Con tép là con gì? Con tép khác con tôm ở chỗ nào? Con tép lớn lên thành con gì? là các câu hỏi được nhiều người thắc mắc. Cùng THế giới động vật giải đáp nhé!
1. Con tép là con gì?
Tép là Tập hợp của nhiều Cá nhỏ hỗn tạp (theo cách gọi của các địa phương: Hà Nội, Hà Tây, Bắc Ninh, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hưng Yên...), gồm: cá đòng đong, cân cấn, cá bống nhỏ, thậm chí là chép, trắm, cá rô còn nhỏ lẫn lộn....... - nghĩa là mớ cá tạp chủng toàn những con cá bé nhỏ.
Tép riu, hay tép đồng, tép gạo, tép ngô (địa phương: Hải Dương, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa và một vài nơi ở miền Trung...), tép riu (hay còn gọi tép muỗi, tép mòng, tép rong) danh pháp Caridina flavilineata ở miền Nam thuộc chi tôm nhỏ khoảng 30–50 mm, thuộc phân bộ Pleocyemata, bộ Giáp xác mười chân, có màu xanh nhạt hoặc trắng, trong suốt; sống ở môi trường nước ngọt như ao, mương, ruộng lúa... Các tên gọi trên đây đa dạng tùy thuộc vào từng địa phương cũng như đặc điểm của tép. Tép riu có phân bố rộng, sống được 200-210 ngày, tép cái sinh sản 3 lần trong đời. Đây là thực phẩm bình dân, được dùng khi còn tươi như rang xóc muối với mỡ nước, có thể thêm khế, lá chanh..; cũng được phơi khô hoặc dùng làm mắm tép.
Tép moi hay tép biển, ruốc thuộc phân bộ Dendrobranchiata, bộ Giáp xác mười chân, có kích cỡ nhỏ chỉ khoảng 10–40 mm, sống ở môi trường nước lợ và ven biển; thường được chế biến tươi hoặc làm mắm ruốc và mắm tôm.
Tép bầu, tép bạc, tép bạc đất, tép đất,... (cũng được gọi là tôm thay vì tép) là tên gọi một vài loài tôm có kích cỡ lớn hơn hai loại trên, thuộc phân bộ Dendrobranchiata; thường được dùng làm nhân bánh xèo, nấu canh chua, rim với nước cốt dừa, làm chà bông...
2. Con tép khác con tôm ở chỗ nào?
Theo chuyện gia Nguyễn Thị Hà, tôm và tép có sự khác nhau về kích thước khi trưởng thành, màu sắc và cách sinh sản, cụ thể trong bảng sau:
| TÔM | TÉP |
Đặc điểm | Là động vật giáp xác (Crustacea) thuộc bộ 10 chân (Decapoda) sống ngoài tự nhiên trong môi trường nước mặn, nước ngọt, nước lợ. Một số loài đưa về sinh sản nhân tạo và nuôi trong ao đạt năng suất cao, thời gian nuôi 3-12 tháng tùy loài. | Cũng là động vật giáp xác cùng bộ với tôm nhưng khác họ, khác loài. Sinh sản tự nhiên trong ao nước ngọt, được thu hoạch liên tục hàng ngày. |
| | |
Tên thường gọi | Tôm hùm, tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm he, tôm càng xanh, tôm càng đỏ, tôm tít… | Tên gọi đa dạng, tùy thuộc vào từng địa phương cũng như đặc điểm của tép mà có các tên gọi khác nhau như: - Tép đồng (do phân bố nhiều ở các đồng ruộng). - Tép mồi (do được dùng làm thực phẩm cho các loài cá săn mồi). - Tép gạo, tép ngô (ở Hải Dương, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa và vài nơi ở miền Trung...). - Tép muỗi, tép mòng, tép rong (các tỉnh miền nam). |
Kích thước khi trưởng thành | Cơ thể dài tới 100-300mm, tùy từng loài tôm và vùng sinh thái chúng sinh sống, thời gian nuôi. Thường tôm đực có kích thước lớn hơn tôm cái. | Phần thân dài tối đa 10-20mm gần như đồng đều nhau. Đến thời điểm nhất định, chúng tự chết rạc trong ao, không thể tăng kích thước dù có nuôi trong thời gian dài. |
Sinh sản | Sinh sản ngoài tự nhiên, một số loài đã được thuần dưỡng đưa vào sinh sản nhân tạo như tôm sú, tôm thẻ chân trắng… | Sinh sản tự nhiên, một vòng đời sinh sản 3 lần, con cái mang trứng ở phần bụng |
3. Con tép lớn lên thành con gì?
Con tép thì không thể phát triển thành con tôm được... những ai ở vùng nông thôn sẽ biết về quá trình phát triển của con tép... Cho dù lớn hay nhỏ thì con cá cũng là cá, không thể là tép được. Vậy nên tôi kết luận chúng ta có thể gọi cá nhỏ là cá tép và con tép là con mà ai cũng biết là con gì.
Trên đây
Thế giới động vật đã giải đáp Con tép là con gì? Con tép khác con tôm ở chỗ nào? Con tép lớn lên thành con gì? Comment ngay ý kiến nhé!
Đăng nhận xét