Tôm thẻ chân trắng là loại thủy sản trọng điểm của Việt Nam xuất khẩu tới EU và Mỹ. Hãy cùng Thế giới động vật tìm hiểu Tôm thẻ chân trắng là gì? Nguồn gốc và đặc điểm sinh học của tôm thẻ chân trắng nhé!

1. Tôm thẻ chân trắng là gì?
Tôm thẻ chân trắng (tên khoa học Litopenaeus vannamei), hay tôm sú bạc, là một dạng của tôm panđan (không phải Caridea) của vùng đông Thái Bình Dương thường được đánh bắt hoặc nuôi làm thực phẩm. Tôm thẻ chân trắng là loài bản địa ở đông Thái Bình Dương từ Sonora ở México đến bắc Peru. Các nguồn cung cấp tôm thẻ chân trắng chủ yếu là Ecuador, Mexico và Brasil. Tôm thẻ chân trắng được bán trên thị trường Mỹ chủ yếu từ Mexico và Ecuador. Một số nhỏ hiện tại được nuôi ở Mỹ (Texas).
2. Nguồn gốc của tôm thẻ chân trắng
Loài tôm này có nguồn gốc từ khu vực ven biển của vùng Thái Bình Dương, trải dài từ Mexico, Ecuador đến Peru. Tôm thẻ chân trắng (TTCT) hiện nay đã trở thành một trong những loài tôm được nuôi trồng phổ biến nhất trên toàn thế giới, đặc biệt là tại các nước châu Á như Ấn độ, Indonesia, Malaysia và Việt Nam.
3. Đặc điểm sinh học của tôm thẻ chân trắng
Tôm thẻ chân trắng được bao bọc bên ngoài bởi một lớp vỏ chitin cứng. Cấu tạo bên ngoài của tôm được chia thành 2 phần chính, là phần đầu ngực và phần bụng:
Phần đầu ngực: Tôm thẻ chân trắng có 2 mắt dạng tổ ong (còn được gọi là mắt kép). Trên đầu của tôm có chủy, trên chủy có các gai nhọn. Tôm có 2 râu dài, được gọi là 2 tuyến ăng-ten của tôm. Phần đầu ngực tôm còn có các cặp chân ngực và chân hàm.
Phần bụng: Bụng tôm thẻ chân trắng gồm có 7 đốt thân. Trong đó đối với 5 đốt đầu tiên, ở mỗi đốt sẽ có 1 cặp chân bụng. Đốt thứ 6 không có chân và đốt thứ 7 chính là đốt đuôi kết hợp với cặp chân đuôi (hay đuôi quạt).
Về cấu tạo bên trong của tôm thẻ chân trắng, cụ thể là cơ quan tiêu hóa bao gồm các bộ phận là:
Dạ dày: Nghiền nát thức ăn.
Gan tụy: Hấp thu và dự trữ chất dinh dưỡng.
Đường ruột: Tiêu hóa thức ăn.
Hậu môn: Thải phân ra ngoài.
Tôm thẻ chân trắng được chia ra thành tôm cái và tôm đực.
Tôm thẻ cái: Ở cặp chân ngực thứ 4 – 5 của tôm có 1 cơ quan trông giống như nắp đậy, tên gọi khoa học là Thelycum. Cơ quan này có dạng mở để có thể nhận được túi tinh từ tôm đực.
Tôm thẻ đực: Ở 2 cặp chân bụng đầu tiên, khi thành thục sinh dục sẽ mang túi tinh được gọi là Petasma.
Xem thêm:
Trên đây Thế giới động vật đã giới thiệu Tôm thẻ chân trắng là gì? Nguồn gốc và đặc điểm sinh học của tôm thẻ chân trắng. Comment ngay ý kiến nhé!
Đăng nhận xét