, bệnh tâm thần…, cơ địa dị ứng với thuốc cần dùng.
Thuốc điều trị:
Điều trị sán dây trưởng thành: có thể dùng một trong hai loại thuốc sau:

Praziquantel viên nén 600 mg liều 15-20 mg/kg, liều duy nhất uống sau khi ăn 1 giờ.

Niclosamide viên nén 500 mg liều 5-6 mg/kg, liều duy nhất uống lúc đói, sau 2 giờ tẩy Magie sulphat 30 mg kèm theo uống nhiều nước (1,5-2 lít).

Điều trị nang sán: áp dụng tại các bệnh viện từ tuyến huyện trở lên:

Praziquantel viên nén 600 mg liều 15 mg/kg/lần, 2 lần/ngày trong 10 ngày điều trị 2-3 đợt, mỗi đợt cách nhau 10-20 ngày hoặc

Albendazole 7,5 mg/kg/lần, 2 lần/ngày trong 30 ngày, điều trị 2-3 đợt, mỗi đợt cách nhau 10-20 ngày. Trước khi dùng phác đồ này, cần tẩy sán trưởng thành bằng Praziquantel liều duy nhất từ 15-20 mg/kg.


Trên đây Thế giới động vật đã giới thiệu Nguyên nhân mắc và cách điều trị, phòng ngừa sán dây cá. Comment ngay ý kiến nhé!


Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn