Sán dây chó lây qua đâu? Có nguy hiểm không? Điều trị và phòng tránh như nào?

 Sán dây chó là loại động vật ngành giun dẹp khá phổ biến. Hãy cùng Thế giới động vật tìm hiểu Sán dây chó lây qua đâu? Có nguy hiểm không? Điều trị và phòng tránh như nào?

Sán dây chó lây qua đâu? Có nguy hiểm không? Điều trị và phòng tránh như nào?


1. Sán dây chó lây qua đâu?

Bệnh sán chó được ghi nhận ở hầu hết các quốc gia. Nhiều nước ở châu Âu, châu Mỹ, châu Á đã ghi nhận trẻ em nhiễm sán dải chó Dipylidium caninum. Argentina là một trong những nước ghi nhận số ca nhiễm sán dải chó nhiều nhất trên thế giới.

Trẻ em là những đối tượng dễ nhiễm sán dải chó nhất. Hầu hết các ca bệnh xảy ra ở trẻ em đều trong độ tuổi tập đi, có thể do trẻ phơi nhiễm hoặc tiếp xúc với chó mèo hoặc đây là nhóm tuổi dễ “dung nạp” sán dải chó.

Về hình thể, sán dải chó trưởng thành có màu hồng nhạt, kích thước trung bình dài từ 10 – 70 cm; có khoảng 175 đốt hình elíp hoặc đốt dài. Đầu có hình thoi, kích thước 0,25 – 0,5 mm, có 4 đĩa hút hình chén. Vòi có hình gậy, miệng của vòi mang 1 – 7 hàng răng (móc), số hàng răng phụ thuộc vào tuổi của sán, có thể nhô ra hoặc thụt vào. Những đốt ở gần đầu ngắn và mảnh, rộng khoảng 0,2mm. Những đốt sán chưa trưởng thành gần cổ thì chiều rộng hơn chiều dài và dần trở nên vuông hơn khi trưởng thành ở phần giữa và già ở phần cuối. Vậy bệnh sán dải chó có lây không? (1)

banner khai trương tâm anh quận 8 mb
Vòng đời sán dải chó
Vòng đời sán dải chó
Vòng đời của sán dải chó, ở loài chó nhiễm bệnh, sán trưởng thành sống trong ruột non của chó. Khi những đốt sán già có chứa trứng đứt ra thành từng đốt hoặc từng đoạn ngắn của chó nhiễm bệnh sẽ tự động bò ra ngoài qua hậu môn hoặc theo phân chó thải ra môi trường bên ngoài. Mỗi đốt sán già có kích thước 27 x 12mm, chứa 2 cơ quan sinh dục đực – cái và hai lỗ sinh dục nằm 2 bên của đốt sán. Trong đốt trứng có bọc trứng, mỗi bọc chứa 15 – 25 trứng. Trứng có dạng hình tròn, dính chùm với nhau tạo thành một bọc trứng. Trứng có vỏ albumin dày chứa phôi bên trong.

Khi đốt sán bị tiêu nát hoặc co bóp thì trứng được phóng thích, bám vào lông chó hay quanh hậu môn của chó nhiễm bệnh. Lúc này, khi chó liếm hậu môn rồi liếm lông hay cơ thể con người hay các vật dụng xung quanh, trứng sán cũng theo đó vô tình bị phát tán khắp nơi.
Hoặc khi các loài bọ chét (Ctenocephalides canis, C. felis felis, C. felis orientis) nuốt phải trứng sán dải chó vào ruột thì phôi sán bắt đầu phát triển thành nang ấu trùng có đuôi (cerco cyst). Khoảng 3 tuần sau khi bọ chét ra khỏi nhộng thì các nang ấu trùng này có khả năng gây nhiễm.
Con người vô tình nuốt phải bọ chét hay trứng sán trong lúc chơi đùa với chó, hoặc tay dính phải trứng sán… rồi nuốt vào bụng. Cụ thể, trẻ em nuốt trứng hay bọ chét có chứa ấu trùng đuôi “ẩn náu” trong thực phẩm, nước uống, rau sống hoặc do bàn tay bẩn nhiễm ấu trùng, nhất là người có móng tay dài sẽ khó vệ sinh, không rửa tay được kỹ cũng tạo điều kiện cho trứng sán dải chó cư ngụ. Hoặc, con người tiếp xúc mật thiết với các thú cưng như liếm, hôn; giữa miệng của trẻ với miệng của cún cưng. Đây cũng là đường lan truyền quan trọng để chuyển mầm bệnh từ lưỡi của thú cưng sang người.
Khi xâm nhập được vào cơ thể người, nếu không bị thực bào tiêu diệt, các trứng sán sẽ phát triển thành nang sán. Khi nang sán vỡ ra, hàng triệu đầu sán non sẽ theo máu di chuyển đến khắp mọi vị trí trong cơ thể như: gan, phổi, não, dưới da… Nang ấu trùng có đuôi cũng phát triển trong ruột người dưới dạng sán trưởng thành trong vòng 20 ngày.
Sán dải chó có lây truyền từ người sang người không?
Những câu hỏi mà nhiều người quan tâm đến ký sinh trùng Dipylidium caninum là bệnh sán chó có lây không? Sán chó lây qua đường nào? Một số báo cáo trên thế giới có đề cập đến bệnh sán chó có lây trên mèo hoang dại, mèo nhà, mèo sống trong rừng nhiệt đới (nơi đất hoang trong rừng rậm), mèo sống trong rừng cọ, cầy hương, chồn hương, linh cẩu, chó rừng, chó sống hoang dại hay nửa thuần hóa ở Australia và cáo cũng nhiễm sán dải chó Dipylidium caninum. Tuy nhiên, sán dải chó chỉ lây từ chó nhiễm bệnh sang chó chưa nhiễm bệnh, từ chó sang người… chứ không lây từ người sang người.

Sở dĩ sán chó không lây từ người sang người vì sán dây chó là loài đặc trưng gây bệnh ở loài chó. Và vòng đời sán dải chó chỉ hình thành trong ruột chó và đi ra ngoài. Riêng người là đối tượng sán ký sinh nhầm “địa chỉ” từ chó sang người, do đó, sán dải chó khi ký sinh ở người sẽ không tạo ra vòng đời mới. Đốt sán chó không thể đi qua hậu môn của người, do đó sán dải chó không thể lây bệnh từ người sang người. Và tương tự, sán chó không thể di chuyển qua đường máu, qua sữa mẹ nên không lây truyền được từ mẹ sang con. (2)

2. Sán dây chó có nguy hiểm không?

Bệnh sán dây chó phát triển âm thầm trong cơ thể, không có dấu hiệu đặc trưng nên thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác, do đó thường không được phát hiện và điều trị kịp thời. Sau một thời gian ký sinh trong cơ thể người, đặc biệt là ở trẻ em, bệnh sẽ có dấu hiệu đau đầu, mệt mỏi, tiêu chảy, dị ứng, chán ăn, rối loạn tiêu hóa, đau bụng, đặc biệt là một số bệnh mãn tính như: hội chứng đại tràng kích thích, bệnh Crohn’s, viêm đại tràng giả loét, bệnh Celiac, viêm tụy, sỏi mật, bất dung nạp lactose…

Nếu không phát hiện kịp thời, bệnh sán chó sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: mệt mỏi thường xuyên, giảm cân, tiêu chảy, ngứa xung quanh hậu môn, động kinh, suy nhược, thiếu máu. Do đó, khi gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa, dị ứng,… bạn nên đi khám bác sĩ để sớm phát hiện bệnh nhiễm sán chó và điều trị kịp thời.

3. Cách điều trị sán dây chó

Bệnh sán chó khó nhận biết bằng mắt thường, do đó, nhiều triệu chứng bị nhầm lẫn với bệnh khác. Khi có các dấu hiệu nghi ngờ, bạn nên đi khám bác sĩ để được chỉ định thực hiện các xét nghiệm y tế để chẩn đoán chính xác có hay không nhiễm sán chó.

Hiện khoa Khám bệnh và khoa Xét nghiệm ở BVĐK Tâm Anh có các chuyên gia hàng đầu, bác sĩ nhiều kinh nghiệm sàng lọc, chẩn đoán bệnh chính xác bệnh sán chó Dipylidium caninum. Người bệnh sẽ được khám, xét nghiệm và các chỉ định cần thiết khác như chụp CT hoặc siêu âm để tìm các nang sán, đốt sán hoặc những đoạn đốt sán bò ra ở hậu môn hoặc trong phân. Trứng sán chó hiếm khi thấy trong phân dù những đốt sán khi bị tiêu hủy vẫn tìm thấy trứng trong phân.

Ngoài ra, người bệnh sẽ được chẩn đoán bằng xét nghiệm huyết thanh (xét nghiệm máu như Elisa) để phát hiện kháng thể. Khi con người ăn phải sán chó, kháng thể kháng sán chó sẽ xuất hiện khoảng 2 tuần sau đó và tồn tại rất lâu. Kỹ thuật Elisa sẽ giúp bác sĩ phát hiện kháng thể kháng sán chó kể cả khi sán chó đã chết hoặc bị đào thải ra bên ngoài sau 2-8 năm.

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể phát hiện bệnh nhân bị nhiễm sán chó khi thực hiện các xét nghiệm y tế kiểm tra sức khỏe.

Sán chó có chữa được không?
Việc điều trị sán chó đạt hiệu quả hay không phụ thuộc vào mức độ nhiễm trùng và các cơ quan bị ảnh hưởng. Ở các giai đoạn nhẹ như mới xuất hiện triệu chứng tiêu chảy, đau bụng, bác sĩ sẽ kê toa thuốc và yêu cầu bạn điều chỉnh chế độ sinh hoạt không được tiếp xúc với chó mèo, chọn thực phẩm sạch và ăn uống hợp vệ sinh. Nhiều trường hợp sán chó đã di chuyển não, gây động kinh, việc điều trị sẽ khó khăn và lâu dài hơn.

Phương pháp điều trị sán chó
Điều trị bệnh nhiễm sán chó cần kết hợp nhiều phương pháp như thuốc, phẫu thuật, điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt thường ngày. Điều quan trọng là bệnh nhân phải thực hiện đúng theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả điều trị.

phương pháp điều trị
Trẻ em thường ôm ấp chó là đối tượng dễ mắc sán dải chó. Ảnh: Shutterstock
1. Thuốc
Tùy thuộc vào mức độ nhiễm sán chó nặng hay nhẹ ở từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc với liều lượng phù hợp. Lưu ý, bệnh nhân nhiễm sán chó cần tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ, không được dùng đơn thuốc của người khác hay mua thuốc không theo đơn của bác sĩ.

Sau khi xác định bệnh nhân bị nhiễm sán chó, bác sĩ thường sẽ kê đơn thuốc có chứa thành phần Niclosamide hoặc Praziquantel và chỉ định sử dụng với liều lượng hợp lý tùy thuộc vào tình trạng bệnh của bạn. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể khuyên bạn dùng thuốc chống viêm để điều trị tình trạng viêm ở các cơ quan do ấu trùng sán gây ra.

Thuốc Niclosamide dạng viên 500mg có tác dụng ngăn cản sự chuyển hóa năng lượng ở các phân tử mang năng lượng, ức chế sự thu nạp glucose của sán. Từ đó, sán sẽ chết và bị thải ra ngoài theo phân.
Tùy thuộc vào độ tuổi và cân nặng mà bác sĩ sẽ kê liều dùng thuốc Niclosamide dạng viên 500mg khác nhau. Với trẻ em 1 – 2 tuổi sẽ uống 1 viên; trẻ em 2 – 6 tuổi (11 – 34 kg) được uống 2 viên; người lớn sẽ uống 4 viên. Lưu ý, nên uống thuốc bằng cách nhai và uống khi đói.
Thuốc Niclosamide ít khi gây ra tác dụng phụ, tuy nhiên vài trường hợp người bệnh cũng có thể bị buồn nôn, nôn hay tiêu chảy, ban đỏ và ngứa,… Những người mẫn cảm với hoạt chất Niclosamide nên dùng thuốc khác để tránh tác dụng phụ. Đồng thời, người bệnh không được uống rượu trong thời gian dùng thuốc.
Đối với thuốc Praziquantel viên nén 600mg, nhờ tác dụng làm tăng tính thấm của màng tế bào sán, thuốc khiến sán bị mất Ca2+ nội bào. Từ đó, thuốc có tác dụng diệt cả sán trưởng thành và ấu trùng sán.
Người bệnh chỉ uống một liều duy nhất tùy thuộc vào cân nặng, cụ thể là 25mg/kg cân nặng. Loại thuốc này ít gây ra tác dụng phụ, tuy nhiên cũng có vài trường hợp bệnh nhân bị mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt buồn nôn,…

Lưu ý, phụ nữ đang mai thai trong 3 tháng đầu thai kỳ và người quá mẫn cảm với hoạt chất Praziquantel không được sử dụng thuốc này. Bên cạnh đó, phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ cũng không nên cho con bú trong vòng 3 ngày sau khi dùng thuốc.

Đối với chó bị nhiễm sán, thường cũng không có dấu hiệu rõ rệt. Cho đến khi bệnh sán chó đã ở giai đoạn nặng, thú cưng mới bị kiệt sức, ốm yếu dần. Khi phát hiện thú cưng nhiễm bệnh, bạn nên đưa chúng đi bác sĩ thú y để được chữa trị kịp thời, tránh làm lây lan bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

2. Phẫu thuật
Trong trường hợp bệnh nhân nhiễm sán chó dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như động kinh hay gây ra các khối u, bác sĩ sẽ dùng phương pháp phẫu thuật.

4. Cách phòng tránh sán dây chó

Rửa sạch trái cây và rau sống trước khi ăn. Thực hiện việc ăn chín uống sôi.
Thường xuyên giữ gìn vệ sinh khi tiếp xúc hay chơi đùa với chó.
Không hôn chó hoặc để chó liếm lên mặt.
Không cho chó đi vệ sinh gần vườn rau, khu vui chơi trẻ em.
Đảm bảo nuôi chó tránh xa khu vực giết mổ động vật.
Không cho chó ăn nội tạng chưa nấu chín.
Vứt bỏ nội tạng bị nhiễm bệnh bằng cách chôn sâu hoặc đốt để tránh bị chó hoặc các loài chó khác ăn.
Nên đưa chó mèo đi thăm khám định kỳ, tẩy giun sán định kỳ cho chó mèo nuôi cũng như là điều trị triệt để khi phát hiện chó mèo bị nhiễm sán. Bệnh sán chó dễ dàng lây từ chó sang người mặc dù ít gặp nhưng vẫn phải phòng ngừa và đặc biệt quan tâm.


Trên đây Thế giới động vật đã giới thiệu Sán dây chó lây qua đâu? Có nguy hiểm không? Điều trị và phòng tránh như nào? Comment ngay nhé!

Post a Comment

أحدث أقدم