Cùng Thế giới động vật tìm hiểu Tổ mối là gì? Tác hại và cách diệt tổ mối trong nhà trong bài viết dưới đây nhé!
1. Tổ mối là gì?
Tổ mối bao gồm rất nhiều cá thể mối bao gồm: mối vua, mối chúa, mối lính, mối thợ, mối non, ấu trùng. Tổ mối gỗ ẩm hiện nay phân bố tại Việt Nam chiếm tới 97% và thường gây hại bên trong công trình xây dựng. Mối gỗ ẩm được làm tổ bên trong lòng đất và cách mặt đất khoảng 1,2 - 1,5m.
Phần lớn các loài mối sống ở dưới đất nhưng cũng có những loài sống trong gỗ. Tổ mối là đại bản doanh sinh hoạt tập trung của đàn mối, tùy theo loài mối và điều kiện ngoại cảnh có sự thay đổi. Có 3 loại tổ mối:
- Mối sống trong gỗ:
Thường làm tổ trong gỗ khô như giống Cryptotermes hoàn toàn không có liên hệ với đất và nước. Tổ này thường không lớn, các cấu tạo đơn giản có những lỗ nhỏ thông từ hang này sang hang khác và thông ra bên ngoài.
- Mối sống trong đất:
Tổ này của các loài mối dựa vào đất làm tổ thường ở gần các rễ cây, gỗ chôn trong đất, tổ này có thể chìm trong đất, hoặc nửa nổi, nửa chìm trong đất hoặc nổi trên mặt đất như giống Odontotermes, Macrotermes...ta thường thấy ở trong vườn, rừng hoặc đê đập...
- Mối sống trong gỗ và đất:
Thường ở trong gỗ khô chôn trong đất, có đường giao thông nối liền với đất và nước như tổ của giống mối nhà Coptotermes.
Tổ mối có nhiệt độ và độ ẩm rất ổn định mặc dù nhiệt độ và độ ẩm bên ngoài thay đổi, nghĩa là cân bằng sinh thái rất tốt, đảm bảo đàn mối đặc biệt là mối chúa sống lâu đến vài chục năm để đẻ ra hàng triệu trứng.
Kết quả thí nghiệm nhiệt độ môi trường từ 28°C đến 35°C (dao động 7°) nhiệt độ trong tổ mối chỉ biến động từ 24,8 đến 25,4°C (dao động 0,6°) .
Độ ẩm môi trường từ 84 đến 95% (dao động 11%) trong khi độ ẩm của tổ mối chỉ biến động từ 85,5 đến 86,5% (dao động 1%).
2. Tác hại của tổ mối trong nhà
Mối là loài côn trùng xã hội, chúng sống thành từng tập đoàn với số lượng hàng triệu cá thể. Mối có khả năng đục xuyên vữa tường (nhờ chất axít có trong miệng với gốc bazơ có trong vữa tường) nên mối có thể di chuyển lên những độ cao lớn của các tòa chung cư, cùng với khả năng hoạt động ngày đêm không nghừng nghỉ và khả năng sinh sản vô hạn, nên chúng có thể phá hoại gây ra những thiệt hại lớn hàng năm như: chập cháy điện, sụt nền móng, nứt nở tường, phá hủy nhiều đồ vật trang trí bằng gỗ có giá trị, tài liệu quan trọng, quần áo,...
3. Cách tìm và diệt tổ mối trong nhà
Có nhiều tên gọi khác nhau: Diệt mối theo phương pháp lây truyền (1971), diệt mối theo phương pháp hóa sinh hay diệt mối tận gốc (1994), phương pháp diệt và phòng mối không phải tìm tổ trong công trình nhà cửa đã xây dựng (1996), của Nguyễn Chí Thanh. Trừ mối gỗ ẩm bằng phương pháp diệt lây truyền - Quy phạm Nhà nước QPVN16 - 79 (1982). Phương pháp diệt mối bằng cách lây nhiễm chất độc hóa học của Lý Thủy Mỹ (1958), Nguyễn Đức Khảm (1976), Phương pháp diệt mối lan truyền (Nguyễn Ngọc Kiểng (1987). Tuy tên gọi khác nhau nhưng đều có nội dung là "diệt mối theo phương pháp lây truyền".
Cũng cần nói rõ rằng "diệt mối theo phương pháp lây truyền" không phải áp dụng để diệt tất cả các loài mối phân bố ở Việt Nam, mà đối với mỗi nhóm mối (giống mối) có đặc tính sinh vật học giống nhau thì áp dụng một phương pháp thích hợp để diệt chúng.
Ví dụ: Đối với giống mối nhà (Coptotermes) thì áp dụng "diệt mối theo phương pháp lây truyền" vì căn cứ vào những kết quả sau đây: Tần số xuất hiện của giống mối nhà trong các công trình xây dựng là 97% (Nguyễn Chí Thanh 1996), còn các giống khác chỉ chiếm 4 - 5%.
Những bước tiến hành "diệt mối theo phương pháp lây truyền".
- Điều tra khảo sát và phân loại mối
- Đặt hộp nhử mối
- Phun thuốc
- Nghiệm thu và kiểm tra đánh giá kết quả
Diệt mối giá rẻ tại tỉnh Hải Dương luôn đi đầu trong lĩnh vực diệt mối với quy trình diệt mối được đánh giá tốt nhất với các bước thực hiện cụ thể như sau:
Bước 1: Điều tra khảo sát và phân loại mối
Điều tra khảo sát để phát hiện những nơi đang có mối hoạt động và phân loại mối thuộc nhóm mối nào để có phương pháp phòng trừ thích hợp, nếu không phân loại được thì gửi về cơ quan có chuyên môn sâu về lĩnh vực này giúp đỡ để phân loại mối chính xác, đưa ra phương án xử lý phù hợp và kết quả diệt mối đạt chất lượng cao nhất.
Mối gây hại ổ điện
Mối gây hại ổ điện
Bước 2: Đặt hộp nhử mối
Mồi nhử gỗ là các loại gỗ như thông trắng (Liên Xô) là hiệu quả cao nhất. Loại gỗ này thường là các vỏ thùng hàng, kệ hàng, kích thước của gỗ làm mồi nhử thường dày 1cm còn chiều dài chiều rộng thì tùy vào nguyên liệu có sẵn sao cho phù hợp với kích thước hộp nhử bằng giấy các tông 2 lớp 15cmx15cmx30cm.
Để cho mối vào mồi nhử được nhiều hơn người ta ngâm gỗ mồi nhử vào trong dung dịch nước trong thời gian 30 phút sau đó xếp gỗ vào hộp nhử và đậy nắp hộp lại.
Đặt hộp nhử vào các vị trí có mối
+ Đặt hộp nhử mối ở nền nhà:
Đem đặt hộp nhử mối vào những nơi phát hiện có đường mui của mối, nơi có mối sống đang đi lại, đáy hộp tiếp xúc tốt với mặt đất.
+ Buộc hộp nhử trên tường nhà:
Quá trình điều tra phát hiện thấy đường mối từ trong đi ra ở đó có mối sống đang hoạt động, thì dùng đinh đóng vào tường để buộc chặt hộp nhử mối vào tường.
+ Buộc hộp nhử mối trên mái hay trần nhà bằng gỗ:
Đặt hộp nhử mối vào vị trí ổ điện đang có mối hoạt động
Đặt hộp nhử mối vào vị trí ổ điện đang có mối hoạt động
Khi phát hiện thấy mối đang hoạt động và phá hại những cầu phong, li tô hay gỗ ốp trần trên mái thì đem hộp nhử đặt hoặc buộc chặt ngay vào nơi có mối đang đi lại. Tùy theo mật độ mối nhiều hay ít mà buộc hộp nhử nhiều hay ít, có thể đặt 1, 2 hoặc 3 hộp nhử mối ở nơi phát hiện ra mối đang hoạt động. Cũng tùy theo mối ở trong công trình xây dựng nhiều hay ít mà định ra số lượng hộp nhử, có thể biến động từ 10 - 15 hộp trên 100m².
Chú ý: Mỗi một nơi có mối sống đang hoạt động thì nên đặt 1 - 3 hộp nhử tuy có tốn hộp nhử nhưng bảo đảm sự thành công theo ý muốn.
Trong trường hợp điều tra phát hiện thấy có mối sống phá hoại trong tủ đựng tài liệu hoặc quần áo, thì tùy theo tình hình cụ thể mà quyết định phun thuốc diệt chúng nếu mật độ mối nhiều, còn nếu mối ít thì có thể đặt hộp nhử bổ sung vào nơi có mối rồi sau một thời gian phun thuốc để diệt chúng cùng với các hộp khác.
⇒ Cách phát hiện mối vào hộp nhử
Khi dọi đèn pin vào phía ngoài hộp nhử mà thấy đất bịt kín các khe hở của hộp nhử, thì sau đó 8 - 10 ngày thì có thể phun thuốc được.
Sau khi đặt hộp nhử vào nơi có mối đang hoạt động thì khoảng 15 - 20 ngày nếu là mùa hè, 20 - 25 ngày nếu là mùa đông thì có thể phun thuốc để diệt chúng.
Bước 3: Phun thuốc diệt mối
Nếu như nhử mối với mục đích là nhử được nhiều mối có trong hộp nhử, càng nhiều càng tốt, cần có > (15 - 20%) cá thể mối trong tổ vào hộp nhử thì mục đích phun thuốc để diệt mối làm cho 15 - 20% số cá thể có trong một tổ mối phải dính thuốc ngay lần đầu tiên phun thuốc ấy và những cá thể dính thuốc đầu tiên với số lượng lớn như vậy sẽ mất khả năng nhận biết đồng loại, chúng sẽ ào ạt chạy về tổ, do va chạm và cấu xé nhau chúng sẽ lây nhiễm thuốc cho nhau và chết thối rữa, lên men làm mất cân bằng sinh thái trong một tổ mối (nhiệt độ, độ ẩm tăng) mà trước đó khi chưa phun thuốc vốn là cân bằng sinh thái.
Muốn cho nhiều cá thể mối trong trong một tổ mối bị nhiễm thuốc trong một thời gian ngắn, cần hoàn thành công việc phun thuốc diệt mối trong 1 buổi, không nên kéo dài thời gian phun thuốc trong 2 ngày trở lên ở một công trình xây dựng.
Chú ý: Cách phun thuốc diệt mối
Đối với hộp nhử mối đặt dưới đất, nền nhà thì việc đầu tiên là nhấc hộp nhử lên rồi phun vào đáy hộp và nền đất, nơi tiếp xúc giữa đất và đáy hộp để làm cho những con mối có ở đó bị dính thuốc trước khi chạy về tổ, sau khi đặt nhẹ hộp nhử vào chỗ cũ, mở hộp nhử ra dùng tuốc-nơ-vít tách từng thanh gỗ ra để phun thuốc vào mối, phun xong xếp mồi nhử cho gọn gàng vào trong hộp nhử, tránh không để mối chết do xây xát.
Đối với hộp nhử treo trên tường và trên cầu phong, li tô, thì gỡ hộp xuống rồi phun thuốc vào những con mối còn bám trên tường và cầu phong, li tô, sau đó đặt hộp nhử mối lên tờ báo và mở hộp mối ra để phun thuốc diệt mối như ở trên, gạt nhẹ những con mối còn dính ở tờ báo vào hộp nhử trước khi đặt, buộc hộp nhử mối vào chỗ cũ. Khi phun thuốc phải điều chỉnh vòi phun thuốc để cho thuốc diệt mối dính đều trên cơ thể mối và nhiều cá thể dính thuốc.
Bước 4: Nghiệm thu và kiểm tra, đánh giá kết quả
Sau 6 - 7 ngày thì thu dọn hộp nhử đem chôn hoặc đốt (chú ý tránh hỏa hoạn) đồng thời kiểm tra những đường mối đi lại trước kia, nếu không thấy mối sống thì việc diệt mối có kết quả, nếu sau thời gian trên mà còn thấy mối đi lại ở đường mui cũ thì việc diệt mối chưa có kết quả do những nguyên nhân sau đây.
+ Mồi nhử mối không thích hợp (không ngon) nên mối không đến ăn hoặc đến ăn quá ít, mục đích diệt mối ra để nhử không đạt.
+ Định loại mối không chính xác.
+ Khi phát hiện mối đất, lại nhầm tưởng là mối nhà "diệt mối theo phương pháp lây truyền" sẽ mang lại hiệu quả ít.
+ Phun thuốc không đều, mối nhiễm thuốc ít, không đủ số lượng mối nhiễm thuốc để làm mất cân bằng sinh thái trong tổ mối.
+ Đặt hộp nhử không đúng nơi mối đang đi lại.
Kết quả nghiên cứu cho thấy "diệt mối theo phương pháp lây truyền" đã được ứng dụng trong sản xuất nhiều năm nay để diệt mối nhà (Coptotermes) có trong hàng ngàn công trình xây dựng nhà tạm, nhà cấp bốn, nhà tầng, cơ quan, công ty, chung cư cao tầng và các viện bảo tàng...
Diệt mối theo phương pháp bằng bả an toàn
Có rất nhiều loại bả, có tác dụng khác nhau đối với các loài mối khác nhau. Sản phẩm bả phải nghi rõ tên hoạt chất diệt mối và được cấp giấy phép sử dụng của cơ quan quản lý nhà nước.
Tùy theo từng loại bả, đặc điểm đối tượng xử lý và môi trường mối hoạt động, phương thức sử dụng bả khác nhau, nhưng nhìn chung có các bước cơ bản sau đây:
Bước 1: Đặt bả nhử mối
Sau khi đã khảo sát cho biết thành phần loài mối, độ tuổi của mối, đặc điểm tác hại, số lượng các điểm cần đặt bả, cách thức đặt bả và lượng bả cần thiết cho mỗi điểm đặt. Các điểm đặt bả phải được bảo đảm ổn định không bị di chuyển hoặc bị nhiễu động trong xuốt quá trình diệt mối để đạt hiệu quả cao nhất.
Trạm đựng bả diệt mối tiện lợi
Trạm đựng bả diệt mối tiện lợi
Bước 2: Theo dõi tình hình sau đặt bả
Theo chu kỳ nhất định khoảng 10 ngày đến 15 ngày hoặc lâu hơn, kỹ thuật viên sẽ kiểm tra lại các vị trí đặt bả để biết mối đã ăn vào bả chưa, tốc dộ tiêu thụ bả, thời gian đàn mối bị tiêu diệt.
Bước 3: Kết thúc thu dọn bả và đánh giá kết quả
Khi kiểm tra thấy các vị trí đặt bả đều hết mối thì công tác diệt đàn mối đó kết thúc, có thể thu dọn các hộp bả. Quá trình diệt mối bằng bả đạt kết quả cao.
Quy trình diệt mối đất
Đối với các công trình xây dựng thì các loài mối đất thuộc các giống Odontotermes và Macrotermes (Termitidea) có tần số xuất hiện ít (4-5%), còn với giống mối nhà Coptotermes (Rhinotermitidae) là nhiều (95-97%). Vì vậy trước khi tiến hành diệt mối trong một công trình xây dựng cần phải điều tra khảo sát để phân loại mối giúp chúng ta diệt mối được hiệu quả hơn. Khi phát hiện và phân loại thấy mối nhà Coptotermes thì lên áp dụng phương pháp diệt lây truyền, còn khi phát hiện thấy mối đất thuộc giống Odontotermes và Macrotermes thì lên diệt theo phương pháp làm bão hòa nước và thuốc sát trùng trong tổ mối để diệt chúng.
- Bước 1
Điều tra khảo sát phát hiện các ụ mối mà ở đó thường có phòng chờ vũ hóa, đường đi của mối, lỗ thông khí lộ ra ngoài để có thể thấy được.
- Bước 2
Chuẩn bị nguyên liệu: Nước và nguồn nước đổ vào tổ mối, dụng cụ chuyển và đựng nước như xô thùng, phễu, ống cao su. Thuốc diệt mối là dạng thuốc dầu như BQG1 hay loại tương tự, thuốc diệt mối phải nhẹ hơn nước (khối lượng riêng < 1), không hòa tan trong nước, sát trùng cao.
- Bước 3
- Tìm đường dẫn nước vào tổ mối đất: Dùng mai, xẻng lật tung những ụ đất mối đùn lên, sẽ lộ ra đường đi của mối, từ đường đi này dẫn đến tổ chính, tổ phụ của mối, thông qua đường giao thông trong tổ mối.
- Đổ nước ngập toàn bộ tổ mối: Thông qua những đường mối bị lộ ra ngoài qua việc dùng xẻng, mai lật lật lên để đổ nước vào tổ mối cho đến khi bão hòa nước, cá biệt độ rộng của mối to quá có thể dùng máy bơm để cung cấp nước.
- Rót hoặc đổ thuốc diệt mối vào tổ mối : Sau khi đổ nước đầy bão hòa tổ mối thì rót thuốc diệt mối sau cùng. Do khối lượng riêng của thuốc diệt mối nhỏ hơn nước (<1) và lại không tan trong nước, nên luôn luôn nổi lên trên và tràn ngập toàn bộ tổ mối từ trên xuống dưới để diệt toàn bộ tổ mối đất.
- Bước 4
- Bịt kín các đường dẫn từ ngoài vào tổ bằng đất sét hoặc vật liệu tương tự.
- Bịt kín khoang trống trong tổ mối khi cần thiết.
- Kiểm tra sự xuất hiện của các ụ đất mới xuất hiện, nếu còn mối thì lại xử lý bổ sung như đã nói ở trên.
Trên đây Thế giới động vật đã giới thiệu Tổ mối là gì? Tác hại và cách diệt tổ mối trong nhà. Comment ngay ý kiến nhé!
Đăng nhận xét