Thức ăn và tập tính xã hội, sinh sản của loài mối

 Cùng Thế giới động vật tìm hiểu Thức ăn và tập tính xã hội, sinh sản của loài mối trong bài viết dưới đây nhé!

Thức ăn và tập tính xã hội, sinh sản của loài mối


1. Thức ăn của mối

Mối sử dụng rất nhiều loại thức ăn như: thể thực vật sống, gỗ và thực vật khô, các loại nấm, nước và nước có trong thức ăn, nhưng chủ yếu là thực vật. Khi khan hiếm thức ăn, mối ăn cả da, xác động vật, len, dạ có khi ăn cả trứng mối, thậm chí cả mối non.

Mối có ăn được nhựa không?

Mối không ăn nhựa

Mối có ăn bê tông không?
Cần phải có vết nứt lớn đến mức nào trên bê tông để mối có thể xâm nhập? Trả lời: Mối không thể ăn xuyên qua bê tông.

Mối có ăn dây điện không?
Mối có thể đi sâu vào bên trong thiết bị dây điện và ăn mòn đường dây bên trong. Có rất nhiều sự cố về điện không may đã xảy ra do sự phá hoại của mối, điển hình nhất là tình trạng mất điện tại các hộ gia đình. Thậm chí, nếu không diệt mối kịp thời còn có thể gây ra tình trạng chập, cháy nổ.

Mối có ăn gỗ công nghiệp không?

Mối mọt thường ăn tấm gỗ từ trong ra ngoài, đôi khi chúng sẽ đục khoét hết lớp lõi gỗ bên trong và chỉ để lại bề mặt trang trí là nhựa melamine đã hóa trơ. 

2. Tập tính xã hội của mối

Xã hội loài mối có sự phân giữa các đẳng cấp một cách hết sức rõ ràng gồm: Mối chúa, Mối hậu,mối thợ, mối lính. Thức ăn của mối thường là chất cellulose có trong xác thực vật chết như gỗ, lá, đất hoặc phân động vật. Đa phần mối là động vật gây hại về kinh tế khi chúng phá hủy các công trình bằng gỗ như: các con đập, nhà cửa, tàu bè, …

Trên thế giới, mối có khoảng hơn 2700 loài, ở Việt Nam thường thấy các loại mối như: mối đất cánh đen, mối đất đài loan, mối nhà (copt-formosanus)…


Mối ăn gỗ khô

Hàng năm, vào đầu mùa mưa – tháng 5 hoặc tháng 6 là mùa mối sinh sản, ta thường thấy sau những cơn mưa lớn đầu mùa, mối cánh từ trong tổ bay ra hàng đàn lớn, bay trong 1 thời gian rất ngắn, chúng rụng cánh và mối đực đi tìm mối cái để giao phối, khi gặp hoàn cảnh thích hợp, mối cố gắng làm tổ và sinh nở, thời gian sau khi làm tổ 10 ngày, mối bắt đầu đẻ trứng, khoảng 1 tháng sau thì ấu trùng mối ra đời, sau hai tháng, chúng lột xác và lớn lên, trở thành mối thợ và mối lính. Mối đực là mối chúa, chuyên giao phối, mối cái là mối hậu, chuyên đẻ trứng. Chúng chính là nguồn sinh sản tạo ra đàn mối mới.

Mối chúa - Mối hậu


Mối chúa

Mối hậu có cơ quan sinh dục rất phát triển để đẻ trứng. Ở một số loài mối, mối hậu trưởng thành có bụng rất lớn, có thể sản xuất từ 20,000 – 30,000 quả trứng mỗi ngày. Cái bụng lớn làm kích thước của mối chúa tăng gấp nhiều lần so với mối thợ và mối lính (chiều dài mối chúa khoảng từ 12 – 15cm) nhằm giúp cho việc đẻ trứng, nhưng ngược lại làm giảm khả năng di chuyển tự do của mối hậu.

Sau khi giao phối, mối chúa chỉ phát triển hơn một chút so với ban đầu và tiếp tục giữ vai trò giao phối với mối hậu. (Một mối hậu có thể sống tới 45 năm). Khác với mối, kiến đực chết ngay sau khi giao phối với kiến chúa.

Mối thợ

Mối thợ thực hiện việc tìm kiếm thức ăn, xây dựng và bảo dưỡng tổ, làm đường, nuôi dưỡng các thành viên khác trong tổ,… chúng chiếm số đông trong đàn mối, khoảng 70 - 90%. Mối thợ có cơ thể nhỏ với các chi phát triển, chúng dùng bùn và thức ăn để xây tổ, có những loài mối xây tổ rất cao và chắc chắn. Việc quan sát 1 tổ mối cũng giúp ích khá nhiều trong thiết kế xây dựng cũng như tìm kiếm dấu vết quặng các loại kim loại và khoáng chất quý.

Mối lính

Mối lính có nhiệm vụ canh gác, trinh sát, bảo vệ tổ khỏi loài kiến ăn thịt và bảo vệ mối thợ khi đi kiếm ăn,… Mối lính có bộ phận đầu và hai hàm răng phát triển rắn chắc, khoẻ, đầu màu nâu hồng, có hạch độc, mỗi khi tấn công mối lính tiết ra chất sữa màu trắng có chất acid. Khi gặp biến động bất thường như tiếng động mạnh, sự thay đổi cường độ ánh sáng, mùi lạ hoặc đường mui bị phá vỡ…, Mối lính xông ra nơi có sự cố đồng thời báo động cho quần thể, một con báo động những con khác truyền tiếp tạo ra tiếng rào rào, đặc điểm này được lợi dụng phát hiện nơi tổ mối đang hoạt động.


Mối thợ

Mối và tác hại của chúng

Do cuộc sống bầy đàn với số lượng thành viên cực lớn, trên đường tìm kiếm và đến nguồn thức ăn là gỗ , mối có thể đục qua nhiều vật liệu khác nhau như mốp, cao su, vữa xây tường,…(trừ bê tông mác 8) gây hư hại nghiêm trọng đến công trình xây dựng, và kiến trúc, đặc biệt là thiết bị nội thất. Để chống lại sự xâm nhập và phá hoại của mối, không thể chỉ nhắm vào từng cá nhân đơn lẻ. Ngoài những biện pháp xử lý kiểm soát, diệt mối, người ta còn tìm nhiều biện pháp để tiêu diệt cả hệ thống tổ mối, với mục đích quan trọng nhất là phải diệt được mối Chúa.

Loài mối "gỗ khô" có thể phát hiện tổ một cách đơn giản, thông qua đặc điểm sinh sống đục gỗ thành các khe dích dắc, vừa khai thác thức ăn vừa làm nơi cư trú. Do tổ mối loài này hình thành từ bằng những hạt phân đùn ra ngoài như hạt cát nên chúng còn gọi là mối "đống cát". Diệt loại này chỉ cần dùng thuốc đặc trị mối tiêm trực tiếp vào tổ.

Các loài mối khác trong công trình trong đó có loài mối nhà (copt-formosanus), tổ phần lớn nằm dưới nền nhà hoặc trong ruột panen, tổ phụ có thể xuất hiện ở góc tường, trên trần nhà v.v… Để tìm được tổ các loài trên, người ta thường dùng các dụng cụ phức tạp như máy dò đồng vị phóng xạ, siêu âm, hoặc đo điện trở v.v... Để tiêu diệt tổ mối dạng này, người ta thường dùng phương pháp hóa sinh, phun thuốc vào mối thợ nhằm lây nhiễm độc hoặc các vi sinh có hại cho mối để tiêu diệt tổ mối và muối Chúa.

3. Tập tính sinh sản của loài mối

1. Quá trình sinh sản của mối
Quá trình sinh sản của mối là một hành trình phức tạp và kỳ diệu, bắt đầu từ khi mối cánh bước vào giai đoạn trưởng thành. Được trang bị đôi cánh, những con mối cánh rời tổ để tìm bạn tình và thực hiện nhiệm vụ tạo lập tổ mới.

Tập tính sinh sản của mối


Quá trình sinh sản của mối

1.1 Mối cánh
Trong giai đoạn trưởng thành, mối cánh trở nên nổi bật với đôi cánh mỏng, có khả năng bay xa khỏi tổ. Mỗi con mối cánh rời tổ để tìm kiếm một bạn tình, một phần quan trọng trong quá trình sinh sản của mối. Lúc này, tổ chức xã hội mối sẽ thấy rõ sự phân chia giai cấp và nhiệm vụ cụ thể.

1.2 Giao phối
Mối giao phối như thế nào? Quá trình này thường diễn ra trong không trung hoặc trên mặt đất. Sau khi bay ra khỏi tổ, mối cánh tìm thấy bạn tình và tiến hành giao phối. Điều này đánh dấu bước đầu trong việc kiểm soát quần thể mối và duy trì nòi giống của chúng.

1.3 Tạo tổ mới
Sau khi giao phối, những con mối cánh sẽ rụng cánh và tìm kiếm nơi thích hợp để tạo tổ mới. Đây là giai đoạn quyết định, vì một tổ mới sẽ được hình thành nếu tìm được môi trường lý tưởng.

1.4 Mối vua và mối chúa
Hai cá thể đầu tiên tìm thấy nhau và lập tổ mới sẽ trở thành mối vua và mối chúa. Mối vua sẽ thực hiện chức năng giao phối với mối chúa để duy trì nòi giống, trong khi mối chúa trở thành "cỗ máy đẻ" cho toàn tổ, đảm nhiệm vai trò sinh sản. Vai trò của mối chúa trong tổ mối là cực kỳ quan trọng, vì nó quyết định đến sự phát triển và mở rộng của tổ.

Trong trường hợp nhà bạn bị mối tấn công và phá hoại và cần tìm phương pháp để xử lý thì có thể tham khảo qua dịch vụ diệt mối tại nhà tận gốc đến từ Trần Long chúng tôi để tiêu diệt mối tận gốc cũng như nhận báo giá dịch vụ diệt mối mới nhất. Công ty của Trần Long sẽ điều đội chuyên viên kỹ thuật đến tận nơi mà khách hàng yêu cầu để khảo sát, sau đó đề xuất và đưa ra phương án xử lý cho phù hợp nhất khi sử dụng dịch vụ diệt côn trùng.

2. Vai trò của mối vua và mối chúa
Trong tổ chức xã hội mối, mối vua và mối chúa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc duy trì và phát triển quần thể. Sứ mệnh chính của chúng là đảm bảo sự liên tục và mở rộng của tổ mối.

2.1 Mối chúa
Mối chúa, được coi là "cỗ máy đẻ" của tổ mối, là trụ cột chính trong vòng đời và sinh sản của mối. Mối chúa có kích thước lớn hơn so với các cá thể khác trong tổ và có thể đẻ hàng nghìn trứng trong suốt cuộc đời. 

Tập tính sinh sản của mối


Mối chúa

2.2 Mối vua
Mối vua, với chức năng chủ yếu là giao phối với mối chúa, đóng vai trò giúp duy trì sự cân bằng sinh sản trong tổ. Vai trò của mối vua là đảm bảo mối chúa có đủ tinh trùng để sản xuất trứng liên tục. Sự hiện diện của mối vua cũng giúp tổ mối duy trì hành vi động vật phức tạp và hiệu quả.

Tập tính sinh sản của mối


Mối vua

2.3 Chăm sóc ấu trùng
Sau khi trứng nở, ấu trùng sẽ được cả tổ chăm sóc và nuôi dưỡng bằng thức ăn đã được tiêu hóa. Sự chăm sóc này là một phần không thể thiếu trong tập tính sinh sản của mối. Ấu trùng cần được nuôi dưỡng tốt để phát triển thành các cá thể mối trưởng thành khỏe mạnh. Điều này bao gồm việc cung cấp thức ăn đã được mối thợ tiêu hóa và tái cấu trúc thành chất dinh dưỡng dễ hấp thụ cho ấu trùng.

Xem thêm: Phân Biệt Các Loại Mối Phổ Biến Nhất Hiện Nay

3. Các giai đoạn phát triển của mối
Vòng đời mối là một hành trình phức tạp mà mỗi giai đoạn đều đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển quần thể. Từ trứng đến mối trưởng thành, mỗi bước phát triển đều được quy định bởi tổ chức xã hội mối để đảm bảo hiệu quả tối đa trong hoạt động của tổ. Các giai đoạn phát triển của mối bao gồm: trứng, ấu trùng, mối non và mối trưởng thành.

Tập tính sinh sản của mối


Các giai đoạn phát triển của mối

3.1 Trứng
Giai đoạn đầu tiên bắt đầu từ trứng, được đẻ bởi mối chúa trong tổ. Trứng của mối rất nhỏ, mịn và có màu trắng sữa. Một mối chúa khỏe mạnh có thể đẻ hàng nghìn trứng mỗi ngày, tùy thuộc vào tần suất sinh sản của mối. Sự giàu có về trứng là điều kiện tiên quyết để duy trì và mở rộng quần thể mối.

3.2 Ấu trùng
Sau một thời gian ủ kén, trứng nở thành ấu trùng mối, có màu trắng và chưa phân hóa rõ ràng. Ấu trùng là giai đoạn sơ khai của mối sinh sản như thế nào. Lúc này, chúng rất yếu đuối và yêu cầu sự chăm sóc tận tình từ các mối thợ. Chăm sóc ấu trùng là nhiệm vụ của cả tổ, bởi ấu trùng cần nhiều dưỡng chất để phát triển. Thức ăn được cung cấp cho ấu trùng là sản phẩm đã được tiêu hóa bởi mối thợ, đảm bảo chúng nhận đủ lượng dinh dưỡng cần thiết.

3.3 Mối non
Khi đã đủ lớn, ấu trùng lột xác nhiều lần để trở thành mối non. Quá trình lột xác này giúp ấu trùng phát triển kích thước và bắt đầu phân hóa thành các dạng mối cụ thể hơn. Mối non giống như phiên bản “thiếu niên” của mối, chuẩn bị bước vào giai đoạn trưởng thành.

3.4 Mối trưởng thành
Cuối cùng, mối non tiếp tục phát triển để trở thành mối trưởng thành. Ở giai đoạn này, mối sẽ dần dần phân hóa thành các thành phần riêng biệt trong tổ: mối thợ, mối lính và mối cánh.

Mối thợ: Chiếm đa số trong tổ, đảm nhận các công việc như tìm kiếm thức ăn, chăm sóc ấu trùng, duy trì tổ.
Mối lính: Được hình thành với cấu trúc cơ thể cứng cáp hơn, mối lính có nhiệm vụ bảo vệ tổ khỏi các nguy cơ tấn công từ bên ngoài.
Mối cánh: Những cá thể mối có cánh và sẵn sàng rời tổ để bắt đầu quá trình sinh sản của mối mới, lập tổ mới và tiếp tục duy trì nòi giống.


Trên đây Thế giới động vật đã giới thiệu Thức ăn và tập tính xã hội, sinh sản của loài mối. Comment ngay ý kiến nhé!

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn