Phân loại và cấu tạo của con mực

Mực là một loài động vật ngành thân mềm lớp không xương sống. Hãy cùng Thế giới động vật tìm hiểu Cấu tạo và thức ăn của con mực nhé!


Phân loại và cấu tạo của con mực


1. Phân loại mực

1. Mực lá:

Đặc điểm: Mực lá có thân dày, thịt dày và ngọt, màu hồng nhạt hoặc đỏ. Mực lá có thân hình bầu dục, cánh mực rộng và dài. Cách phân biệt đơn giản là, mực lá thường có cánh rộng chạy dọc hai bên thân. Thịt mực lá rất dày và giòn. Giá trung bình: 200.000 - 300.000 VNĐ/kg.


Mực lá có thân dày, thịt ngon. (Ảnh: Sưu tầm)

2. Mực ống:

Đặc điểm: Mực ống có thân dài, thịt mỏng hơn so với mực lá, màu trắng trong hoặc trắng đục. Mực ống có thân hình ống dài, đầu nhỏ. Để nhận biết mực ống ta có thể thấy thân mực dài và nhỏ, thịt mỏng hơn mực lá. Ngoài ra, cánh mực ống ngắn, chỉ chiếm khoảng 1/3 thân mực. Giá trung bình: 150.000 - 250.000 VNĐ/kg.


Mực ống có thân dài dễ nhận biết. (Ảnh: Sưu tầm)

3. Mực nang:

Đặc điểm: Mực nang có kích thước thân to, thịt dày, thường có trọng lượng lớn, màu trắng đục. Mực nang có thân rộng và dày, đầu to. Cách phân biệt mực nang là nhìn chúng có thân hình dẹt và rộng, thịt dày và chắc. Cánh mực nang rộng và dày, phủ toàn thân. Giá trung bình: 180.000 - 300.000 VNĐ/kg.


Có thể nhận biết mực nang ngay qua phần vân của chúng. (Ảnh: Sưu tầm)

4. Mực sim:

Đặc điểm: Đây là loại mực có kích thước nhỏ, khoảng 5-10 cm, màu trắng hoặc vàng nhạt. Chúng có thân nhỏ, hình tròn hoặc oval. Nhận biết mực sim là dễ nhất khi chúng chỉ nhỏ bằng đầu ngón tay, thường được bán theo chùm hoặc túi. Giá trung bình: 100.000 - 150.000 VNĐ/kg.


Bé bé xinh xinh nhưng lại cực ngon luôn nhé. (Ảnh: Sưu tầm)


2. Cấu tạo của con mực


Mực khác với con người và các loài động vật có vú. Bởi thay vì chỉ cần 1 trái tim để tồn tại, loài hải sản này lại có đến ba trái tim, bao gồm một quả tim trung tâm và hai quả tim phế quản. Hai quả tim phế quản thực hiện bơm máu đến các mang - nơi cung cấp oxy, sau đó máu sẽ tiếp tục di chuyển đến tim trung tâm, đây là nơi có vai trò điều tiết máu qua các động mạch và từ đó đi đến các cơ quan khác để nuôi cơ thể. 

Cả ba trái tim đều quan trọng với mực. Mỗi trái tim không thể đóng vai trò dự trữ hay thay thế mà chúng cần được hoạt động cùng một lúc. 

Tuy nhiên, bất chấp điều đó, các chú mực vẫn sẽ tồn tại ngay cả khi không đầy đủ ba trái tim. Nếu một trong hai trái tim phế quản ngừng hoạt động, mực vẫn có thể sống sót với tim trung tâm và một quả tim phế quản còn lại. 


Trên đây Thế giới động vật đã giới thiệu Phân loại và cấu tạo của con mực. Comment ngay ý kiến của bạn phía dưới nhé!

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn