Cua tuyết sống ở đâu? Có tác dụng gì? Giá bao tiền?

 Cùng Thế giới động vật tìm hiểu Cua tuyết sống ở đâu? Có tác dụng gì? Giá bao tiền? trong bài viết dưới đây nhé!

cua tuyết


1. Cua tuyết sống ở đâu?

Cua tuyết là loài cua có tên khoa học là Chionoecetes Opilio thuộc họ Oregoniidae. Loài cua này phân bố chủ yếu ở tây bắc Đại Tây Dương (như Greenland, Newfoundland, trong Vịnh St.Lawrence) và bắc Thái Bình Dương (ví dụ như Alaska, Nhật Bản, Hàn Quốc). Người ta thường tìm thấy cua tuyết ở độ sâu từ 13 – 2187m, đây là nơi có nhiệt độ thấp (1 đến 10 độ C), đáp ứng điều kiện lý tưởng cho sự phát triển của loài cua này.



Do môi trường sống lạnh giá nên phần vỏ của cua tuyết rất cứng, chân dài chiếm nhiều thịt và gần như chiếm phần lớn khối lượng cơ thể. Thức ăn chủ yếu của cua tuyết Nhật Bản là các động vật không xương sống khác chẳng hạn như động vật giáp xác, hai mảnh vỏ, sao giòn. Cua tuyết trong tiếng Nhật là  “ズワイガニ – Zuwaigani”  có nghĩa là cành cây non và mảnh mai, gần giống với hình dáng bề ngoài của con cua, trong tiếng Nhật được xem là “Vua của các món ngon mùa đông”. Người ta hay thường gọi cua tuyết (Zuwaigani) là vua hải sản mùa đông Nhật Bản bởi vì mùa đông hàng năm từ khoảng tháng 11 đến tháng 03 năm sau là  đánh dấu sự bắt đầu của mùa cua. 

2 Phân loại cua tuyết 
Hai khu vực biển Nhật Bản nổi danh là “xứ sở của cua tuyết” gồm: vùng Sanin nằm ở bờ biển phía Tây Nam của đảo Honshu, giáp biển Nhật Bản, bao gồm các tỉnh Tottori, Shimane và một phần phía Bắc của tỉnh Yamaguchi; vùng Hokuriku nằm phía giữa đảo Honshu, gồm 3 tỉnh giáp biển là Toyama, Ishikawa và Fukui, đôi khi gồm cả Niigata. Ngoài ra, cua tuyết cũng được đánh bắt ở vùng Tohoku và đảo Hokkaido. Tùy thuộc vào nguồn gốc của cua Tuyết, chúng có thể có những tên gọi khác nhau. Cua Matsuba (松葉ガニ) là cua tuyết từ tỉnh Shimane và Tottori, trong khi cua Echizen (越前ガニ) là từ tỉnh Fukui. Hokkaido là nơi tập trung những loại cua ngon và hảo hạng nhất. Bên cạnh đó, tỉnh Niigata cũng cực kỳ nổi tiếng với món đặc sản zuwai-gani.



Cứ vào mùa đông, các thị trấn suối nước nóng nằm dọc biển Nhật Bản như Yumura (Hyogo), Misasa (Tottori), Awara (Fukui) và Wakura (Ishikawa) sẽ đưa cua tuyết trở thành tâm điểm trong các bữa ăn phục vụ ở lữ quán. Tại những nơi này, du khách vừa được thưởng thức bữa tiệc cua tuyết Nhật Bản hấp dẫn, vừa được thư giãn khi ngâm mình trong suối khoáng ấm áp, rất hữu ích cho việc phục hồi sức khỏe. Trong số đó, Kinosaki Onsen ở tỉnh Hyogo, nơi có biệt danh là “vương quốc cua”, là một trong những điểm đến thu hút với những bữa tiệc cua tuyết xa hoa bậc nhất. Vì mùa đông không phải là mùa du lịch chính, do vậy, với các thị trấn suối nước nóng, cua tuyết thật sự trở thành “cứu cánh” cho họ vào mùa lạnh nhất trong năm.

3 Lịch sử cua tuyết Nhật Bản
Có một sự thật thú vị là cua tuyết chỉ mới được phổ biến tại Nhật Bản trong thời gian gần đây. Cua tuyết lại rất dễ hỏng nên không thể phân phối rộng rãi, từng có thời gian cua tuyết nằm ngổn ngang trên các bãi biển. Vào những ngày đó, cua tuyết thường được luộc và bán bởi những gánh hàng rong cho các làng lân cận, hoặc được đóng hộp để trẻ em ăn như một bữa ăn nhẹ, thậm chí khi không tiêu thụ hết, chúng còn được dùng làm phân bón. 



Lịch sử của cua tuyết Nhật Bản đã thay đổi hoàn toàn nhờ vào ông Imazu Yoshio, người sáng lập nên chuỗi nhà hàng chuyên về cua Kani Doraku (かに道楽). Imazu Yoshio xuất thân làm nghề bán hàng rong tại quê nhà, ông tìm hiểu được cua tuyết là một loại thực phẩm giá trị cao và ấp ủ ý tưởng giới thiệu nó đến với người dân ở khu vực thành thị. Năm 1960, ông Imazu đã mở một quán ăn chuyên về hải sản ở Osaka, bên cạnh các món cá thì có thêm món cua, nhưng vì cua tuyết chỉ có vào mùa đông nên không thể phục vụ quanh năm. Ông Imazu bắt đầu nghĩ cách để đưa cua tuyết vào thực đơn của nhà hàng suốt cả năm. Sau một thời gian dài tìm tòi, nghiên cứu, cuối cùng ông biết đến kỹ thuật bảo quản rồi bán món cua tuyết tại nhà hàng của mình trong mùa hè, khiến món ăn này dần được phục vụ quanh năm. Tiếp đó, ông Imazu nghiên cứu và phát triển thực đơn các món cua tuyết trở thành món chính của nhà hàng, nổi bật là món lẩu cua mà sau này được gọi là Kani-suki. Năm 1962, ông Imazu đã thành lập nhà hàng chuyên về cua Kani Doraku tại quận Minami sầm uất ở thành phố Osaka, gây chú ý với hình một con cua tuyết khổng lồ ở mặt tiền, rồi dần biến nó thành chuỗi nhà hàng trải dài trên khắp Nhật Bản. 



Vào thời điểm mà Kani Doraku được thành lập, hầu như cua tuyết chỉ được ăn ở dạng đóng hộp và rất ít người dân Osaka từng nhìn thấy hoặc ăn cua tuyết tươi. Do đó, chính ông Imazu cùng cửa hàng Kani Doraku đã mở ra một trang mới cho cua tuyết, phổ biến rộng rãi loại hải sản này ở các khu vực thành thị. Hiện nay, cua tuyết đã trở thành nguyên liệu ẩm thực hảo hạng nổi tiếng khắp thế giới và đáng tự hào của nền ẩm thực Nhật Bản. Tuy nhiên, sản lượng khai thác cua tuyết đang liên tục giảm, so với thập niên 60 đã giảm gần 80%. Hiện tại, Nhật Bản cũng đang phải đối mặt với nhiệm vụ cấp bách là bảo vệ và quản lý sản lượng cua tuyết bởi chúng cần đến 10 năm để trưởng thành, tháng 10 này, Nhật Bản vừa cấp phép tăng sản lượng đánh bắt cua tuyết, đây là một dấu hiệu tốt cho nền ẩm thực Nhật. 

2. Tác dụng của cua tuyết

Cua tuyết Nhật Bản là một trong những loại hải sản được săn đón bởi độ ngọt thịt, thơm ngon chất lượng cùng hàm lượng giá trị dinh dưỡng cao. Theo nhiều nghiên cứu khoa học, thịt cua tuyết cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Cơ thể con người được tìm thấy hai loại khoáng chất phổ biến nhất đó là canxi và phốt pho, là một yếu tố quan trọng hỗ trợ cho sự phát triển của xương. May mắn thay, trong thịt của cua tuyết Nhật Bản có chứa hàm lượng phốt pho cao phù hợp với những người muốn cải thiện hệ xương khớp, giảm viêm cơ. Ngoài ra, các chất như vitamin B2, selen, axit béo omega-3 được tìm thấy trong cua cũng có tác dụng hỗ trợ tim mạch, tốt cho hệ thần kinh, tăng cường hệ miễn dịch, kích thích tuần hoàn và giải độc cơ thể.

3. Cua tuyết giá bao nhiêu?

Giá cua tuyết nguyên con tại thời điểm hiện tại có giá trung bình từ 1.550.000 đồng/1kg. Với phần chân cua tuyết đã được tách riêng thường bán với giá trung bình khoảng 550.000 - 620.000 đồng/1kg.


Trên đây Thế giới động vật đã giới thiệu Cua tuyết sống ở đâu? Có tác dụng gì? Giá bao tiền? Comment ngay ý kiến nhé!

Post a Comment

أحدث أقدم