Tập tính sinh sản và thức ăn của mực

 Khá nhiều người quan tâm tới Tập tính, sinh sản và thức ăn của mực. Dưới đây là giải đáp của Thế giới động vật dành cho các bạn.

Tập tính sinh sản và thức ăn của mực


1. Tập tính sinh sản của mực

Mực là loài động vật rất là thông minh và lanh lợi.

Mực săn mồi theo cách rình mồi ở một chỗ, thường ẩn náu ở nơi có nhiều rong rêu. Trên cơ thể của mực làm cho chúng có màu sắc của môi trường. Khi mồi vô tình đến gần, mực vươn hai tua dài ra bắt mồi rồi co về dùng 8 tua ngắn đưa vào miệng.

Mực được đánh bắt từ biển khơi
Ngoài tập tính săn mồi bằng cách rình bắt, hay phun “hỏa mù” che mắt kẻ thù để trốn chạy, mực còn có các tập tính sau:

- Chăm sóc trứng: Mực đẻ trứng thành chùm như chùm nho bám vào rong rêu, đẻ xong mực ở lại canh trứng. Thỉnh thoảng mực phun nước vào trứng để làm giàu oxi cho trứng phát triển.

Mực được chụp từ đáy đại dương
- Con đực có một tựa miệng đảm nhiệm chức năng giao phối (tay giao phối). Ớ một số loài, giao phối có thể đứt ra mang theo các bó tinh trùng bơi đến thụ tinh cho con cái.

Mực nang khổng lồ
Mực có nhiều tập tính thích nghi lối sống, nhờ hệ não thần kinh mực phát triển nên chúng có thể sống bất kì đâu.

thay đổi màu sắc để ngụy trang 
Mực không có khả năng b
Mực không có khả năng bơi nhanh như cá, cũng chẳng sở hữu lớp vỏ cứng bên ngoài như ốc. Có lẽ vì thế mà chúng được tự nhiên ban tặng cho khả năng biến đổi màu sắc cơ thể cực kỳ đặc biệt. 


Mực có khả năng ngụy trang theo môi trường sống để đánh lừa những kẻ săn mồi (Ảnh: flickr.com)

Trong tự nhiên, mực vốn có màu trong suốt. Tuy nhiên, chúng lại có khả năng biến đổi màu sắc nhờ vào các tế bào sắc tố nằm dưới da có tên chromatophores. Khi các  tế bào giãn nở, số lượng sắc tố này sẽ tăng lên và ngược lại, chúng chungsex mất đi khi tế bào co lại. 

Nhờ các tế bào sắc tố đó, màu sắc của mực có thể thay đổi tùy theo tâm trạng của chúng hay để ngụy trang đánh lừa những kẻ săn mồi. Mực có thể thay đổi màu cơ thể theo màu sắc môi môi trường xung quanh, hoặc phát sáng, hoặc trở nên trong suốt chỉ sau vài giây khi chúng nhận thấy có sự nguy hiểm. 

3. Mực có thể sử dụng mực để phòng thủ 
Mực thông minh và linh hoạt là vậy, nhưng nếu kẻ săn mồi là cá heo hoặc cá vui, chúng sẽ chẳng bị lớp ngụy trang đánh lừa. Lúc này, mực phải dung thêm chiêu thức khác, đó chính là là phun mực phòng thủ. 

Mực là chất lỏng màu đen có chứa melanin - loại sắc tố tạo màu cho tóc và da con người. Chất lỏng này sẽ được sản xuất bởi cơ quan có tên túi mực. 

Chiêu phun mực này sẽ giúp mực tạo được một vùng khói mù lớn, ngăn chặn tầm nhìn của  kẻ săn mồi hoặc tạo ra những chiếc bóng, đánh lạc hướng kẻ thù. Nhờ vậy mực ta có thể nhanh chóng trốn thoát. 

4. Sở hữu đôi mắt siêu đẳng 
Khi sống ở những vùng nước rộng lớn, không nơi ẩn náu, cơ chế tự vệ đầu tiên được mực kích hoạt để phát hiện mối nguy chính là đôi mắt to và sáng. 

Mực ống khổng lồ là loài sở hữu đôi mắt to nhất trong giới động vật với đường kính mắt lên tới 25cm, to bằng chiếc đĩa ăn. Đôi mắt siêu đẳng này cho phép mực khổng lồ nhìn rõ các động vật khác ngay cả khi chúng ở dưới vùng nước sâu. Thậm chí, nó vẫn có thể phát hiện con cá nhà táng dù cách xa tới 120m. 


Đôi mắt tinh anh cho mực nhìn thấy những sinh vật khác dù ở khoảng cách xa (Ảnh: Flickr.com)

5. Cách di chuyển “tự túm tóc để nâng mình lên trên” thú vị 
Bạn không đọc nhầm đâu, “tự túm tóc để nâng mình lên trên” chính là cách di chuyển của mực và nhiều loại sinh vật khi chúng ở trong nước đó. 

Mực và đa số các loài nhuyễn thể lớp đầu túc đều di chuyển trong nước bằng cách: Lấy nước vào lỗ máng nhờ cái phễu đặc biệt ở trước thân và khe hở bên, tiếp đó mực sẽ dùng sức tổng tia nước qua cái phễu đó. Như vậy, nhờ định luật phản tác dụng, chúng nhận được lực đẩy ngược lại, đủ để mực bơi khá nhanh về phía trước. 

Đặc biệt, mực còn có thể xoay ống phễu đó về sau hoặc xoay về một bên. Nhờ đó khi ép mình, đẩy nước ra ngoài, chúng có thể di chuyển theo bất kỳ hướng nào chúng muốn. 

Khi bị những kẻ săn mồi truy đuổi, dựa vào phản lực ấy, mực có thể phóng nhanh thoát khỏi nguy hiểm với vận tận lên đến 40km/giờ, tức hàng mét trong vài giây. Nhờ đó, chúng chính là loài động vật thân mềm nhanh nhất Trái Đất.  

6. Đa dạng về kích thước 
Ước tính có khoảng  500 loại mực trên thế giới, sống rải rác ở tất cả các địa dương với kích thước, khối lượng vô cùng đa dạng. 

Theo Chris Payne - một nhà nghiên cứu của Viện Hải dương học Monterey Bay (Hoa Kỳ)  mực lùn là loài mực nhỏ nhất thế giới. Kích thước của chúng chỉ khoảng 2,5cm. Mực khổng lồ là loài có kích thước lớn nhất. vào tháng 2 năm 2007, một tàu đánh cá của New Zealand đã bắt được một con mực khổng lồ có chiều dài lên tới 10 mét và nặng 495kg. 


Mực ống nhà Poseidon kích thước đẹp mắt, tươi ngon hảo hạng

7. Tuổi thọ của mực không cao 
Mặc dù là một loài động vật thông minh và linh hoạt nhưng mực lại có tuổi thọ rất ngắn. Một vòng đời của mực trải qua 4 giai đoạn đó là trứng, ấu trùng, con non và trưởng thành. Tuy nhiên quá trình này diễn ra khá nhanh, những chú mực ống thậm chí hoàn thành vòng đời và chỉ có tuổi thọ từ 6 - 8 tháng. Một số loại mực lớn hơn như mực Colossal hay mực khổng lồ sẽ có tuổi thọ từ  3 - 5 năm. 

Lý do giải thích cho tuổi thọ ngắn ngủi này là mực bị ảnh hưởng bởi quá trình lão hóa. Sau khi sinh sản, các chức năng cơ thể của mực sẽ bị hormone sinh dục làm suy giảm, từ đó dẫn đến cái chết. Hiện tượng này cũng vô cùng phổ biến ở các loại động vật không xương sống. 

2. Sinh sản của mực

Trứng của mực ống thường được đẻ trên nền đáy cát ở độ sâu từ 10 đến 50m. Con cái sẽ đẻ hàng trăm quả trứng, dính vào nhau thành từng chùm và dính vào một vị trí cố định nào đó. Trứng mực được bao bọc trong nhiều lớp vỏ bằng protein.

Trong mùa sinh sản, nhiều cá thể mực cái có thể đẻ chung trứng tại một vị trí, tạo thành những luống trứng mực kích thước lớn dưới đáy đại dương.

Trứng mực mất từ 3 đến 8 tuần để nở hoặc sớm hơn nếu sinh sản trong khu vực nước ấm. Trứng mực sẽ tự nở mà không cần ấp. Ấu trùng mực ống có kích thước khoảng 2mm và sẽ lập tức bơi lội trong nước biển ngay sau khi nở.

Tạm dừng
Tắt tiếng
Thời gian hiện tại 0:09
/
Độ dài 2:45
 
Toàn màn hình

Cài đặt
Cận cảnh khoảnh khắc hiếm thấy khi mực ống con nở ra từ trứng (Video: Jarrod Boord/Caters).

Ấu trùng mực phải nhanh chóng học cách săn mồi ngay sau khi nở. Những con mực non này sẽ ăn các loài giáp xác chân chèo và các sinh vật phù du khác trong những tháng đầu đời của chúng.

Khi được 2 tháng tuổi, mực non đã đủ khỏe để có thể bơi thành đàn. Những con non này tạo thành nhóm hàng chục cá thể và bơi nhiều nơi để tìm kiếm thức ăn. Mực non đến độ tuổi này đã có thể săn mồi bằng xúc tu, tương tự như những cá thể trưởng thành.

Khi đạt 4 đến 6 tháng tuổi, mực đạt độ tuổi trưởng thành và đã có thể giao phối để sinh sản.

Hiện các nhà khoa học vẫn đang tranh cãi về việc mực ống cái có chết ngay sau khi đẻ trứng hay không, bởi lẽ nhiều xác mực trưởng thành thường được tìm thấy gần các ổ trứng. Hiện vẫn chưa rõ mực ống cái sẽ tiếp tục sống trong bao lâu sau lần đẻ trứng đầu tiên và sẽ đẻ bao nhiêu lứa trứng trong vòng đời của mình.


3. Thức ăn của mực

Mực là động vật ăn thịt chủ yếu săn mồi cá, động vật giáp xác và các loài mực khác. Vì mực ống có kích thước rất khác nhau - một số loài có chiều dài dưới 1 inch, trong khi những loài khác vượt quá 30 feet chiều dài - sở thích săn mồi cụ thể của chúng khác nhau rõ rệt giữa các loài này sang loài khác. 

Một số con mực săn bằng cách đuổi theo con mồi, trong khi những con khác ẩn nấp và nằm chờ thức ăn để bơi qua chúng. Mực ống bắt mồi bằng xúc tu. Mỗi xúc tu được bao phủ bởi hàng nghìn đĩa mút nhỏ, giúp sinh vật bám chặt lấy con mồi trơn trượt của chúng. Khi bắt mồi, chúng sử dụng hai xúc tu chuyên dụng để nhanh chóng tiếp cận và bắt đối tượng. 

Còn khi gặp kẻ thù, chúng phun “hỏa mù” bằng dung dịch màu đen trong cơ thể chúng để trốn chạy.


Trên đây Thế giới động vật đã gửi tới Tập tính sinh sản và thức ăn của mực. Comment ngay ý kiến phía dưới nhé!

Post a Comment

أحدث أقدم