Sá sùng sống ở đâu? Có tác hại gì?

 Khá nhiều người quan tâm tới Sá sùng sống ở đâu? Có tác hại gì? Hãy cùng Thế giới động vật tìm hiểu trong bài này nhé!

Sá sùng sống ở đâu? Có tác hại gì?


1. Sá sùng là con gì?

Sá sùng, còn được gọi là sá sùng biển, là loài giun đốt lớp không xương sống sống dưới cát biển. Chúng thường được tìm thấy ở vùng biển cát lún ẩm ướt và có nhiều chất hữu cơ phân hủy. Sá sùng chơi một vai trò quan trọng trong việc tái chế chất hữu cơ ở dưới biển, giúp duy trì sự cân bằng sinh thái.

2. Sá sùng sống ở đâu?

Sá sùng (còn gọi là sa trùng) có vẻ ngoài giống giun đất, nhưng kích thước lớn hơn (tầm 5-40). Loài trùng quý giá này thường sinh sống nhiều ở các vùng biển Quảng Ninh. Nơi ẩn náu lý tưởng của nó là các khe cát, hang đá ở các vùng đáy biển sâu đến 30m.

Sá sùng chỉ có thể thu hoạch khi mực nước biển xuống thấp, vào khoảng tháng 3 đến tháng 7 hàng năm. Người đi thu hoạch món đặc sản này phải đi khi thủy triều rút bớt (thường là sáng sớm). Sá sùng có giá trị dinh dưỡng cao khi chứa đến 18 loại axit amin và 17 loại khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Trong Đông y, món đặc sản này tốt cho sức khỏe nam giới, người bị hen suyễn, trẻ em bị còi xương,...

Đặc sản sá sùng Quảng Ninh
Sá sùng có giá thành cao, nhưng vẫn được nhiều người săn đón @Shutterstock

Lợi ích của sá sùng đối với sức khỏe là nhiều vô kể, kèm theo yếu tố khan hiếm và khó thu hoạch nên món đặc sản có giá thành đắt đỏ là điều không có gì quá khó hiểu.

Người xưa xếp sá sùng là một loại đặc sản nức tiếng của vùng đất Quảng Ninh. Sá sùng có thể dùng để thay thế cho bột ngọt. Nếu dùng sá sùng để nấu các món có nước lèo như phở, bún,...thì nước dùng sẽ đặc biệt ngọt thanh.


3. Tác hại của sá sùng

Nam thanh niên Đ.A.D. (28 tuổi, trú tại Hà Nội) bị sốc phản vệ sau khi ăn sá sùng 30 phút.

Hình minh họa (Ảnh: coto.gov.vn).
Dị ứng sau khi ăn hải sản
Đối phó với dị ứng mỹ phẩm, hải sản
Bệnh nhân được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Medlatec trong tình trạng khó thở, ngạt mũi, chảy nước mũi, ngứa, kèm theo ngứa, nổi mẩn đỏ toàn thân sau khi ăn sá sùng.

Tại Phòng Cấp cứu, qua thăm khám ban đầu xác định bệnh nhân bị phản vệ nặng (độ II) do dị ứng thức ăn. Tuy nhiên, sau 30 phút theo dõi, bệnh nhân có dấu hiệu chuyển sang sốc phản vệ nguy kịch (độ III) với các dấu hiệu kích thích, vã mồ hôi lạnh, mạch nhanh 140 lần/phút, huyết áp tụt, khó thở.

Ngay lập tức, các bác sĩ đã nhanh chóng tiến hành điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế, duy trì bơm tiêm điện Adrenaline tĩnh mạch và các thuốc cấp cứu khác, thở oxy, theo dõi huyết áp trên màn hình monitor. Sau 3 giờ điều trị tích cực, bệnh nhân dần tỉnh táo trở lại, các chỉ số sinh tồn như huyết áp, mạch, oxy trong máu được đưa về mức ổn định. Bệnh nhân được tiếp tục theo dõi sát các dấu hiệu sinh tồn.

Bệnh nhân cho biết: có tiền sử dị ứng với hải sản, thuốc giảm đau chứa Codein, hen phế quản, nhưng không tái phát, đã ngừng điều trị duy trì hơn một năm.

Theo các bác sĩ, phản vệ là một phản ứng nghiêm trọng gây ra nhiều bệnh cảnh lâm sàng khác nhau nhưng có đặc điểm chung là xuất hiện nhanh và có thể dẫn đến tử vong, thường do nguyên nhân phản ứng dị ứng. Các dấu hiệu phản vệ thường xuất hiện rất nhanh, đột ngột từ vài phút đến vài giờ sau tiếp tiếp xúc với dị nguyên như: thuốc, bị côn trùng đốt, hay sau khi ăn thức ăn lạ.

Qua đây, bác sĩ khuyến cáo: tất cả bệnh nhân dị ứng phải theo dõi tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế được trang bị thuốc cấp cứu phản vệ trong vòng ít nhất 24 giờ. Với người bệnh có tiền sử dị ứng và từng bị dị ứng nên trang bị dự phòng thuốc chống dị ứng trong người.

Trên đây Thế giới động vật đã giới thiệu Sá sùng sống ở đâu? Có tác hại gì? Commet ngay ý kiến của bạn nhé!

Post a Comment

أحدث أقدم