Sán lá phổi là con gì? Lây qua đâu? Có nguy hiểm hay không? Cách điều trị ra sao?

 Sán lá phổi là một loài động vật kí sinh thuộc ngành giun dẹp lớp không xương sống. Hãy cùng Thế giới động vật tìm hiểu Sán lá phổi là con gì? Lây qua đâu? Có nguy hiểm hay không? Cách điều trị ra sao?

Sán lá phổi là con gì? Lây qua đâu? Có nguy hiểm hay không? Cách điều trị ra sao?


1. Sán lá phổi là con gì?

Sán lá là sán dẹt gây bệnh ở nhiều phần của cơ thể (ví dụ như mạch máu, đường tiêu hóa, phổi, gan) tùy thuộc vào loài.

Mặc dù có > 30 loài Paragonimus tồn tại và 10 loài đã được báo cáo lây nhiễm sang người, nhưng P. westtermani là nguyên nhân gây bệnh thường gặp nhất.

Các vùng lưu hành quan trọng nhất là ở Châu Á, chủ yếu là Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, vùng cao của Trung Quốc và Philippines.

Các vùng đặc biệt với các vùng khác Paragonimus sp tồn tại ở Tây Phi và ở các vùng Nam và Trung Mỹ. P. kellicotti đã gây nhiễm ở người ở Bắc Mỹ.

2. Nguyên nhân lây bệnh sán phổi

Trứng được truyền qua đờm hoặc phân phát triển từ 2 đến 3 tuần trong nước ngọt trước khi ấu trùng lông (giai đoạn ấu trùng đầu tiên). Ấu trùng lông lây nhiễm vào ốc; ở đó, chúng phát triển, nhân lên, và cuối cùng xuất hiện như ấu trùng lông (ấu trùng bơi tự do). Ấu trùng đuôi xâm nhập vào cua nước ngọt hoặc tôm càng và tạo nang để hình thành ấu trùng nang. Con người bị nhiễm bệnh bằng cách ăn động vật giáp xác sống, ngâm hoặc nấu chưa chín. Ấu trùng nang trong đường tiêu hóa của con người, xuyên qua thành ruột, và di chuyển vào khoang phúc mạc, sau đó qua cơ hoành vào khoang màng phổi; chúng xâm nhập vào mô phổi, trở thành bao bọc và phát triển thành giun trưởng thành lưỡng tính, chúng sinh ra trứng. Giun trưởng thành dài khoảng 7,5 đến 12 mm x 4 đến 6 mm. Từ phổi, trứng thoát ra khỏi cơ thể trong đờm do ho và nhổ ra hoặc nuốt vào đi vào phân.

Sán có thể đến não, gan, hạch bạch huyết, da, và tủy sống và phát triển ở đó. Tuy nhiên, trong các cơ quan này, không thể hoàn thành chu trình sống vì trứng không có cách nào thoát khỏi cơ thể. Sán trưởng thành có thể tồn tại từ 20 đến 25 năm.

Vòng đời của Paragonimus westermani

Các vật chủ khác bao gồm lợn, chó và nhiều loài mèo
Sán lá phổi đẻ trứng. Trứng theo đờm ra ngoài hoặc con người nuốt đờm thì lúc này trứng xuống đường tiêu hóa ra ngoài theo phân. Trứng rơi xuống nước và chỉ 16 – 60 ngày sau, trứng nở thành ấu trùng lông (miracidium). Ấu trùng lông xâm nhập vào ốc để phát triển thành ấu trùng đuôi (cercaria).
Sau 9 – 13 tuần ở trong cơ thể ốc,  ấu trùng đuôi rời khỏi ốc và bơi tự do trong nước ngọt để tìm tôm, cua… ký sinh vào. Con người ăn tôm, cua chưa nấu chín kỹ sẽ nhiễm ấu trùng sán lá phổi. Ấu trùng chui vào dạ dày và ruột để làm tổ ở phổi.

3. Bệnh sán lá phổi có nguy hiểm không?

Ở giai đoạn mới mắc bệnh, người nhiễm sán lá phổi không có triệu chứng. Khoảng 4 tuần sau đó, người bệnh bắt đầu có triệu chứng, tùy thuộc vào vị trí giun ký sinh mà biểu hiện sẽ khác nhau, gồm: sốt, buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, ngứa, phát ban. (2)
Ở giai đoạn giun di chuyển từ bụng vào ngực, người bệnh có các triệu chứng: ho, đau ngực, khó thở. Nếu người bệnh không được điều trị kịp, sán lá phổi sẽ gây ra bệnh mạn tính, kéo dài trong nhiều năm. Lúc đó, người bệnh ho ra máu, ho có đờm lẫn máu.
Ngoài ra, người bị nhiễm sán lá phổi còn có thể rơi vào tiêu chảy ra máu, da bụng và da chân xuất hiện vết sưng hoặc khối u. Đến 25% người bệnh mắc sán lá phổi nhập viện có di chứng lên não, với các biểu hiện như: sốt, co giật, nhìn đôi, nôn mửa, đau đầu.
Tại phổi: Loài Paragonimus spp. làm tổ ở phổi nên triệu chứng và biến chứng thường gặp ở phổi nhiều hơn. Thời gian đầu mắc bệnh, người bệnh thường bị hoại tử khu trú nhu mô phổi, sau đó xuất hiện nang xơ bao quanh sán trưởng thành. Đến tuần thứ 7-8 sau khi nhiễm, sán lá phổi hoàn toàn trưởng thành và bắt đầu đẻ trứng ở trong nang. Nang này lớn nhanh và có thể vỡ ra ở tiểu phế quản.
Tại cơ quan khác: nếu ấu trùng tại tá tràng không di chuyển lên phổi mà lang thang đến các cơ quan nội tạng khác thì vẫn phát triển thành sán non và có thể tạo nang và đẻ trứng tại vị trí ngoài phổi, gây viêm, áp-xe, u hạt.

4. Cách điều trị sán lá phổi

5.1. Nguyên tắc điều trị

– Dùng thuốc đặc hiệu

– Điều trị triệu chứng kèm theo.

5.2. Điều trị đặc hiệu

* Praziquantel được chọn là thuốc chữa bệnh sán lá phổi tốt nhất. – Liều 75 mg/kg/ngày, chia 3 lần cách nhau 4-6 giờ x 2 ngày liên tiếp.

– Tác dụng không mong muốn: Chóng mặt, nhức đầu, ngủ gà, buồn nôn, khó chịu hạ vị, mẩn ngứa và có thể sốt, các triệu chứng ở mức độ nhẹ, nhanh hết và thường không phải can thiệp gì.

– Chống chỉ định:

 + Phụ nữ có thai 3 tháng đầu.

+ Đang nhiễm trùng cấp tính hoặc suy gan, suy thận hoặc rối loạn tâm thần.

+ Dị ứng với praziquantel.

* Lưu ý: phụ nữ nuôi con nhỏ không cho con bú trong vòng 72 giờ dùng thuốc.

* Ngoài ra tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo dùng thuốc triclabendazole liều dùng cho người lớn hoặc trẻ em, 10 mg/kg, uống một hoặc hai lần.

5.3. Điều trị triệu chứng và nâng cao thể trạng

– Trong điều trị sán lá phổi có thể ho ra nhiều máu một lúc, cần cho bệnh nhân nghỉ ngơi tuyệt đối và cho thuốc cầm máu, giảm ho…

– Nâng cao thể trạng.

5.4. Theo dõi sau điều trị

Sau điều trị bằng thuốc đặc hiệu bệnh nhân được đánh giá:

– Lâm sàng: bệnh nhân được theo dõi, đánh giá triệu chứng lâm sàng sau 3, 6 tháng.

– Xét nghiệm:

+ Công thức máu (BCAT), chức năng gan, thận sau 3, 6 tháng.

+ Xét nghiệm đờm, phân tìm trứng sán lá phổi sau 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng.

 Xét nghiệm đờm, phân tìm trứng sán lá phổi sau 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng. *

+ Xét nghiệm ELISA sán lá phổi sau 3 tháng, 6 tháng.

+Xquang ngực sau 6 tháng


Trên đây Thế giới động vật đã giới thiệu Sán lá phổi là con gì? Lây qua đâu? Có nguy hiểm hay không? Cách điều trị ra sao? Comment ngay nhé!

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn